10 năm biến đầm hoang thành trang trại vàng
Sau hơn 10 năm khai phá đầm hoang, anh Phạm Văn Cảnh ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã gây dựng nên trang trại thu nhập lên đến 16 tỷ đồng/năm.
Anh Cảnh kể: “Năm 2005, không ít người bảo tôi sướng không biết hưởng lại từ thị trấn chui rúc ra đầm hoang nước lạnh. Nhưng tôi nghĩ đơn giản, ở trung tâm thị trấn mà cũng chỉ đủ ăn, thì ra đầm hoang mới có cơ hội làm giàu”. Ngày đầu ra đầm hoang thực sự là những ngày vất vả đối với anh Cảnh. Nhưng càng làm, anh càng gắn bó và nhận thấy mảnh đất này có nhiều ưu điểm để làm kinh tế.
Ngoài nuôi lợn, trang trại của anh Cảnh còn có 16 hồ nuôi cá (4,5ha) cho thu nhập cao. Ảnh: H.A
Những năm đầu lập nghiệp, vốn ít anh chỉ đầu tư 20 ao, hồ nuôi các loại cá nước ngọt. Rồi anh lại chuyển dần sang nuôi ba ba nhưng vẫn chưa thành công lắm. Năm 2012, sau chuyến rong ruổi ra tận Hà Nam, Thanh Hóa và một số trang trại lớn nuôi lợn gia công tại Hà Tĩnh học hỏi, anh về vay vốn ngân hàng xây 2 dãy chuồng nuôi 1.200 con lợn/lứa theo hình thức gia công cho doanh nghiệp. Ngay lứa đầu tiên, trừ mọi chi phí gia đình anh lãi hơn 200 triệu đồng.
Sau 2 năm nuôi gia công, anh thấy phải nuôi lợn giống chất lượng cao mới là bước đi đúng. “Khi tôi đưa ra ý tưởng này, 7 hộ cùng chăn nuôi tại địa phương đã đồng ý góp vốn xây dựng đề án thành lập HTX Chăn nuôi Hợp Lực. Đến nay, sau 3 năm đi vào sản xuất, HTX Hợp Lực có 450 con lợn nái giống siêu nạc; mỗi năm xuất ra thị trường 10.000 lợn con giống và hơn 3.000 con lợn thịt thương phẩm, thu về trên 16 tỷ đồng, lợi nhuận đạt xấp xỉ 4 tỷ đồng. HTX giải quyết việc làm cho 16 lao động với thu nhập 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Cảnh đã có những giải pháp tốt xử lý môi trường. Anh bật mí: “Tôi đầu tư 2 nhà ủ phân kín. Toàn bộ phân đưa vào ủ cùng với chế phẩm sinh học, chỉ sau 1 tuần là hết mùi hôi, mang ra bón cho cây trồng. Hiện nay, phương pháp xử lý phân chăn nuôi của tôi đang được Sở KHCN tỉnh thẩm định, chứng nhận về sáng kiến khoa học kỹ thuật”.
Ông Trần Đình Gia- Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong xu hướng hình thành các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững của địa phương, anh Phạm Văn Cảnh là 1 trong những điển hình. Đó là cơ sở để Hội ND tỉnh đề xuất và Hội đồng bình chọn chung khảo cấp T.Ư lựa chọn anh Phạm Văn Cảnh là 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016″.
Video đang HOT
Theo Danviet
Chuyện lạ Đà Nẵng: Người chịu nóng, lắp điều hòa cho lợn
Có máy lạnh ở nhiều vùng quê còn là điều xa xỉ, vậy mà Nguyễn Duy Tuấn (sinh năm 1982) - một nông dân ở Đà Nẵng, đã vay hơn 1,5 tỷ đồng lắp cả hệ thống máy lạnh để nuôi lợn.
Tốt nghiệp đại học về nuôi lợn
Khi nghe Nguyễn Duy Tuấn trình bày ý tưởng mô hình xây chuồng trại khép kín, lắp điều hòa để nuôi lợn, ai cũng can ngăn và bảo: Chuyện không tưởng! Bất chấp, Tuấn vẫn quyết tâm làm, bởi anh cho rằng cách nuôi lợn truyền thống cho năng suất không cao và rủi ro khá lớn, dễ thất bại.
Tuấn kể, anh về nhận công tác Đoàn xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng năm 2005. Tuy nhiên, do mức lương quá bèo bọt, Tuấn quyết định mở trang trại nuôi lợn để tăng nguồn thu nhập.
Năm 2006, anh dốc toàn bộ số tiền tích góp được, vay mượn thêm bạn bè được khoản tiền hơn 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 100 con lợn giống. Thức ăn chính để nuôi lợn là cơm thừa, canh cặn và rau củ xin lại từ các hộ gia đình trong thôn.
Anh Tuấn và trang trại muôi lợn bằng máy lạnh khép kín mang lại thu nhập hơn 400 triệu mỗi năm.
"Suốt mấy năm đầu mình lâm vào cảnh thua lỗ vì lợn chết hàng loạt do dịch bệnh, thức ăn không đảm bảo. Chẳng mấy chốc, đàn lợn hơn 100 con của mình chỉ còn lại vài chục con, bán ra không đủ thu hồi vốn. Trắng tay", Tuấn chua chát.
