10 món ăn bổ dưỡng ngày nắng nóng của các nước trên thế giới
Người dân nhiều nước trên thế giới tìm cách xua tan nắng nóng và bồi bổ cơ thể bằng những món ăn bổ dưỡng, thơm ngon.
Hàn Quốc – Gà hầm sâm: Gà hầm sâm là một trong món ăn bổ dưỡng được người Hàn thưởng thức nhiều nhất trong mùa hè, đặc biệt là để vượt qua tiết khí Sambok (Tam Phục) – 3 ngày nóng nhất trong năm ở Hàn Quốc. Nguyên liệu của món ăn này gồm gạo nếp, các loại thảo dược và cho tất cả vào bụng gà rồi hầm trong nước dùng được nấu từ một số loại gia vị, thảo dược và hầm đến khi nhừ để có được món gà hầm sâm thơm ngon bổ dưỡng. Gà hầm sâm không chỉ là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc mà còn du nhập sang các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản và được mọi người rất yêu thích.
Nhật Bản – Cơm lươn nướng: Ở Nhật Bản, món ăn bổ dưỡng giải nhiệt ngày hè có tên là Hitsumabushi – cơm lươn nướng. Ngày nóng nhất ở Nhật Bản là vào tháng 7 và được gọi là Toyo-no-Shinoh. Vào ngày này, mọi người ăn cơm lươn nướng để bồi bổ cơ thể trong thời tiết nắng nóng. Lươn được ướp trong nước sốt ngọt và hơi mặn, đem đến hương vị tuyệt vời cho món ăn. Cơm lươn nướng ở Nagoya là nơi nổi tiếng nhất với thành phần dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời nhất ở Nhật Bản.
Trung Quốc – “ Phật nhảy tường”: Món ăn này được gọi là vua của các món ăn bổ dưỡng. Món “Phật nhảy tường” được gọi tên theo một câu chuyện nhà sư đang ngồi cầu kinh trong chùa nhưng đã nhảy qua bờ tường để thưởng thức món ăn này vì không chịu nổi mùi thơm và hương vị thơm ngon của nó. Vì thế, mọi người nói vui rằng ngay cả “Phật cũng phải nhảy qua tường” để ăn món ăn hấp dẫn này. Món “Phật nhảy tường” được nấu trong rượu lên men truyền thống với hơn 30 nguyên liệu như hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá mập, thịt lợn rừng, gân hươu, nấu cùng các thảo dược như táo tàu, bạch quả, nhân sâm…
Thái Lan – Canh tôm chua Tom Yum Goong: Canh tôm chua Tom Yum Goong là món ăn tiêu biểu của Thái Lan và là món ăn bổ dưỡng ngày nắng nóng rất được người dân nước này ưa thích. Trong tiếng Thái, Tom có nghĩa là “nấu”, Yum nghĩa là “chua chua ngọt ngọt”, Goong nghĩa là “tôm”. Đặc trưng của món ăn này đó là tôm và rau được nấu cùng nhiều loại gia vị, giúp người ăn được cảm nhận các hương vị rất đa dang như vị ngọt, mặn, chua, ngọt. Đặc biệt, vị chua và cay giúp mọi người tìm lại khẩu vị ăn uống trong mùa hè nắng nóng.
Pháp – Bò hầm rau củ pot-au-feu: Món ăn này có tên tiếng Pháp là pot-au-feu. Nguyên liệu chủ yếu là xương bò được cho vào nồi lớn cùng các loại rau, đun sôi và ninh trong nhiều giờ. Đôi khi, người ta cho cả thịt giăm bông hoặc thịt xông khói. Nước súp từ thịt bò và các chất dinh dưỡng từ rau quả sẽ giúp hồi phục năng lượng bị mất trong thời tiết nắng nóng.
Tây Ban Nha – Súp lạnh Gazpacho: Người dân xứ sở bò tót thưởng thức món súp rau mát lạnh Gazpacho để chống lại cái nóng. Đây vốn là món ăn truyền thống của vùng Andalusia, giàu vitamin và sắt và là món ăn tuyệt vời để khôi phục năng lượng trong ngày hè. Nguyên liệu gồm cà chua, dưa chuột, ớt chuông, cần tây, hành tây, dầu ô liu, giầm, muối và đá đem xay nhuyễn, đem lại hương vị chua chua ngọt ngọt, mát lạnh tuyệt ngon. Bạn có thể làm món này một ngày trước khi ăn và cho vào tủ lạnh để ăn, hoặc xay cùng với bánh mì và thưởng thức như một món thay thế cho bữa ăn.
