10 nhân vật điện ảnh tuyệt vời nhất bị hủy hoại ‘không thương tiếc’ bởi kỹ xảo CGI (Phần 1)
Kỹ xảo CGI tuyệt vời là đòn bẩy tuyệt vời giúp một số tác phẩm đặc sắc đến với khán giả, nhưng số khác thì ngược lại.
Hiệu ứng kỹ xảo tuyệt vời chắc chắn là một điểm cộng lớn nhằm nâng tầm những bộ phim điện ảnh, đặc biệt trong các tác phẩm thể loại khoa học viễn tưởng, mô tả những nhân vật hoặc hình ảnh phi tự nhiên. Kỹ xảo CGI giúp đưa những nhân vật biểu tượng chỉ có trong thần thoại hay truyện tranh, tiểu thuyết xuất hiện như “bằng da bằng thịt” trước mặt khán giả, giúp người xem có được trải nghiệm đặc sắc.
10 nhân vật điện ảnh tuyệt vời nhất bị hủy hoại ‘không thương tiếc’ bởi kỹ xảo CGI (Phần 1)
Tuy nhiên, đôi khi chính kỹ xảo CGI tệ hại cũng là thứ phá nát hình tượng của nhân vật, khiến bộ phim trở nên “nát bét” trong mắt khán giả. Chẳng những không giống với nguyên bản được miêu tả, nhân vật còn được thể hiện “ảo quá đà” làm người xem khó chịu đến mức không thể chấp nhận. Và dưới đây là danh sách 10 nhân vật điện ảnh tuyệt vời bị phá hủy hoàn toàn trong phim bởi hiệu ứng kỹ xảo CGI tệ hại như thế:
10. Đặc vụ Smith – The Matrix Sequels
Mặc dù Neo gồm Chosen One, Morpheus và Trinity đều là những kẻ xấu đích thực nhưng không thể phủ nhận, nhân vật nổi bật nhất trong The Matrix là Đặc vụ Smith của Hugo Weaving. Cách phát âm cộc lốc, rùng rợn, sự bế tắc của chính phủ và ngoại hình ngoài hành tinh mờ nhạt đáng sợ khiến nhân vật này trở thành một trong những tay phản diện dễ nhận dạng nhất từ trước đến nay.
Wachowskis sau khi thấy rõ sức hút của nhân vật đã đưa Weaving đến với các phần tiếp theo của loạt phim, thậm chí tăng thêm nhiều đất diễn cho nhân vật này. Đáng buồn thay, khi đặc vụ Smith xuất hiện nhiều hơn cũng là lúc nhân vật bị “thất sủng” bởi kỹ xảo CGI mà đạo diễn sử dụng để nâng tầng tác phẩm của mình. Kết quả, sử dụng hiệu ứng quá đà khiến cho nhân vật trở nên có chút buồn cười, không hề nguy hiểm và bí ẩn như ban đầu nữa.
9. Jabba The Hutt – Star Wars: A New Hope [1997 Special Edition]
Nhà sản xuất George Lucas cần phải trả lời rất nhiều câu hỏi sau khi cho nhân vật Jabba The Hutt đến với Star Wars: A New Hope trong phiên bản đặc biệt năm 1997. Đây được xem là một trong những nhân vật phản diện tồi tệ và độc ác nhất vũ trụ này, nhưng bởi kỹ xảo CGI quá thảm hại, Jabba The Hutt nhìn rất giả và như chẳng có chút nguy hiểm nào.
Ban đầu, Jabba được đóng bởi một diễn viên độc lập, với ý định áp đặt một nhân vật chuyển động bên trong, nhưng những hạn chế về ngân sách và lo ngại về việc nó trông như thế nào đã khiến Lucas bỏ rơi ý định này. Jabba sau đó sẽ ra mắt trong Return Of The Jedi và trông hoàn toàn chấp nhận được ở hình dạng một con rối.
Đáng buồn thay, vào năm 1997, Lucas đã quay trở lại với quyết định đầu tiên của mình và cho phục hồi Jabba bằng một nhân vật CG được vẽ trên Declan Mulholland. Kết quả là nhân vật này trông tệ hơn đáng kể so với phiên bản hoạt hình của Clone Wars ra mắt trước đó rất nhiều.
