10 nhân vật quyền lực nhất ngành công nghiệp ôtô năm 2015
Tạp chí danh tiếng Motortrend vừa công bố danh sách 10 nhân vật quyền lực nhất ngành công nghiệp ôtô thế giới năm 2015 với sự góp mặt của những cái tên quen thuộc như Martin Winterkorn, Sergio Marchionne, Mary Barra, hay Akio Toyoda.
Đây là những gương mặt được kỳ vọng sẽ góp phần làm thay đổi cục diện ngành công nghiệp ôtô thế giới trong năm 2015.
1. Martin Winterkorn – Chủ tịch ban điều hành tập đoàn Volkswagen
Vị trí năm 2014: 1
Dưới sự lãnh đạo của Winterkorn, Volkswagen đã đạt mục tiêu đạt doanh số ít nhất 10 triệu xe sớm hơn 4 năm so với kế hoạch đề ra. Ông có khả năng điều nhân sự vào đúng vị trí để tạo nên hiệu quả tốt nhất cho công ty.
2. Mary Barra – CEO General Motors (GM)
Vị trí năm 2014: 3
Rất ít lãnh đạo bắt đầu thử thách công việc trước một núi những rắc rối, nhưng đó là điều mà bà Barra đã đối mặt. Bà đảm nhiệm vai trò CEO GM thay cho Dainel Akerson vào tháng 1, bắt đầu đợt thu hồi hàng triệu xe vào tháng 2, và bị triệu tập đến Washington vào tháng 3. Tuy nhiên, vị lãnh đạo của hãng xe lớn nhất nước Mỹ đã vượt qua và duy trì tốt doanh số của GM, đồng thời tung ra thị trường nhiều sản phẩm nổi bật.
3. Sergio Marchionne – Chủ tịch kiêm CEO Fiat Chrysler
Vị trí năm 2014: 4
Video đang HOT
Không ai làm nhiều hơn Marchionne trong năm vừa qua. Ông đã hoàn thành mục tiêu doanh số Chrysler, thành công hợp nhất với Fiat và biến một công ty gia đình thành tên tuổi toàn cầu. Marchionne bắt đầu vận hành Ferrari và nợ gần 1 tỷ USD nhưng sẽ tiếp tục xây dựng tất cả các thương hiệu.
4. Akio Toyoda – Chủ tịch kiêm CEO Toyota
Vị trí năm 2014: 2
Trong khi các nhà sản xuất ôtô khác khao khát vị trí số 1 về doanh số toàn cầu, thì Toyoda vẫn duy trì được ngôi vương cho Toyota năm ngoái. Năm 2014, Toyoda đã đưa ra kế hoạch tập trung vào dòng động cơ tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp, cho phép Toyota khẳng định danh tiếng vốn có về khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
5. Ulrich Hackenberg – Thành viên ban điều hành Volkswagen
Vị trí năm 2014: 6
Hackenberg có tầm nhìn về tương lai của các dòng xe. Rất ít người có tầm ảnh hưởng tới diện mạo, khả năng vận hành của các mẫu xe như Hackenberg. Công nghệ turbo điện, lái tự động, pin nhiên liệu hydro Hackenberg đều hiểu và thúc đẩy chúng.
6. Carlos Ghosn – Chủ tịch kiêm CEO Renault/Nissan
Vị trí năm 2014: 23
Vận hành Renault/Nissan cùng thời điểm và đưa cả 2 công ty “cất cánh”, Carlos Ghosn xứng đáng với vị trí thứ 6. Trong năm 2014, Nissan có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số với nhiều sản phẩm mới. Trong khi đó, lượng xe điện bán ra của liên minh Renault/Nissan cũng đạt hơn 200.000 chiếc trong 5 năm qua, chiếm 58% thị phần của thị trường.
7. Dieter Zetsche – Chủ tịch Mercedes-Benz
Vị trí năm 2014: 26
Sự tăng trưởng của Mercedes-Benz là minh chứng rõ ràng nhất cho tài lãnh đạo của Dieter Zetsche. Thương hiệu ngôi sao ba cánh đã thêm nhiều sản phẩm chất lượng, trong đó nổi bật nhất là S-Class thế hệ mới, một cỗ máy phi thường.
8. Mark Reuss – Phó chủ tịch GM
Vị trí năm 2014: 10
Phụ trách chuỗi cung cấp, mua bán và phát triển sản phẩm toàn cầu của GM, Mark Reuss chính là người giúp CEO Barra định hình danh mục sản phẩm, giúp GM bán được nhiều xe hơn.
9. Peter Schreyer – Thiết kế trưởng của Hyundai/Kia
Vị trí năm 2014: 8
Schreyer là nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hiện tại, ông đứng đầu bộ phận thiết kế của cả Kia và Hyundai với tham vọng nâng tầm cả 2 thương hiệu này. Trước đó, ông đã thành công rực rỡ với triết lý điêu khắc lỏng 2.0 của Hyundai trên dòng Sonata hay Genesis.
10. Ferdinand Pich – Chủ tịch Volkswagen
Vị trí năm 2014: 7
Cổ đông lớn nhất của Volkswagen đã sưu tập thương hiệu theo cách mà người khác sưu tập tem. Ông đưa Ducati vào Volkswagen năm ngoái và có tin đồn cho rằng ông đang cân nhắc hợp nhất với Fiat để có thể khai thác các dòng xe của Chrysler, Jeep hay Ram. Mặc dù ông đã lùi sâu vào hậu trường tại Volkswagen nhưng tầm ảnh hưởng của ông vẫn rất lớn.
Theo autodaily
"Ferrari đáng giá 15 tỷ USD nhưng không phải để bán"
Sergio Marchionne, CEO của Fiat Chrysler Automoviles (FCA), tin rằng các chuyên gia phân tích của phố Wall đang đánh giá thấp giá trị của Ferrari.
Theo vị CEO này, hãng xe thể thao Ý đáng giá khoảng 15 tỷ USD (10,8 tỷ Euro), cao hơn nhiều so với con số 4,6 đến 7,5 tỷ USD mà các chuyên gia đưa ra.
Không chỉ nói về việc định giá của các nhà phân tích có vấn đề, Marchionne còn khẳng định Ferrari không phải để bán và sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra. Bằng chứng là trong bản trình bày kế hoạch 5 năm giai đoạn 2014-2018 có dòng kết "Ferrari is not for sale - Ferrari không phải để bán".
Ferrari là thương hiệu rất có giá trị.
Ông Marchionne cho biết Ferrari đáng giá gấp đôi ước tính của các nhà phân tích, đặc biệt nếu thương hiệu tăng công suất hàng năm lên 10.000 xe. Tuy nhiên, trong kế hoạch 5 năm mới công bố, Ferrari vẫn giữ mốc 7.000 xe/năm nhằm đảo bảo tính độc đáo.
Hà Linh (TTTĐ)
Hãng xe nhỏ Nhật Bản bên bờ vực phá sản Một trong những vấn đề hóc búa của ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản là liệu 5 hãng xe nhỏ có thể tồn tại trước 3 hãng xe khổng lồ Toyota, Nissan và Honda? Về lý thuyết, các hãng xe Mazda, Mitsubishi, Suzuki và Subaru từ lâu đã sáp nhập với các đối thủ trong và ngoài nước, nếu không sẽ khó...