10 món đồ của Apple từng gây sóng gió tại các phiên đấu giá
Ngoài chiếc iPhone 6 nguyên mẫu được đấu giá trên eBay với hơn 100.000 USD vừa qua, 10 món đồ dưới đây của Apple cũng từng trở thành tâm điểm và được giới công nghệ quan tâm.
1. Logo buổi đầu của Apple: Hai mẫu logo này từng được Quả táo sử dụng làm hình ảnh thương hiệu từ năm 1993 đến 1997. Về chất liệu, logo lớn được làm bằng styrofoam (chất dẻo xốp) trong khi logo nhỏ hơn sử dụng fiberglass (sợi thủy tinh). Trong phiên đấu giá do Bonhams – sàn đấu giá nổi tiếng tại Anh tổ chức, hai chiếc logo này đã mang về tổng cộng 35.000 USD so với mức giá khởi điểm từ 10.000 – 15.000 USD.
2. Mảnh vỡ cầu thang của Apple Store: Đây có lẽ là món đồ đầu giá thú vị nhất trong danh sách. Mảnh vỡ này là của chiếc cầu thang thủy tinh hình xoắn ốc ở Apple Store đặt tại đại lộ số 5 (Fifth Avenue), thành phố New York. Được bán đấu giá vào năm 2010 bởi một cựu nhân viên Apple, món đồ kỳ lạ này lại bất ngờ mang về đến 9.950 USD, một con số khó tin so với giá trị thật của nó.
3. Áo thun của cựu nhân viên: Sam Sung – một cựu nhân viên của Apple đã quyết định bán đấu giá chiếc áo thun anh từng mặc cùng thẻ nhân viên khi còn làm việc tại Apple Store. Số tiền thu được từ buổi đấu giá đã được quyên góp từ thiện để giúp đỡ các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo.
Video đang HOT
4. Uống cafe với ban lãnh đạo Apple: Ngồi trò chuyện và đặt câu hỏi với những người lãnh đạo cấp cao là cơ hội quý giá mà bất kì tín đồ trung thành nào của Apple cũng khao khát có được. Hồi tháng 5, một người bí ấn đã đồng ý trả 610.000 USD (gần 12 tỷ đồng) để có được gặp mặt người đàn ông quyền lực nhất Apple – Tim Cook. Số tiền này sau đó đã được chuyển tới Trung tâm Nhân quyền và Tư pháp thuộc Quỹ tưởng niệm Thượng Nghị sĩ Robert F. Kennedy (một quỹ hoạt động phi lợi nhuận).
5. Bản ghi chép tay của Steve Jobs: Đây là tập ghi chú của Jobs năm ông 19 tuổi khi còn làm việc cho công ty Atari. Nội dung của tập tài liệu cho thấy Jobs đang đề xuất cải tiến cho dòng game thùng (aracade) World Cup Soccer của công ty mình. 10.000 – 15.000 USD là mức giá được kỳ vọng của món đồ này.
6. Macintosh LC – thế hệ máy Mac đầu tiên sở hữu màn hình màu: Đây là sản phẩm đánh dấu sự đột phá của Apple trong thiết kế và có kích thước như một chiếc bánh pizza. Macintosh LC cũng là thế hệ máy Mac đầu tiên được trang bị cổng Audio. Nếu bạn muốn sở hữu chiếc máy này, hãy bỏ ra 2.250 USD.
7. Tập tài liệu buổi đầu thành lập Apple: Đây được đánh giá là món đồ có giá trị nhất trong danh sách kỷ vật từng được bán đấu giá của Apple. Tập tài liệu dài 3 trang có nội dung về việc thành lập công ty Apple với chữ ký của 3 người đồng sáng lập là Steve Job, Steve Wozniak và Ronald Wayne (người sau này đã bán 10% cổ phần mình có được với giá 800 USD). Giá trị của món đồ này khi phiên đấu giá kết thúc được đẩy lên đến 1,6 triệu USD.