8. Scooby-Doo – Scooby-Doo
Không còn nghi ngờ, Scooby-Doo chắc chắn là chú chó hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới khi gắn liền với tuổi thơ của biết bao đứa trẻ. Đến nỗi người ta vẫn hằng mong ước rằng sẽ được gặp lại nhân vật nổi tiếng này trong một bộ phim live-action, nhưng sự thật chứng minh phiên bản điện ảnh những năm 2000 đã phá hủy hoàn toàn hình tượng Scooby-Doo trong mắt khán giả.
Đến tận hiện tại, người ta vẫn chẳng hiểu tại sao hãng phim lúc đó lại lựa chọn một chú chó CGI giống hệt hoạt hình “sống” trong bộ phim live-action với những diễn viên thật. Chính vì thế, mọi thứ trở nên quá ảo và… mông lung như một trò đùa. Chắc hẳn một chú chó thật CGI chưa thể xuất hiện lúc bấy giờ, nhưng lặng thà khán giả xem một chú chó thật đóng phim – dù diễn xuất của diễn viên cún có đơ và ít biểu cảm hơn – còn hơn là xem một chú chó hoạt hình khá tệ xuất hiện giữa những nhân vật thật.
7. Grawp – Harry Potter & The Order Of The Phoenix
Đối với một nhượng quyền thương mại được đầu tư khủng, loạt phim Harry Potter đã để lại cho khán giả nhiều trải nghiệm thú vị đến choáng ngợp với những cảnh quay hoành tráng, kỹ xảo tuyệt vời mà nó đem lại ở thời điểm ra mắt. Tuy nhiên, vẫn còn một vài chi tiết khiến bộ phim chưa thực sự đi vào lòng khán giả, và tạo hình CGI của nhân vật Grawp ở Harry Potter & The Order Of The Phoenix là một trong những trường hợp như thế.
Grawp tội nghiệp đã xuất hiện khá nhiều trong các cuốn sách Harry Potter. Anh ta bị bỏ rơi vì quá nhỏ bé và bị bắt nạt, sau đó phải sống trong Rừng Cấm trong xiềng xích cho đến khi Hagrid “giải cứu” anh ta. Tuy nhiên, trong phiên bản điện ảnh, có vẻ việc vẽ ra một đứa trẻ “khổng lồ bé nhỏ” bị ghẻ lạnh là điều quá khó khăn. Cuối cùng, nhân vật này cũng chẳng để lại một dấu ấn, hay lãnh đạo một đội quân chống lại những kẻ khổng lồ đã bắt nạt mình ngày trước mà chỉ xuất hiện rất mờ nhạt trong phim.
6. Hulk – Hulk 2003
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất công khi so sánh Hulk năm 2003 với các phiên bản tốt hơn của nhân vật thực hiện sau đó, nhưng hãy nhớ rằng bộ phim được thực hiện sau các tác phẩm kỹ xảo tốt như Jurassic Park. Mặt khác, tác phẩm được thực hiện như thể lạc hậu hơn cả chục năm so với thời điểm lúc bấy giờ.
Trailer Hulk 2003.
Không thể phủ nhận, một số hình ảnh cho thấy gương mặt của Hulk đã khá đạt ở một mức độ nào đó, nhưng phần còn lại chẳng khác gì nhân vật hoạt hình xuất hiện trên nền live-action, giống lỗi mà Scooby-Doo mắc phải. Phiên bản Hulk của Ang Lee được xem là tác phẩm sử dụng kỹ xảo tệ hại nhất vũ trụ Marvel.
(Còn tiếp…)
Theo saostar
Nguồn gốc của nhạc phim kinh dị Dies Irae
Dies Irae là những nốt nhạc xuất hiện trong phim kinh dị The Shining cũng như nhiều cảnh bi thương khác, hãy cùng Moveek tìm hiểu về giai điệu này nhé.
