10 nguyên nhân khiến cơ thể bạn nhiều lông bất thường
Nếu lông trên cơ thể bạn cứ liên tục mọc trở lại dù bạn đã nhổ, cạo, wax,…, những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân.
Mất cân bằng nội tiết tố: Khoảng 10% phụ nữ mắc chứng rậm lông, một dạng rối loạn hormone khiến cơ thể nữ giới mọc nhiều lông như nam giới. Tình trạng này thường là hậu quả của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Thời kỳ mãn kinh: Dù hiện tại nội tiết tố trong cơ thể bạn đang cân bằng, sự cân bằng này khó mà duy trì vĩnh viễn. Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ sẽ gây tình trạng mất cân bằng hormone, dẫn đến rụng tóc và mọc lông ở những bộ phận không mong muốn, như ở cằm hoặc ở mép.
Rối loạn tuyến thượng thận: Nếu bạn đột nhiên thấy cơ thể mọc nhiều lông bất thường, đó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tuyến thượng thận, được gọi là Hội chứng Cushing.
Tăng cân: Tăng cân có thể làm tăng tiết testosterone, dẫn đến mọc nhiều lông ở những bộ phận không mong muốn. Chuyên gia cho biết bệnh béo phì làm tăng hàm lượng insulin trong cơ thể, từ đó kích thích sản sinh các hormone nam gây mọc lông. Béo phì cũng có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Nang lông nhạy cảm: Nếu như bác sĩ không phát hiện ra bệnh lý bất thường nào gây tình trạng mọc lông bất thường của bạn, có thể nang lông của bạn quá nhạy cảm. Nang lông nhạy cảm phản ứng mạnh với cả mức testosterone bình thường, gây tình trạng mọc nhiều lông bất thường.
Thai kỳ: Giống như những thay đổi nội tiết tố khác diễn ra trong cuộc đời người phụ nữ, thai kỳ cũng có thể gây tình trạng mọc lông bất thường. Trong quá trình mang thai, những thay đổi hormone có thể khiến lông mọc nhanh, nhiều và rậm hơn.
Một số loại dược phẩm: Các loại thuốc như steroids, prednisone, hay danazol, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ là mọc lông bất thường. Khi bạn dừng sử dụng thuốc, tình trạng mọc lông bất thường sẽ tự động dừng lại.
Các vấn đề về tuyến giáp: Các vấn đề về tuyến giáp thường có liên quan đến tình trạng rụng tóc, nhưng chuyên gia cho biết nó cũng có thể gây tác động ngược lại. Bệnh về tuyến giáp có thể khiến cơ thể mọc lông ở những bộ phận bất thường.
Di truyền: Người thuộc một số sắc tộc có xu hướng nhiều lông hơn các sắc tộc khác. Những người sống ở vùng Địa Trung Hải hoặc những người có màu da tối hơn thường có nhiều râu và ria hơn.
Lạm dụng việc nhổ lông: Nhiều người cho rằng việc cạo lông sẽ khiến lông mọc lại nhanh và rậm hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhổ lông hay wax lông mới gây tình trạng này, vì các biện pháp này tác động trực tiếp đến nang lông./.
Bệnh lý ở buồng trứng gây khó thụ thai
Mang thai và sinh con là nhu cầu thiết thực và là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên, một số chị em do những bệnh lý khác nhau có thể khó thụ thai, trong đó có bệnh lý tại buồng trứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn.
Nguyên nhân chính xác chưa được biết, nhưng các yếu tố nguy cơ đã được xác định. Yếu tố di truyền khá rõ khi thường thấy ở phụ nữ có mẹ hay chị gái bị buồng trứng đa nang. Buồng trứng đa nang có thể xảy ra ở tuổi rất trẻ (11 tuổi).
Do mất cân bằng nội tiết, androgen làm suy yếu các nang noãn (trứng) khiến chúng tuy phát triển nhưng không thể trưởng thành (chất lượng trứng không tốt) và hiếm khi hiện tượng rụng trứng xảy ra.
Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân thường gặp gây kho thu thai.
Áp-xe 2 buồng trứng
Là một bệnh nghiêm trọng có thể gây vô sinh. Nguyên nhân do các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục xâm nhập tử cung, lan lên buồng trứng và vòi trứng. Tình trạng tụ mủ ở buồng trứng làm giảm chức năng buồng trứng, gây ra các tổn thương lâu dài.
Các triệu chứng của áp-xe buồng trứng bao gồm: thường xuyên bị đau âm ỉ vùng bụng dưới và vùng chậu; cơn đau tăng dần khi vận động mạnh và khi quan hệ tình dục; có cảm giác căng phồng ở bụng dưới; kinh nguyệt dài hơn và lượng máu kinh nhiều hơn; ra máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt; khí hư âm đạo có mùi hôi nặng; cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt hoặc sốt run lạnh từng cơn; buồn nôn hoặc nôn; đau vùng lưng dưới... Khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, hãy thăm khám và điều trị ngay.
Suy buồng trứng sớm
Theo các số liệu thống kê y tế, tình trạng vô sinh - hiếm muộn do mắc bệnh suy buồng trứng sớm chiếm khoảng 50% trên tổng số các nguyên nhân. Là hiện tượng buồng trứng bị lão hóa trước tuổi, ngừng hoạt động chức năng ở phụ nữ từ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi.
Khi gặp tình trạng này, chị em sẽ có những biểu hiện hệt như phụ nữ lão hóa buồng trứng ở tuổi mãn kinh. Kéo theo đó chính là chu kỳ kinh nguyệt bất thường, loãng xương, trầm cảm, lo âu và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, thậm chí vô sinh.
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng
Là tình trạng tuyến niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài lòng tử cung. Sự hiện diện của khối lạc nội mạc này làm thay đổi cấu trúc, giải phẫu buồng trứng và vùng chậu, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Một số biểu hiện dễ nhận biết khi bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng là: cơn đau dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt: nhiều chị em bị đau bụng dữ dội, đau quằn quại, đau không có dấu hiệu giảm, đau lan xuống vùng chậu, lưng, hông và chân, phải dùng thuốc giảm đau mới đỡ.
Đi kèm với đau bụng có thể bị tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn... Kinh nguyệt không đều cũng là một biểu hiện của lạc nội mạc tử cung, điển hình là tình trạng chu kỳ thất thường hoặc rong kinh... Khối u ở vùng bụng ngày càng to, có thể sờ thấy và cảm nhận thấy. Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn; đau lưng, đau vùng bụng dưới âm ỉ, đau khi đi vệ sinh, đau khi quan hệ tình dục...
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện nay chị em phụ nữ thường mắc phải. Ung thư buồng trứng là sự phát triển của các tế bào ác tính bị phát sinh từ buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường, chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Các tế bào này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh.
Không chỉ vậy, chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó. Trong đó phổ biến nhất là ung thư biểu mô buồng trứng. Ung thư phát sinh từ bên trong buồng trứng như ung thư tế bào trứng (khối u tế bào mầm) hoặc các tế bào hỗ trợ (dây sinh dục, mô đệm) thì thường ít gặp hơn. Ngoài ra còn có các bệnh ung thư như u lympho buồng trứng cực kỳ nguy hiểm xuất phát từ những tế bào bạch huyết trong buồng trứng
Hầu hết bệnh nhân ung thư buồng trứng đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi phát hiện ung thư buồng trứng, phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị.
Bỗng nhiên ra máu sau 5 năm mãn kinh, đi khám người phụ nữ nhận tin 'sét đánh' Mãn kinh được 5 năm, khoảng 4 tháng nay, người phụ nữ thấy ra máu nên đến phòng khám tư nhân, bà được chẩn đoán theo dõi rối loạn nội tiết mà không điều trị gì. Sau đó, bà nhận tin "sét đánh". Phụ nữ thấy ra máu bất thường cần phải đi khám sớm Đó là trường hợp bà Đ.T.K. (56 tuổi...