8. iPod Nano có chữ ký của Bill Clinton: Tổng thống đời thứ 42 của Mỹ đã quyết định đấu giá chiếc máy nghe nhạc iPad Nano bản màu đỏ của mình để gây quỹ ủng hộ cho chiến dịch chống AIDS. Người chiến thắng phiên đấu giá còn được tặng kèm một gift voucher mua nội dung số trên iTunes trị giá 25 USD.
9. Máy Macintosh của Gene Roddenberry: Nhà sáng tạo nên loạt phim Star Trek cũng là một fan trung thành đối với các sản phẩm của Apple. Chiếc máy Macintosh 128K của ông đã được bán đấu giá vào năm 2009 trong một chương trình được tổ chức tại Hollywood với mức giá yêu cầu nằm trong khoảng 800 – 1200 USD.
10. Mac Pro phiên bản màu đỏ: Jony Ive (trưởng bộ phận thiết kế) và Marc Newson (người cũng vừa gia nhập đội ngũ Apple) đã từng làm việc cùng nhau để tạo ra 40 sản phẩm đấu giá gây quỹ cho dự án RED. Đây là hoạt động do ca sĩ Bono khởi xướng nhằm kêu gọi phòng chống AIDS trên toàn cầu. Chiếc Mac Pro phiên bản màu đỏ này chính là một trong 40 sản phẩm trên và đã đem về cho quỹ RED hơn 1,5 triệu USD.
Theo Zing
Máy tính Mac 30 năm trước
Ba thập niên trước tại một khán phòng ở California (Mỹ), Steve Jobs đã giới thiệu với công chúng dòng máy tính gia đình được coi là cuộc cách mạng về máy tính dễ sử dụng đối với cá nhân.
Đó là dòng máy tính Macintosh có màn hình 9 inch, sử dụng đĩa mềm, trang bị bộ xử lý 32 bit, 128KB RAM và có giá đến 2.495 USD.
Để sử dụng máy tính vào thời đó cần phải am hiểu giao diện dòng lệnh, có thể dùng con trỏ chuột được coi là tiền thân của những ứng dụng thân thiện của máy tính trên cơ sở đồ họa của laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng hiện nay. Máy tính Mac ba mươi năm trước dùng trong gia đình sử dụng đĩa mềm 3,5 inch thay cho dòng đĩa mềm tiêu chuẩn 5,25 inch nhưng độ tin cậy lại thấp hơn.
Thử so sánh, một máy tính bảng iPad thông thường hiện nay có màn hình 9,7 inch, 12 GB bộ nhớ, khá nhỏ nhẹ nhưng mạnh hơn 90.000 lần so với đàn anh cồng kềnh là Mac vào năm 1984.
Để chào mừng sự kiện này hãng Apple đã xây dựng trang web Mac 30, cho thấy dù sản phẩm 30 năm trước khá đơn sơ nhưng lại là những nguyên lý ban đầu rất cơ bản để chế tạo ra những dòng máy tính hiện đại hôm nay.
Báo Daily Mail dẫn lời Giáo sư Brad Myers từ Đại học Carnegie Mellon cho biết thực ra dòng máy tính đầu tiên ngày đó thuộc về Xerox, nhưng các kỹ sư của Apple đã biết cách phát triển giao diện thân thiện hơn để chiếm lĩnh thị trường.
Theo VNE
Sony VAIO và Apple MacBook: Câu chuyện đằng sau quan hệ của hai ông lớn Sony vào Apple là hai kỳ phùng địch thủ trên thị trường máy tính cá nhân. Câu chuyện về sự phát triển của hai ông lớn này có gì thú vị. Sony đã chính thức chuyển giao mảng sản xuất PC mà cụ thể là dòng sản phẩm VAIO cho quỹ đầu tư JIP (Japan Industrial Partners) để đảm bảo duy trì kinh...