Bạn có nhớ khi Mufasa bị đẩy từ trên cao xuống sau khi cứu con trai? Hay khi hai người cô chú của Luke Skywalker bị hại? Hay khi Geogre Bailey nhận ra anh không thể tiếp tục cuộc sống này được nữa? Hay đoạn mở đầu bộ phim The Shining dựa trên tác phẩm cùng tên của Stephen King? Đó đều là những cảnh hết sức ấn tượng trong lịch sử điện ảnh, và chúng có một điểm chung rất thú vị.
Những nốt nhạc giống nhau trong điện ảnh
Nếu để ý thật kỹ, bạn sẽ nghe được ở video trên có chứa những nốt nhạc giống nhau, xuất hiện ở khắp mọi nơi. Những nốt nhạc đó không chỉ phổ biến trong phim kinh dị, mà còn có mặt trong những bộ phim hoạt hình, viễn tưởng, trinh thám và thậm chí là siêu anh hùng. Để hiểu rõ hơn về những nốt nhạc này, chúng ta cùng quay lại lịch sử nhân loại khoảng 800 năm trước.
Gregorian chant trong Công giáo (Nguồn: Aletia)
Giai điệu bạn nghe được ở video là một phần của Dies Irae, một bài hát được sáng tác bởi các tu sĩ Công giáo vào khoảng thế kỉ XIII theo phong cách gregoriant chant. Gregoriant chant là kiểu hát giọng sống, ít hòa âm và hạn chế nhạc cụ tham gia. Cách hát này do Đức Giáo Hoàng Gregory I lên ý tưởng, khi ngài mong muốn âm nhạc được sử dụng trong Thánh lễ trở nên giản dị, mộc mạc.
Bức tranh Day of Wrath (Nguồn: Wikipedia)
Quay lại với Dies Irae, đây là bài hát được sử dụng trong một nghi thức tôn giáo đặc biệt, đó là Thánh lễ dành cho người mới qua đời. Dies Irae là một từ tiếng Latin, có nghĩa là Day of Wrath, hoặc Day of Judgment. Trong niềm tin Công Giáo, đây là ngày mà Thiên Chúa sẽ hiện ra để phán xét nhân loại, để xem người nào phải rơi vào Hỏa Ngục của sự chết hay ai được vào Thiên Đàng sống vĩnh hằng.
Vào thời kì hiện đại, Thiên Chúa giáo được truyền tới tay người Mỹ gốc Phi, nhạc nhà thờ bị ảnh hưởng cả chất blue, jazz và thậm chí là hip hop. Trước đó, các nhạc sĩ nổi tiếng thời trung cổ nhờ chịu ảnh hưởng của tôn giáo mà đưa một số chất liệu của Gregoriant chant vào các bản nhạc của họ. Đương cử như Requiem của Mozart năm 1791, một bản nhạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ âm nhạc trong nghi thức mai táng của Công giáo.
The Dream of Witches Sabbath (Nguồn: Interlude)
Tiếp đến năm 1830, nhà soạn nhạc người Pháp, Louis-Hector Berlioz đã đưa Dies Irae đến một tầm cao mới. Trong bản giao hưởng Fantastique, Louis-Hector sử dụng giai điệu của bản nhạc, nhưng thay vì sử dụng giọng hát, ông thay thế bằng âm thanh của nhạc cụ khác.
Chương 5 của Symphonie Fantastique (3:45 - 4:09)
Bản giao hưởng này tuy không được dùng trong tang lễ, nhưng một phần của bạn được gọi là The Dream of Witches Sabbath. Chương 5 này có nội dung nói về một cuộc tình cuồng dại, trong đó nhân vật chính mơ về người yêu mà hắn đã hạ sát sẽ sống lại và hóa thân thành một vụ phù thủy để tra tấn hắn. Một tình tiết của câu chuyện cũng diễn ra vào nghĩa trang vào lúc nửa đêm.
Dance of the Dead (Nguồn: Interlude)
Không lâu sau đó, Franz Litszt hoàn thành bản giao hưởng mang tên Totentanz, hay còn gọi là Dance of the Dead vào năm 1949, lấy cảm hứng từ bức tranh cổ của họa sĩ người Ý Francesco Traini có tên The Triumph of Death. Bức họa này miêu tả sự chuyển biến từ cuộc sống trần thế của con người sang một kiếp/trạng thái khác qua việc thể hiện người sống, người chết và linh hồn rời khỏi xác.
