10 món ăn vặt miền Tây nổi danh, đặc trưng miền sông nước
Top 10 món ăn vặt miền Tây nổi danh, đặc trưng miền sông nước bạn đã biết chưa? Nếu chưa, cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé.
Miền Tây sông nước trù phú luôn thu hút người ta bởi những món ăn đa dạng, phong phú. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ giới thiệu cho bạn top 10 món ăn vặt miền Tây nổi danh qua bài viết sau nhé.
1Chuối chiên
Chuối chiên là món ăn quen thuộc của nhiều người miền Tây và được xem như món ăn vặt phổ biến nhất nơi đây. Nguyên liệu chính của chuối chiên là bột mì, bột gạo và chuối. Người ta thường ăn bánh chuối chiên cùng với nước cốt dừa. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của lớp nhân bánh, phần nhân thơm lừng mùi chuối hòa cùng vị béo béo của nước cốt dừa nữa thì phải nói là tuyệt cú mèo.
2Bánh chuối hấp
Đối với nhiều người con của miền Tây thân thương, bánh chuối hấp là món ăn vặt không thể nào quên trong ký ức của nhiều người. Bánh được làm rất đơn giản từ 2 nguyên liệu chính đó là chuối và bột năng. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được độ mềm, dẻo dai hòa cùng chút nước cốt dừa béo ngậy và mè trắng thơm lừng nữa là hết sảy.
3Bánh lá dừa
Những chiếc bánh lá dừa thân thương chắc hẳn là một trong những món ăn gợi lại ký ức thân thương của nhiều người con miền Tây xa xứ. Bánh được làm từ những nguyên liệu chính như: Đậu đen, nước cốt dừa, bột nếp, chuối và đậu xanh. Khi thưởng thức bánh, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo của nếp, vị ngọt từ nước cốt dừa cũng như hương thơm của chuối và đậu xanh. Nếu có dịp đến với miền Tây, đừng bỏ lỡ món ăn thú vị này nhé.
4Bánh đúc lá dứa
Món bánh đúc lá dứa hay còn được biết đến với các tên bánh đúc gân là một món ăn vô cùng quen thuộc của người dân các tỉnh miền Tây. Bánh được làm từ những nguyên liệu dễ tìm như: Bột gạo, dừa nạo, đậu phộng và dĩ nhiên không thể thiếu lá dứa. Những nguyên liệu tuy đơn giản nhưng lại tạo nên hương vị không thể đặc sắc hơn cho món ăn này. Màu xanh bắt mắt từ lá dứa kết hợp với nước cốt dừa và đậu phộng thơm béo sẽ làm bạn không khỏi thích thú.
5Bánh ống lá dứa
Bánh ống lá dứa là đặc sản của người Khmer, bánh được làm từ những nguyên liệu chính bao gồm: Lá dứa, bột gạo, bột khoai mì và xác dừa. Những chiếc bánh ống nóng hỏi, thơm lừng mùi lứa dứa và nước cốt dừa chắc hẳn sẽ động lại nhiều cảm xúc trong lòng người thưởng thức.
6Khoai mì hấp nước cốt dừa
Video đang HOT
Khoai mì hấp cũng là một trong những món ăn vặt cực kì nổi tiếng của người dân miền sông nước Cửu Long. Khoai mì hấp thường được ăn kèm với muối mè hay nước cốt dừa, tạo nên hương vị ngọt ngọt kết hợp cùng khoai mì dẻo dai, thật sự là trải nghiệm khó quên.
7Bánh tằm khoai mì
Miền Tây đất đai trù phú luôn chứa đựng trong nó nhiều điều thú vị và ẩm thực cũng không là ngoại lệ. Món bánh tằm khoai mì chính là một điển hình cho sự đa dạng đó. Bánh được làm từ khoai mì, đường, bột năng, dừa nạo và nước cốt dừa, trộn với lá cẩm, lá dứa hay củ dền để cho ra nhiều màu sắc bắt mắt. Những miếng bánh tằm dẻo dẻo, thơm lừng, có vị ngọt từ nước cốt dừa và màu sắc bắt mắt làm bạn phải thèm thuồng đấy.
8Bánh Cam
Món bánh cam dân dã là kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người dân miền Tây. Bánh được làm từ bột nếp trộn với bột gạo kết hợp với một ít khoai lang, bên trong có nhân đậu xanh xay nhuyễn trộn với đường. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ giòn rụm cùng với phần nhân thơm ngọt hương đậu xanh vô cùng hấp dẫn.