Peru – gỏi hải sản Ceviche: Người dân Peru thích ăn các loại hải sản như một thực phẩm bổ dưỡng cho mùa hè và trong số đó gỏi hải sản Ceviche được ưa chuộng nhất. Ceviche gồm các loại hải sản được cắt mỏng như món sashimi và ướp lạnh trong nước cốt chanh. Nguyên liệu là các loại hải sản tươi như sò điệp, cầu gai, bạch tuộc, tôm, ăn kèm với ngô và khoai lang. Hải sản tươi ngon và vị chanh chua sẽ giúp tăng khẩu vị trong mùa hè.
Ấn Độ – Gà nướng Tandoori: Đây là món ăn được yêu thích ở Ấn Độ và nổi tiếng trên thế giới. Gà được ướp với sữa chua, ớt bột và các loại gia vị như chanh, tỏi, gừng, rau mùi, tiêu, đinh hương… sau đó đem nướng trong lò đất truyền thống tên gọi là tandoor. Hương vị béo ngậy của thịt gà hòa quyện cùng hương vị hấp dẫn của các loại gia vị đem lại món ăn tuyệt hảo.
Video đang HOT
Bulgaria – súp lạnh Tarator: Bulgaria là đất nước nổi tiếng với sữa chua và sữa chua được người dân ưa thích như là một món ăn bổ dưỡng. Súp lạnh Tarator làm từ sữa chua giàu vi khuẩn axit lactic, rau và các loại hạt như hồ đào, óc chó. Món súp mềm với dưa chuột giòn, sữa chua thơm dịu và các loại hạt béo ngậy. Không còn gì tuyệt vời hơn là làm dịu cơn khát trong mùa hè nóng bức với món súp này.
Singapore – Trà thịt sườn Bak Kut Teh: Món Bak Kut Teh có từ thế kỷ 19 và là món ăn do những công nhân người Hoa từ Quảng Đông, Tứ Xuyên mang đến Singapore. Trà thịt sườn gồm sườn heo nhiều thịt được hầm với nước dùng đặc biệt làm từ các loại gia vị và thảo mộc, đem đến nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào cho cả ngày dài mệt nhọc. Đây cũng là món ăn bổ dưỡng phổ biến và còn là món canh giải rượu của người dân Malaysia.
Nhìn vợ người ta chuẩn bị cơm cho chồng mang đi làm, vừa bổ dưỡng, thơm ngon lại có bí quyết tiết kiệm thời gian ai cũng nên "nằm lòng"
Bữa ăn nào cho chồng mang đi làm chị Nguyễn Quỳnh Hoa cũng đảm bảo có 2 món mặn, 1 món rau, nước canh và cả hoa quả ép để tráng miệng!
Gia đình nhà chị Nguyễn Quỳnh Hoa (33 tuổi) hiện đang sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Phần vì chiều ông xã thích ăn cơm Việt Nam, phần vì muốn tiết kiệm chi tiêu cho gia đình ở một thành phố đắt đỏ, sáng nào chị Hoa cũng dậy sớm nấu cơm cho chồng mang đi làm.
Hơn 3 năm nay, trừ những ngày anh được nghỉ ở nhà, còn lại chị Hoa đều cất công chuẩn bị bữa trưa ngon-bổ-rẻ cho ông xã.
Bữa cơm gồm: Đậu non kho tương, chả trứng, há cảo, rau bắp cải và canh rau luộc, trà xanh chị Hoa chuẩn bị cho ông xã.
Chị chia sẻ: "Mỗi ngày mình đều mất 30 phút để chuẩn bị cơm hộp cho chồng, cũng có khi nhanh hơn. Chi phí cho mỗi hộp cơm cho chồng mình trong khoảng 500 (khoảng 100.000 VNĐ). Do mình mua thực phẩm số lượng lớn và chia nhỏ cho nhiều bữa trong tuần nên nhìn chung tiết kiệm được rất nhiều".
Đối với dân Việt Nam, bữa ăn trưa 100.000 đồng thường rất sang chảnh và đầy đủ. Nhưng ở thành phố Tokyo, đây là mức giá được cho là rất hợp lý.
Bữa cơm với chi phí 100.000 đồng gồm cả đồ ăn và nước ép hoa quả như thế này là hợp lý.
Thương chồng làm việc vất vả, chị Hoa thường nấu bữa ăn rất nhiều dinh dưỡng. Thông thường mỗi hộp cơm trưa của anh nhà, chị Hoa thường chuẩn bị 2 món mặn, 1 món rau, nước canh và cả hoa quả ép để tráng miệng!
