10% nữ giúp việc gia đình bị “gạ tình”
Ngoài ra, 30% nữ giúp việc còn bị bạo hành, theo công bố về Vai trò giới trong việc thực hiện Luật lao động năm 2012.
Gần 10% nữ giúp việc bị quấy rối tình dục. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu vừa được công bố hôm nay, hơn 30% lao động giúp việc tại gia bị bạo hành, gần 10% bị quấy rối tình dục, đề nghị quan hệ hoặc ép quan hệ tình dục. Có tới 50% số lao động nghĩ đây là việc làm thời vụ và 100% số lao động đi giúp việc không coi đây là công việc.
Nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới thực hiện trong năm 2011 trên 600 lao động giúp việc tại nhà cho thấy, 99% trong số đó là phụ nữ. Khi được hỏi, đa phần người lao động đi giúp việc không coi đây là một nghề. Chính vì vậy họ chỉ sử dụng khoảng 50% thời gian để làm nghề, số còn lại có thể làm thêm các công việc thời vụ khác như làm ruộng, buôn bán vặt… Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa phần họ không có BHYT và BHXH. Kết quả trong gần 300 người giúp việc gia đình ở tại nhà chủ chỉ có 3% có BHXH và 18% có BHYT. Số này phần lớn là tự mua hoặc do Nhà nước chi trả do thuộc diện hộ nghèo.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, hơn 30% người lao động giúp việc bị bạo hành. Trong đó 27% người lao động từng bị mắng chửi, tát, 0,7% người lao động bị đánh. Nguyên nhân chủ yếu là do người giúp việc là chưa làm đúng hoặc làm theo yêu cầu của chủ, hoặc bị nghi trộm đồ, tiền bạc của gia chủ. Một bộ phận lao động nữ giúp việc gia đình thường xuyên nghe những lời tán tỉnh, thậm chí bị đề nghị quan hệ tình dục và cưỡng bức (0,3% đã từng bị ép phải quan hệ tình dục).
Theo bà Nguyễn Diệu Hồng, Vụ Bình đẳng giới, chính do Luật chưa có những quy định cụ thể thế nào là lao động giúp việc tại nhà nên các nội dung kèm theo cũng chưa được rõ ràng. Hiện nay, lao động giúp việc tại nhà có nhiều dạng, có người làm việc và ở luôn tại nhà chủ, có người thì làm việc như một viên chức theo giờ hành chính…
Video đang HOT
Trước đây, theo Luật lao động cũ chỉ điều chỉnh quan hệ với lao động làm việc từ 3 tháng trở lên, nay Luật Lao động năm 2012 có sửa và điều chỉnh quan hệ ngay từ khi tham gia lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng hào hứng với quy định mới này.
Theo bà Hồng, thì việc quy định như vậy quá cứng nhắc, luật hoá sâu sắc, về lâu dài có thể gây nên tình trạng tranh chấp lao động, khó khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
“Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lao động không thích ký hợp đồng lao động, chỉ thích thoả thuận miệng”, bà Nguyễn Diệu Hồng nhấn mạnh.
Ngoài vấn đề trên bà Hồng cũng cho rằng, cần làm rõ hơn khái niệm về người giúp việc. Thực tế hiên nay, có một bộ phận lái xe làm việc cho các công ty nhưng chuyển thành lái xe cho các gia đình. Trong khi đó, chưa được điều chỉnh quan hệ lao động vì thế các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp… vẫn chưa được quan tâm thoả đáng. Ngoài ra, một loạt các vấn đề phát sinh khác cũng được thảo luận lại như vấn đề chỗ ăn, chỗ ở, việc tố giác quấy rối tình dục lao động…
Trước những ý kiến trên bà Hồng khuyến nghị: “Trước mắt, cần tuyên truyền để người lao động thấy rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Chỉ khi chị em biết cách tự bảo vệ mình thì tình xâm hại hay bạo lực lao động mới được giảm thiểu”.
Theo xahoi
Phân biệt, kỳ thị lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh là vi phạm pháp luật
Trao đổi với PV, PGS.TS. Phùng Trung Tập, GV ĐH Luật Hà Nội cho biết: "Lao động không những là nghĩa vụ của công dân mà nó còn là quyền Hiến pháp quy định".
PGS.TS. Phùng Trung Tập, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Chia sẻ về việc một số doanh nghiệp kỳ thị lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh, PGS.TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Những người đại diện cho doanh nghiệp hoặc ông chủ của các doanh nghiệp đó là những người không hiểu biết pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, họ có hành vi không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn xâm phạm đến quyền con người nói chung.
Trong Hiến pháp của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 58 qui định: "Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân. Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo qui định của pháp luật...".
"Những tuyên bố công khai của một số doanh nghiệp là không tuyển dụng lao động là người Thanh - Nghệ - Tĩnh là vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật lao động và vi phạm các chính sách pháp luật lao động Việt Nam. Hành vi trái pháp luật, vô nhân đạo này cần phải bị đình chỉ ngay lập tức!
Theo tôi, những người không am hiểu pháp luật lao động Việt Nam thì không thể cho phép họ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có sử dụng lao động bắt buộc phải hiểu sâu sắc pháp luật lao động Việt Nam và các chính sách đối với người lao động. Điều kiện này cần phải được xem là một điều kiện bắt buộc đối với các ông chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động làm thuê", PGS.TS. Phùng Trung Tập nhấn mạnh.
Cắt nghĩa về sự kỳ thị này, PGS.TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Một điều rất dễ hiểu là người lao động từ Thanh - Nghệ - Tĩnh có thể thường thể hiện quan điểm của mình và yêu cầu những quyền lợi chính đáng của người lao động hoặc biết được những lợi ích của mình đang bị xâm phạm để yêu cầu chủ sử dụng lao động giải quyết kịp thời cho nên ông chủ không mấy cảm tình với họ...
Những doanh nghiệp này muốn người lao động phải tuân theo mình một cách ngoan ngoãn, không chống đối cho dù ông chủ có thể có những sai sót trong kinh doanh, trong trả lương, trong việc ký hợp đồng lao động, trong việc bảo hiểm cho người lao động...
Việc các doanh nghiệp tuyên bố không tuyển lao động là người Thanh - Nghệ - Tĩnh là hoàn toàn cảm tính, không có cơ sở pháp luật và khoa học. Mặt khác, các doanh nghiệp đã có thông báo này đã "vơ đũa cả nắm", không thể căn cứ vào một số hiện tượng cụ thể mà suy ra toàn diện. Tuyên bố như vậy đã xúc phạm số đông người lao động".
"Trong giai đoạn hiện nay thường thường mọi người chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà quên yếu tố con người tạo ra sản phẩm cho xã hội. Hơn nữa, các ông chủ sử dụng lao động chỉ thích được người lao động phải tuân theo vô điều kiện mệnh lệnh của mình mà ít quan tâm đến hoàn cảnh của người lao động.
Tư duy như vậy là thiếu văn hoá, thiếu tính khách quan trong việc xem xét những trường hợp phổ biến và đặc thù. Họ không hiểu rằng giữa người sử dụng lao động và người lao động đều phải cộng tác với nhau, cùng tồn tại và phát triển", PGS. TS. Phùng Trung Tập chia sẻ thêm.
Theo xahoi
Hàng trăm công nhân bỏ việc Chiêu nay 11.10, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Thuận Hưng (chế biến, xuất khẩu thủy sản) đã bỏ việc, tập trung tại trụ sở công ty ở phường Ba Láng (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) để đòi lãnh đạo công ty phải minh bạch lương, thưởng và các chế độ của người lao động. Vụ bỏ việc này bắt đâu từ...