10 năm đi ‘cầu’ con khắp trong Nam ngoài Bắc của vợ chồng quân nhân
Chị Yến chia sẻ giây phút nghe con cất tiếng khóc chào đời, bao nhiêu khó khăn, mệt mỏi của hai vợ chồng trải qua suốt 10 năm như tan biến.
Anh Hoàng Văn Dũng (công tác tại Bộ Tham mưu, Quân chủng Hải quân) và vợ là chị Nguyễn Thị Yến (quê Thái Bình) kết hôn tháng 10/2013. Ngay sau lễ cưới, anh Dũng nhận lệnh vào Cam Ranh – Khánh Hòa đóng quân làm nhiệm vụ. Chị Yến ở lại quê nhà một năm sau thì chuyển vào với chồng.
Sau ba năm sau kết hôn mà chưa có con, năm 2016 vợ chồng anh Dũng đi khắp các bệnh viện từ Nam ra Bắc để thăm khám. Các bác sĩ chẩn đoán chị Yến bị tắc một bên vòi trứng, khó có con tự nhiên.
“Nhìn chỉ số sức khỏe của 2 vợ chồng, bác sĩ khuyên nên thử thụ tinh nhân tạo (IUI), nhưng 4 lần làm đều thất bại”, chị Yến nhớ lại. Lúc ấy, kinh tế gia đình chị gần như kiệt quệ.
Chị Yến bên cô con gái bé bỏng Minh Khuê. (Ảnh: Như Loan)
Hai năm sau, anh Dũng chuyển công tác ra Hải Phòng, chị Yến tạm dừng công việc giáo viên mầm non để theo chồng ra bắc.
Tại nơi ở mới, cả hai kiên nhẫn bên nhau mong ngày có con. Giữa lúc khó khăn, anh chị biết đến chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Hai người đến thăm khám, nộp hồ sơ xét duyệt và may mắn trở thành một trong mười gia đình nhận được gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Video đang HOT
Chị Yến đậu thai ngay lần đầu chuyển phôi, trong suốt thai kỳ chị được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Ở tuần thứ 26, chị xuất hiện cơn gò tử cung, liên tục dọa sảy.
“Tôi đứng tim vì lo lắng, cả thai kỳ lúc nào cũng nơm nớp”, chị Yến nhớ lại. Cũng kể từ đó, mọi sinh hoạt của chị gần như gắn liền với bệnh viện.
Ngày 10/3/2023, em bé Minh Khuê – con gái của anh chị chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của hai bên gia đình. “Giây phút nghe con cất tiếng khóc chào đời, bao nhiêu khó khăn, mệt mỏi của hai vợ chồng trải qua suốt 10 năm gần như tan biến”, chị Yến nói.
Theo Ths.Bs Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hiện có khoảng hơn 3.000 gia đình quân nhân hiếm muộn, nhiều trường hợp quân nhân thường xuyên phải công tác xa gia đình, đặc biệt là những người công tác nơi tuyến đầu tổ quốc, đặc thù công việc chưa thể có con, muộn con.
Trong năm 2023, bệnh viện nhận được hàng trăm hồ sơ của các gia đình quân nhân hiếm muộn từ khắp nơi trên cả nước gửi về.
Hội đồng chuyên môn của bệnh viện làm việc công tâm, xét duyệt kỹ lưỡng từng trường hợp chọn ra 10 gia đình trao tặng 10 gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thụ tinh trong ống nghiệm dành cho quân nhân năm 2023.
10 gia đình được lựa chọn sẽ được bệnh viện hỗ trợ 100% chi phí (bao gồm chi phí xét nghiệm, kích trứng, chọc trứng, tạo phôi, trữ phôi, chuyển phôi….), khoảng 100 triệu đồng tùy từng trường hợp.
Mẹ hốt hoảng khi con trai đòi "cắm" sổ đỏ để mở công ty vận chuyển
Vợ chồng con trai lớn sang bố mẹ mượn sổ đỏ đem "cắm" vay ngân hàng lấy tiền mua ô tô tải, mở công ty vận chuyển cát. Hai đứa trình bày phương án làm ăn lớn, cứ tỷ nọ tỷ kia, chị nghe ù hết cả tai.
Ảnh minh họa
Người mẹ ấy đắn đo rất nhiều mới gọi điện thoại cho Thanh Tâm vì bà nghĩ chuyện gia đình mình phức tạp thế, Thanh Tâm làm sao giải quyết được. Mà quả thật, từ chuyện đơn giản đến chuyện phức tạp, không một ai có thể giải quyết được trừ chính người trong cuộc.
Nhưng Thanh Tâm hy vọng rằng, những chia sẻ của Thanh Tâm sẽ giúp chị ấy cân bằng, nhìn nhận lại vấn đề của mình và có lựa chọn giải quyết đúng đắn.