Năm 2012, Tuấn một mình khăn gói vào các tỉnh phía Nam tìm kiếm các mô hình nuôi lợn tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm. Song, hầu hết mô hình đều không phù hợp với khả năng hiện có của anh do vốn đầu tư quá lớn, lên tới cả triệu đô.
Không thể học theo mô hình nuôi công nghiệp từ các tỉnh phía Nam, Tuấn khăn gói về quê. Anh may mắn được một người bạn từ thời phổ thông - hiện đang làm kỹ sư thiết kế xây dựng tại Thái Lan - giới thiệu mô hình nuôi lợn bằng phòng lạnh khép kín đang được áp dụng rất hiệu quả tại Thái.
Nghe bạn tư vấn, Tuấn như bắt được vàng và bắt đầu xây dựng riêng mô hình cho mình. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là vốn đầu tư quá lớn trong khi anh vừa thua lỗ khi rót tiền vào mô hình nuôi cũ. Trăn trở suốt vài tháng trời, cuối cùng Tuấn cũng quyết định vay tiền của người thân để xây dựng mô hình nuôi lợn mới này.
"Mình thông báo ý tưởng mới cho người thân sau đó đặt vấn đề mượn sổ đỏ thế chấp vay vốn. Lúc đầu, mọi người sợ thất bại như lần trước nên còn dè dặt lắm, nhưng thấy mình trình bày ý tưởng và quyết tâm quá nên gia đình và bà con hàng xóm tin nên đồng ý đưa cả gia sản cho mình mượn" - anh nhớ lại
Để huy động nguồn vốn, Tuấn mượn 10 sổ đỏ nhà đất từ người thân đem thế chấp ngân hàng được 2 tỷ đồng. Đầu năm 2013, anh bắt tay vào xây trang trại khép kín và lắp dàn máy lạnh công nghiệp hết 1,5 tỷ đồng, mua 20 con lợn giống từ Mỹ với giá 200 triệu đồng, số tiền còn lại làm vốn mua thức ăn.
Hệ thống trai trại là một mô hình khép kín, lợn được sống ở nhiệt độ thường trực là 29 độ C.
Người có thể chịu nóng, nhưng lợn phải ở máy lạnh
Bước vào trang trại nuôi lợn khá quy mô của Tuấn, điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là chuồng trại rất sạch sẽ, lợn được nuôi trên các sàn bằng bê tông, nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 29 độ C.
Tuấn bảo, muốn thành công phải áp dụng khoa học kỹ thuật. Người có thể chịu nóng, nhưng lợn thì phải ở máy lạnh, nếu không thì sẽ thất bại.
"Giống lợn Mỹ sống ở nhiệt độ cao thường dễ sinh dịch bệnh nên mình phải xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, sử dụng hệ thống máy lạnh công nghiệp. Đối với giống lợn này, nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 25-29 độ C. Khi duy trì nhiệt độ thích hợp, lợn phát triển rất nhanh, tốn ít chi phí và thời gian nuôi hơn" - Tuấn lý giải.
Từ 20 con lợn giống ban đầu, đến nay mô hình chăn nuôi của anh mỗi năm xuất ra từ 300-400 con lợn thịt có trọng lượng từ 1,2 tạ đến 1,4 tạ. Trừ tất cả chi phí, năm 2014 và 2015 thu nhập của Tuấn hơn 400 triệu đồng/năm.
Hiện trong trang trại Tuấn thường trực có hơn 100 con lợn, trong đó gần 20 con giống, số còn lại đủ trọng lượng sẽ xuất chuồng. Lợn xuất chuồng được nhập cho các lò mổ tại Đà Nẵng, các lò mổ này nhiều lần đề nghị anh ký hợp đồng cung cấp song do lượng thịt xuất chuồng chưa nhiều nên các hợp đồng ký kết vẫn còn bỏ ngỏ.
Với mô hình nuôi lợn hiệu quả và mang lại lợi nhuận kinh tế cao, ổn định đã có rất nhiều người dân đến từ các tỉnh thành đến học hỏi. Tháng 6/2015 vừa qua, Tuấn vinh dự được Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng bằng khen "Nhà nông trẻ xuất sắc" năm 2014.
Tuấn cho biết đang vay vốn, làm hồ sơ xin cấp đất để xây dựng thêm trang trại nuôi lợn theo mô hình Mỹ. Dự tính, trang trại này sẽ được xây dựng trên diện tích 5ha tại xã Hòa Khương, với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ đồng. "Việc mở thêm trang trại nuôi quy mô lớn sẽ cung cấp thịt lợn sạch ra thị trường. Đây cũng là địa chỉ cung cấp giống, kiến thức nuôi cho người dân. Tôi hy vọng mỗi năm lãi ít nhất cũng hơn 6 tỷ", Tuấn chia sẻ.
Theo_VietNamNet
Từ bỏ lương 30 triệu về quê thầu đồng hoang nuôi lợn Đang làm việc cho một doanh nghiệp ở TP.HCM với mức thu nhập ổn định 25 - 30 triệu đồng/tháng, kỹ sư Võ Ngọc Sơn (SN 1978), quê Duy Tân, Duy Xuyên (Quảng Nam) lại bỏ ngang để về quê làm trang trại, chăn nuôi trên mảnh đất bỏ hoang... Kỹ sư Báchkhoa về làm nông dân Trang trại chăn nuôi của Võ...