9Bánh da lợn
Món ăn tiếp theo mà Bách hóa XANH không món bạn bỏ lỡ nếu đến với miền Tây chính là món bánh da lợn độc đáo. Được làm từ lá dứa, bột năng, đường và sầu riêng mang đến cho bánh một hương vị mà hiếm có loại bánh nào có được. Bánh dẻo dai, ăn rất thích, bên cạnh đó là hương vị thơm lừng của lá dứa kết hợp với sầu riêng không thể chê vào đâu được.
10Bánh bò thốt nốt
Món bánh cuối cùng trong danh sách ngày hôm nay chính là món bánh bò thốt nốt nổi tiếng. Bánh bò thốt nốt được người miền Tây chế biến từ nước cốt dừa, cơm rượu, đường thốt nốt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị xốp, ngọt béo cùng mùi thơm đặc trưng của đường thốt nốt rất tuyệt vời.
Vừa rồi, Bách hóa XANH vừa giới thiệu đến bạn 10 món ăn vặt vô cùng nổi tiếng ở miền Tây. Hy vọng bạn sẽ có dịp được thưởng thức cũng như có những trải nghiệm thật thú vị ở vùng đất hiền hòa này nhé.
Món ăn từ khoai mì dân dã mà ngon tuyệt
Món ăn từ khoai mì được chế biến thành nhiều món ăn chơi ngon lành, hấp dẫn ở Sài Gòn.
Củ khoai mì là tên gọi của người miền Nam, các bạn miền Bắc gọi đây là sắn. Dù bất cứ tên gọi nào thì những món ăn từ khoai mì đều gây sự kích thích vị giác đối với những tín đồ mê ăn uống.
Món ăn từ khoai mì dân dã mà ngon tuyệt
Món ăn từ khoai mì dân dã mà ngon tuyệt:
Khoai mì hấp nước cốt dừa:
Đây là món ăn truyền thống cơ bản của khoai mì, nếu muốn tận hưởng hương vị tự nhiên thì khoai mì hấp là món ăn thích hợp nhất.
Những củ khoai mì trắng phau, khi hấp chín chuyển dần sang hơi vàng và bốc khói thơm mùi vị dân dã, cầu kì hơn nữa sẽ hấp kèm lá dứa để tạo hương thơm thanh mát.
Món này ăn ngon nhất khi chấm muối mè hoặc chan nước cốt dừa đặc, cảm nhận vị dẻo khoai mì hòa lẫn vị béo ngậy khiến bất kì ai nếm thử lần đầu tiên đều ấn tượng.
Khoai mì hấp là món ăn đường phố quen thuộc của các bạn trẻ khắp nơi ở Sài Gòn. Các bạn có thể tìm mua ở một số địa chỉ như: 22 Âu Cơ (Quận Tân Bình) và các xe hàng ăn ở khu vực chợ Tân Định (Quận 1), chợ Nguyễn Văn Trỗi (Quận 3).
Bánh khoai mì cay:
Một trong những món ăn vặt của người dân miền Tây mà người Sài Gòn cũng rất yêu thích là món bánh khoai mì cay. Khoai mì sống bào sợi và trộn với bột cà ri, hành lá và gia vị sa tế, sau đó vo viên lại và chiên ngập dầu trong chảo.
Bánh khoai mì cay có màu cam vàng, lớp vỏ ngoài thì giòn rụm, bên trong thì mềm dẻo, hăng chút mùi hành và cay nhẹ vị sa tế, chấm kèm với tương ớt hoặc ăn không cũng đã ngon lắm rồi.
Ở Sài Gòn có một vài tiệm rất tâm lý với thực khách, bánh chiên xong để ráo và cho vào túi giấy hút dầu để bánh giữ vị ngon đúng điệu hơn là cho vào hộp xốp.
Món ăn vặt này khá hiếm người bán ở Sài Gòn, nếu muốn ăn thì tầm xế chiều các bạn có thể đến những tuyến đường như Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu để tìm ăn bánh khoai mì cay nhé.
Bánh khoai mì nướng ổ:
Món bánh dành cho các bé ăn dặm, ăn xế của các bà mẹ miền Tây, thế mà người trẻ khắp nơi lại yêu thích bánh khoai mì nướng mới kì lạ. Bánh sau khi nướng sẽ vàng sẫm lớp vỏ bên ngoài, bên trong thì mềm dẻo ngon lành.
Khi ăn bạn sẽ cắt vuông hoặc hình tam giác, ăn một miếng để cảm nhận vị thơm của khoai mì hòa quyện vị đậu xanh xay nhuyễn, chắc chắn sẽ có thêm phần beo béo của nước cốt dừa thấm đều bên trong nhân bánh.