Chị kể, 2 tháng trước, vợ chồng con trai lớn sang bố mẹ mượn sổ đỏ đem "cắm" vay ngân hàng lấy tiền mua ô tô tải, mở công ty vận chuyển cát. Hai đứa trình bày phương án làm ăn lớn, cứ tỷ nọ tỷ kia, chị nghe ù hết cả tai. Nhưng rút cục, chúng chỉ muốn thuyết phục bố mẹ cho mượn sổ đỏ.
Trong 3 đứa con, con trai cả của chị là đứa thiệt thòi nhất. Từ bé, nó đã phải chăm sóc 2 em, làm đủ việc, từ đóng than, nuôi lợn đến cơm nước, dọn dẹp để bố mẹ đi làm ca, làm kíp. Tốt nghiệp cấp 3, cậu chàng biết không thể thi đại học được nên xin bố mẹ cho đi học nghề sửa xe máy.
Chỉ hơn một năm sau, nó đã kiếm được tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Ba năm sau nó lấy vợ và bắt đầu cuộc sống riêng.
Nó lại không phải là đứa kiên trì theo đuổi mục đích của mình. Hồi mới mở cửa hàng sửa chữa xe máy, mấy xã xung quanh mới có hàng của nó nên đắt khách. Tính nó nhiệt tình, lại hay tính rẻ, khách càng tin tưởng hàng sửa xe của nó hơn.
Thế nhưng mãi nó chẳng tích cóp được nhiều tiền. Nghe người ta bảo chuyển sang buôn xe máy, xe đạp nhanh giàu hơn, thế là nó bỏ ngang, vay mượn để mở cửa hàng. Cửa hàng mới mở gần năm thì dịch Covid-19 bùng lên, nó vội vàng giải phóng cửa hàng vì lo không đủ tiền duy trì.
Giờ nó đòi chung với 2 đứa bạn mở công ty vận chuyển cát, chị lo con tham vọng quá sức của mình, không làm chủ được công việc, mà chung chạ làm ăn không khéo thì mất hết bạn bè. Quan trọng nhất là lực yếu mà con tính làm to, mượn sổ đỏ của bố mẹ đi vay ngân hàng, áp lực tiền lãi, nhỡ có việc gì xảy ra thì bố mẹ mất nhà như chơi...
Càng nghe chị tâm sự, Thanh Tâm càng hiểu nỗi lo của chị. Con chị tuy phải trưởng thành sớm nhưng tính con hồn nhiên, trung thực, chỉ biết chăm chỉ làm ăn, sống tốt với mọi người chứ chưa biết tính toán mọi việc.
Con cũng chưa làm việc gì đến nơi đến chốn mà lại nôn nóng kiếm tiền nên làm gì cũng "đầu voi đuôi chuột", không lường trước khó khăn. Điều chị mong muốn nhất là con biết lượng sức mình, kiếm việc phù hợp, chăm chỉ làm lụng để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản.
Thanh Tâm tư vấn, chị hãy để 2 người em chia sẻ với anh trai. Các con cùng chí hướng tuổi trẻ gây dựng sự nghiệp sẽ tâm sự dễ dàng và đồng cảm với nhau hơn. Các em lại có cơ hội học hành, đóng góp với anh nhiều ý kiến bao quát, nhìn nhận vấn đề toàn diện, anh thêm cơ sở để suy nghĩ, cân nhắc lại.
Đặc biệt, Thanh Tâm ủng hộ việc con trai chị phải chủ động nguồn vốn nếu quyết tâm với công việc mới. Vì việc mượn sổ đỏ của bố mẹ trước mắt có vẻ có lợi vì sẽ vay được tiền ngân hàng với lãi suất của nhà nước nhưng nếu có rủi ro, sẽ đẩy bố mẹ vào tình thế bất lợi, có nguy cơ mất cả nhà cửa. Vận chuyển vật liệu xây dựng cần người chủ biết tính toán, quyết đoán.
Việc làm chung cũng phải sòng phẳng, rõ ràng, không thể đơn giản, ba phải được. Thanh Tâm tin rằng, với sự đóng góp chân tình của các em, sự phân tích một cách thẳng thắn, công tâm, chắc chắn con trai chị sẽ suy nghĩ lại.
Thanh Tâm cũng nhận thấy, với tính cách của người con trai cả này, việc xin vào làm thợ sửa chữa của công ty trên phố huyện như mong muốn của người mẹ là phù hợp vì cậu ấy sẽ là người làm việc có trách nhiệm, ham học hỏi.
Chúc gia đình chị sẽ thành công trong việc cùng con trai cả tìm ra công việc phù hợp với khả năng của mình.
7 cách giúp 'hạ hỏa' khi tranh cãi, vợ chồng hiểu nhau hơn Vợ chồng chung sống lâu dài sẽ có những cuộc cãi vã. Vậy làm thế nào để những mâu thuẫn không trở thành nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân? Làm sao để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng là vấn đề rất được các cặp đôi quan tâm. Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh, vợ chồng dù có ở...