10 mối nguy cho sức khỏe trong mùa đông
Mùa đông đem đến nhiều vấn đề cho sức khỏe, khiến bạn dễ bệnh hơn, uống nhiều rượu, tăng cân, mất ngủ, trầm cảm và tăng nguy cơ đột quỵ.
Mùa đông đem đến nhiều vấn đề cho sức khỏe, khiến bạn dễ bệnh hơn, uống nhiều rượu, tăng cân, mất ngủ, trầm cảm và tăng nguy cơ đột quỵ. Theo các bác sĩ, mối nguy hiểm của mùa đông, đặc biệt khi nhiệt độ xấp xỉ mức 0 độ, nằm trong các vấn đề sau:
1. Trụy tim: Đột quỵ do tim mạch tăng đến 20% trong mùa đông. Một lý do phổ biến là trong mùa đông những người không thường xuyên tập luyện lại phải tăng mức độ hoạt động của mình do các vấn đề khi đi lại, phải chịu đựng giá lạnh. Với người có vấn đề tim mạch, không nên hoạt động nặng trong trời lạnh, dễ khiến tim phải hoạt động quá mức.
2. Trầm cảm: Ngày lễ tết lại dễ gây trầm cảm, từ những người phải vất vả làm việc cho đến người cô đơn không có ai chia sẻ. Và những tháng mùa đông u ám, thiếu ánh nắng càng làm tình trạng này xấu hơn. Tình trạng trầm cảm mùa đông ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số.
Tình trạng trầm cảm mùa đông ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số. Ảnh minh họa.
3. Thiếu vitamin D: Cơ thể tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng. Do đó người sống ở vùng thiếu nắng cũng dễ bị thiếu vitamin D. Các triệu chứng thiếu vitamin khá mờ nhạt nhưng có thể gây yếu ớt, mệt mỏi, đau nhức xương khớp. Vitamin D cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
4. Thiếu tập luyện: Trong mùa đông, mọi người ngại ra đường và ngại hoạt động hơn. Nhưng tập luyện thể thao là điểu quan trọng để giữ sức khỏe tâm lý và tinh thần lành mạnh. Sự thường xuyên tập luyện quan trọng hơn mức độ tập. Và tập thể thao ngoài trời vẫn tốt hơn, chỉ cần bạn giữ ấm đầy đủ.
Mùa đông, thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
5. Thiếu ngủ: Mọi người thường ngủ nhiều vào mùa đông nhưng thời gian ngủ thực sự lại không dài. Thiếu ánh nắng khiến cơ thể thiếu melatonin điều chỉnh giấc ngủ. Bạn nên tránh caffeine và rượu ít nhất sáu tiếng trước khi ngủ.
6. Dinh dưỡng kém: Mùa đông khiến mọi người tìm đến những món ăn nhiều calo, chất béo và đậm đà hơn. Rau trong mùa đông cũng không nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn súp và các món lành mạnh khác, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh.
Thiếu ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Ảnh minh họa.
7. Tâm trạng cô lập: Mùa đông khiến nhiều người ngại ra ngoài nhưng thiếu tương tác xã hội có thể gây nên trầm cảm và lười hoạt động.
8. Tăng cân: Trung bình mỗi người lớn tăng khoảng gần 1 kg trong một năm, nhất là vào mùa đông và không thể giảm cân trong mùa hè. Trong thời gian này, bạn nên chú ý đến cân nặng để kiểm soát chế độ ăn uống, hoạt động.
Mùa đông, cần kiểm soát chế độ ăn uống để tránh tăng cân. Ảnh minh họa.
9. Cảm lạnh, cảm cúm: Mùa đông là thời điểm “bùng phát” các căn bệnh này, một phần lý do vì khí lạnh làm giảm số lượng bạch cầu kháng bệnh cho cơ thể. Mỗi người nên được tiêm phòng cúm và tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thường xuyên rửa tay. Để tăng sức đề kháng, bạn nên ăn uống, tập luyện lành mạnh và ngủ đủ giấc.
10. Rượu bia: Trong những ngày cuối và đầu năm, số tài xế lái xe say xỉn tăng đến 1/3. Uống quá nhiều, ngoài nguy hiểm khi lưu thông còn đem tới trầm cảm, béo phì và những vấn đề sức khỏe khác. Một người chỉ nên uống 1-2 ly rượi mỗi ngày. Trong các buổi tiệc, nên chọn thức uống không hoặc ít cồn.
Theo Lan Thảo
Pháp luật thành phố HCM
Ngừa trụy tim mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí lâu dài có liên quan tới việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường ăn hạt giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch - Ảnh: Đ.N.Thạch
Bác sĩ Vishal Rastogi thuộc Viện Tim Fortis Escorts (Ấn Độ) cho biết các triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là khó thở, sưng ở chân và bàn chân, cảm giác mệt mỏi, nhịp tim nhanh, suy nhược, chóng mặt, theo hãng tin Times News Network.
Mùa đông, sương mù và chất ô nhiễm đọng lại nhiều trong không khí, dẫn tới ô nhiễm. Thời tiết lạnh, huyết áp dễ tăng và động mạch vành co lại dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung cấp máu đến tim.
Khi mồ hôi không tiết ra, lượng nước dư thừa tích lũy trong phổi dẫn đến các triệu chứng suy tim. Do thay đổi thời tiết, nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp thường phổ biến hơn.
Cách phòng ngừa
- Những người có vấn đề về tim mạch cần phải đặc biệt cẩn thận trong mùa đông. Mặc dù vẫn nên tiếp tục tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên cần điều chỉnh thời gian vận động hợp lý để tránh thời tiết khắc nghiệt.
- Muối, nước uống nên giảm do cơ thể không tiết nhiều mồ hôi.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp và nếu phát hiện huyết áp tăng cao, cần điều trị đúng cách.
- Nếu có các triệu chứng viêm nhiễm, cần nhanh chóng đến bác sĩ để có liệu pháp điều trị kịp thời.
- Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh giảm đi.
- Nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Một điều có thể dễ dàng thực hiện tại nhà là đo lượng nước uống và lượng nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu luôn ít hơn, điều này có nghĩa là chất lỏng đang tích tụ trong phổi. Cần hỏi ý kiến bác sĩ vì tình trạng này có thể dẫn đến suy tim.
- Một phương pháp đo lường tình trạng cơ thể giữ nước hiệu quả khác là ghi lại trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Và nếu bạn tăng 2 kg trong 3 ngày, điều này có nghĩa là cơ thể đang giữ chất lỏng và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thế Phương
Theo Thanhnien
Thực phẩm tạo lá chắn cho tim Saumya Shree, chuyên gia thực phẩm Ấn Độ, chia sẻ 5 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hạt óc chó chứa nhiều chất chống ô xy hóa có tác dụng bảo vệ tim - Ảnh: Shutterstock Cá hồi Chính hàm lượng cao a xít béo omega-3 trong cá hồi có tác dụng bảo vệ tim. Nên ăn loại cá...