Chính nhờ sự kết hợp giữa kể chuyện và nhạc giao hưởng mà điện ảnh thời kì đầu, đặc biệt là phim câm đã biết vận dụng khéo léo âm nhạc để truyền tải nội dung cho người xem. Dies Irae được sampling (lấy mẫu âm thanh) hay tham chiếu nhằm lột tả sự đen tối, u ám, căng thẳng hay chết chóc cho những cảnh cụ thể trên màn ảnh. Để có thể biết rõ hơn về những bộ phim, cảnh phim có sử dụng Dies Irae, mời các bạn tham khảo video dưới đây.
Dies Irae trong các bộ phim
Dies Irae xuất hiện trong điện ảnh ở ba dạng chính:
Dạng 1: Nguyên bản đầy đủ
Cảnh mở đầu kinh điển của The Shining (Nguồn: WB)
Những bản nhạc giao hưởng cổ được lồng ghép vào những cảnh phim dài, liên tiếp nhau. Phần mở đầu của bộ phim The Shining đưa vào một đoạn rất dài của Fantastique.
Dạng 2: Xuất hiện đột ngột
Star Wars: A New Hope (Nguồn: Syfy)
Vì muốn tạo ra sự độc đáo, các bộ phim ngày nay thường được soạn nhạc riêng. Tuy vậy việc sử dụng một số chất liệu âm nhạc có sẵn luôn hỗ trợ tốt cho công tác kể chuyện. Trong Star Wars: A New Hope, khi Skylwalker phát hiện ra người thân bị hạ sát, đoạn nhạc phim phát lên thì đột ngột bốn nốt nhạc của Dies Irae xuất hiện. Các bạn có thể tua lại phim ở phút thứ 40 để kiểm tra.
Dạng 3: Lặp đi lặp lại
Một cảnh trong Batman Returns (Nguồn: WB)
Gần giống như nhạc pop, việc lặp đi lặp lại một đoạn nhạc hay âm thanh sẽ gây ra sự chú ý, khiến người nghe dễ nhớ đồng thời cũng có thể tạo ra sự căng thẳng nếu việc lặp lại trở nên dồn dập. Ví dụ như phút thứ 79-80 của bộ phim Jurassic Park (1993) hay Batman Returns (1992) từ phút thứ 13.
Dorian mode
Dies Irae đã đi một chặng đường dài từ thế kỉ XIII trong các lễ đám tang cho đến những bộ phim kinh dị. Giai điệu cổ của Gregoriant chant khi được kết hợp với âm giai thứ của âm nhạc hiện đại tạo ra được cảm giác u buồn, khó chịu và đôi khi và sợ hãi cho người nghe. Bản chất âm giai thứ cũng thường được sử dụng trong các bản nhạc buồn.
Ngày nay, nhạc thờ phụng được đại chúng hóa để trở thành một trong những thể loại thú vị độc đáo, mang tên gospel music và thậm chí có những bản hit vang dội ở mặt thị trường và đậm tính hàn lâm như Jesus Walks, Ultralight Beam hay All We Got. Trong điện ảnh, sự ảnh hưởng của nhạc pop cũng ngày càng sâu rộng dần thay thế cho nhạc giao hưởng. Nhưng khi đề cập tới phim kinh dị người ta phải nhắc tới ngay Dies Irae vì đây là giai điệu phù hợp nhất để mô tả được nỗi sợ, nỗi kinh hoàng và sự chết chóc.
Theo moveek
Đạo diễn Lý An và cuộc cách mạng công nghệ trong siêu phẩm mới 'Đàn Ông Song Tử' 'Đàn Ông Song Tử' lác phẩm đột phá nhất hiện nay trong việc sử dụng kỹ xảo CGI và công nghệ quay phim 3D với 120 khung hình/giây. Đạo diễn sở hữu 3 giải Oscar Lý An vốn nổi tiếng qua những tác phẩm thành công cả về nghệ thuật và thương mại với phần nội dung sâu sắc và công nghệ sản...