Bánh khoai mì nướng khá phổ biến tại các hiệu bánh nhà làm ở Sài Gòn, nếu muốn thưởng thức thì các bạn có thể đến hệ thống các chuỗi siêu thị Việt Nam, hoặc các hàng bánh lâu năm như ACB Bakery hay Hỷ Lâm Môn.
Bánh khoai mì nướng than:
Ẩm thực bánh Việt lại có thêm một kiểu biến tấu từ khoai mì, nếu bánh khoai mì nướng ổ trông chỉn chu, đẹp mắt thì bánh khoai mì nướng than mang dáng vẻ dân dã đường phố hơn.
Khoai mì luộc rồi xay nhuyễn, dùng tay hoặc khuôn nén thành bánh tròn, sau đó đem nướng trên bếp than hồng. Phải nướng bánh từ từ bằng lửa ấm thì vỏ bánh mới vàng ươm, phần bên trong mới trở nên bùi ngậy.
Khi cầm chiếc bánh khoai mì nướng ấm nóng trên tay, ăn thử một miếng để thấy sự giản dị mà thơm ngon từ món ăn đường phố. Đặc biệt, trong những chiều mưa lất phất, đứng cạnh xe đẩy có lò than hồng và mùi thơm lan tỏa của chiếc bánh ngon lành này thì còn gì bằng.
Bánh khoai mì nướng than khá phổ biến ở Sài Gòn, thường bán kèm chung với bánh khoai mì nướng ổ. Các bạn có thể đến những khu ăn vặt như đường Phan Xích Long (Quận Phú Nhuận), Chợ Bà Chiểu, chợ Vườn Chuối (Quận 3) để thưởng thức loại bánh này nhé.
Bánh tằm khoai mì:
Món ăn vặt quen thuộc của người dân Nam Bộ, đồng thời cũng là món ăn tuổi thơ gắn liền với nhiều thế hệ. Dù bạn ở thành phố hay vùng nông thôn đều có thể thưởng thức loại bánh này. Bánh tằm khoai mì không chỉ ngon ở hương vị mà còn rất thu hút bởi màu sắc bắt mắt và được bán phổ biến trên khắp các con phố ở Sài Gòn.
Bánh tằm khoai mì được nhiều người yêu thích bởi người làm bánh thường sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên. Màu sắc của món bánh gồm: màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá nếp cẩm và màu đỏ trái gấc. Bánh sau khi hấp xong vừa thơm mùi khoai mì, vừa thoang thoảng hương vị lá dứa, lá cẩm trông rất đẹp mắt. Từng sợi bánh được cắt vừa vặn và lăn qua vụn dừa nạo.
Trên khắp các nẻo đường phố Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc xe đẩy bán bánh tằm khoai mì được các bạn học sinh mua rất đông giờ tan trường.
Đơn giản vì món này vừa dễ thương mà dễ ăn, giá cả lại rất bình dân chỉ tầm 7k/bịch. Khi ăn thì rắc thêm một chút muối vừng đường để tăng độ ngon ngọt cho món ăn vặt nhé. Một số nơi bán bánh tằm bì ở Sài Gòn như hẻm đường Kỳ Đồng (Quận 3), chợ Trần Hữu Trang (Quận Tân Bình), cửa Bắc chợ Bến Thành (Quận 1).
Chè khoai mì:
Món chè khoái khẩu hấp dẫn bởi độ mềm dẻo của viên khoai mì vo tròn ngập trong nước cốt dừa béo ngậy. Chè khoai mì có 2 loại gồm chè truyền thống và chè ngũ sắc, loại nào cũng ngon và được nhiều người ưa chuộng.
Tiêu chuẩn để có một chén chè đúng vị Nam Bộ là khi viên khoai mì tròn đều, chắc nịch không dễ vỡ. Nước cốt dừa thì sóng sánh phủ đều lên khoai. Khi ăn thì cho thêm nước béo dừa đặc sền sệt, rắc thêm một chút mè rang bên trên là có ngay chén chè hấp dẫn.
Chè khoai mì thường được bán chung với các loại chè Nam Bộ ở Sài Gòn. Nếu muốn thưởng thức món ăn dân dã này thì có thể tìm mua tại các tuyến đường như Sư Vạn Hạnh (Quận 10), đường Thành Thái (Quận 10) để thưởng thức nhé.
Mê mẩn món ngon đặc sản miền Tây: Bánh bò, bánh cam ăn 1 lần nhớ mãi Những món bánh giản đơn, quen thuộc này chính là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của riêng miền Tây và đảm bảo sẽ rất phù hợp cho các tín đồ "hảo ngọt" đấy. Tuy những món ăn này đều có đặc điểm chung là rất đơn sơ, dân dã nhưng bạn chỉ cần được thưởng thức dù chỉ một lần,...