" Chồng mình không thích ăn hải sản và rau củ lắm, nhưng mình luôn cố gắng đưa nhiều rau củ vào hộp cơm. Để chồng dễ ăn cơm thì mình thường làm các món xào, nấu canh rau hoặc làm salad và ép nước trái cây để cân bằng thực đơn.
Ngoài ra, mình hạn chế thịt bò và thịt lợn mà thường ăn các loại thịt trắng, nấm và đậu. Cơm thì chồng mình ăn không nhiều, chỉ một bát cơm thôi, còn lại chủ yếu ăn thức ăn" - chị Hoa cho biết.
Với chị Hoa, mỗi tối về thấy chồng ăn hết đồ ăn mình chuẩn bị, khen ăn rất ngon miệng là chị đã cảm thấy hạnh phúc rồi.
Ngày nào cũng chế biến 3-4 món ăn, lại còn có cả nước ép hoa quả để chồng mang đi làm nhưng chị Hoa chỉ vào bếp 1 thoáng là xong. Để nấu ăn "thần tốc" như vậy, chị không ngần ngại chia sẻ bí quyết của mình. Những kinh nghiệm của chị quả thực rất hữu ích, các chị em nên "nằm lòng" tiết kiệm được thời gian và công sức mỗi khi vào bếp.
" Để chuẩn bị cơm hộp cho chồng và con gái thì mỗi tối khi nấu cơm tối xong, mình sẽ chuẩn bị và nấu trước những món mất nhiều thời gian như các món hầm, kho; còn lại rau củ và món xào sẽ làm vào buổi sáng hôm sau.
Nước ép rau củ, sinh tố, trà sữa... mình hay làm nhiều để uống trong 2-3 ngày/ tuần.
Mình thường mua đồ ăn cố định vào ngày thứ 7 gồm các đồ mặn; rau củ. Trái cây thì mua 2 lần trong tuần để đảm bảo độ tươi. Sau đó mình dành hẳn một ngày trong tuần để sơ chế, chuẩn bị sẵn một số món có thể ăn dần như gà chiên, chả cá, chả tôm, giò, thịt xá xíu...
Chị Hoa thường đi chợ 1 ngày cho cả tuần và sơ chế trước đồ ăn để tiết kiệm thời gian, và chi phí.
Về cơm hàng ngày, mình hay chia ra nấu như này, ví dụ bữa hôm nay mình làm mực nhồi thịt thì sẽ làm phần nhân nhiều hơn rồi chia 1/2 ra, một nửa nhồi mực, một nửa viên lại chiên sơ để cho bữa ngày mai làm mực viên xốt cà chua.
Mướp hôm nay xào mề gà, hôm sau sẽ nấu canh mồng tơi. Như thế sẽ sơ chế 1 lượt, đỡ mất nhiều công nấu nướng, không bao giờ bị bí thực đơn và tiết kiệm chi phí vì mua nhiều về chia ra sẽ rẻ và tiện nấu hơn, không phải mất thời gian đi chợ mỗi ngày, nghĩ ngợi thực đơn rồi mua lặt vặt phát sinh.
Mình luôn ghi chép cụ thể việc chi tiêu đi chợ theo thực đơn, kế hoạch được lên sẵn, do đó, mình không bị lố chi tiêu hay phải vắt óc nghĩ hôm nay nấu gì" - chị Hoa bật mí về cách nấu ăn khoa học của mình.
Chị Hoa cho rằng, chữ "nhà" cần sự góp sức của cả hai phía, chồng đã tiến lên lo trách nhiệm "xây nhà", thì mình cần lùi lại lo nhiệm vụ "giữ nhà". Bữa cơm là sự gắn kết tuyệt vời giữa các thành viên gia đình. Do đó, dù có bận gì đi nữa, chị Hoa cũng không bao giờ nấu một bữa cơm xuề xoà.
Cùng ngắm thêm một vài gợi ý về thực đơn cơm hộp cho chồng mang đi làm của chị Hoa nhé!
Ít ai tin được rằng những hộp cơm này chỉ chuẩn bị trong 30 phút.
Ông xã nhà chị Hoa khiến nhiều người phát hờn vì ghen tị khi có cô vợ đảm đang, chăm chỉ.
Chị Hoa mong rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích được nhiều chị em.
Cách nấu canh măng khô móng giò (sườn) thơm chuẩn vị đón Tết Canh măng khô móng giò (sườn) là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Cùng học cách chế biến để gia đình thưởng thức bạn nhé. Canh măng khô móng giò Nguyên liệu: Canh măng móng giò chế biến khá đơn giản, được các bà nội trợ ưa chuộng. - 1kg thịt móng giò - 200gram măng khô - Mộc nhĩ, hành khô...