10 mẹo để củ quả tươi ngon như mới mua về
Bọc cuống chuối bằng lá nhôm, đặt nấm vào túi giấy chứa mùi tây… là những bí kíp nhỏ giúp thực phẩm tươi lâu.
1. Bọc cuống chuối bằng lá nhôm
Chuối sản xuất ra khí ethylene trong quá trình chín. Bằng cách dùng lá nhôm bọc phần cuống, bạn có thể ngăn ethylene lây lan sang các bộ phận khác của quả. Cách này sẽ giữ chuối tươi trong 4-5 ngày.
2. Để hành trong túi lưới, ít ánh sáng
Quá nhiều độ ẩm có thể làm cho hành bị thối trong khoảng thời gian ngắn. Tốt nhất là nên để chúng ở nơi mát mẻ, ít ánh sáng. Bạn có thể đặt chúng trong túi có lỗ và treo lên để giữ chúng lâu hơn. Thời gian lưu trữ có thể kéo dài 6-8 tháng.
3. Để tỏi ở những nơi tối, độ ẩm thấp
Cách lý tưởng để bảo quản tỏi là để nó trong hộp đựng, hoặc túi giấy ở nơi tối và khô. Nếu bạn giữ nguyên cả củ, nó có thể tồn tại đến 2 tháng. Nhưng nếu bạn đã tách thành những tép nhỏ, thời gian bảo quản rút ngắn xuống còn 3 đến 10 ngày.
4. Cắm rau mùi tây, rau mùi, măng tây vào nước
Đặt thân cây vào một thùng chứa nước, để chúng ở nhiệt độ phòng (không rửa). Nếu không muốn để chúng trong tủ lạnh, việc quan trọng là giữ chúng trong nước, giống như khi bạn cắm hoa. Trong tình trạng tốt, chúng có thể tươi từ 4-5 ngày.
Video đang HOT
5. Để khoai tây ở nơi tối, mát mẻ
Tránh đặt khoai tây trong túi nylon. Thay vào đó, đặt chúng trong túi giấy, hoặc túi lưới. Một lựa chọn khác để bảo quản là để khoai tây trong một chiếc rổ thưa, được phủ bằng giấy báo hoặc giấy thấm phía dưới. Bảo quản đúng cách, khoai tây sẽ giữ được từ 1 đến 2 tuần.
6. Bơ chưa chín, hãy bọc bằng giấy báo và cho vào túi giấy
Khi bơ vẫn xanh, bạn nên bọc chúng bằng giấy báo và đặt bên trong một túi giấy. Cách này sẽ giúp bơ chín trong khoảng 3-5 ngày. Nếu bạn muốn nó chín nhanh hơn nữa, hãy đặt một quả chuối vào trong túi, thời gian ngắn lại còn khoảng 2-3 ngày.
7. Đặt nấm (chưa rửa) vào túi giấy có mùi tây
Nhớ là không rửa nấm cho đến khi bạn sẵn sàng dùng chúng. Nên để nấm trong túi giấy và thêm một số nhánh mùi tây. Mùi tây hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm. Sau đó, bạn nên đặt chúng trong tủ lạnh. Thời gian lưu trữ có thể kéo dài 3-5 ngày.
8. Bọc nửa quả chanh bằng giấy nhôm hoặc rắc chút muối
Nếu bạn chỉ sử dụng một nửa quả chanh, đừng ném nửa kia vào thùng rác, tốt nhất là bọc nó trong giấy nhôm hoặc rắc một chút nuối lên trên, và bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi sử dụng, bạn chỉ cần rửa sạch chúng. Bằng cách này, nửa quả chanh có thể để tối đa 3 ngày, không thay đổi màu sắc hay mùi vị.
9. Nhỏ chanh vào nửa quả bơ để không bị thâm đen
Để bơ không bị thâm đen khi đã bổ, hãy nhỏ vài giọt chanh vào toàn bộ phần thịt bơ. Hoặc bạn có thể lấy dầu ăn chải lên bề mặt nửa quả bơ. Cách này sẽ giữ quả bơ vẫn có màu xanh trong 1 tới 2 ngày.
10. Ngâm khoai tây đã gọt vỏ trong nước có pha giấm
Khoai tây mới gọt vỏ sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xám. Để ngăn chặn điều này, hãy đặt chúng vào một âu nước, thêm vài giọt giấm trắng, đậy nắp lại và bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể từ 3 đến 4 ngày.
Mộc Miên
Theo Brightside
Làm sao để giữ tỏi lâu? Chỉ cần cho 2 loại này vào túi, tỏi để cả năm cũng không lo nảy mầm
Làm thế nào để bảo quản tỏi trong một thời gian dài mà chúng không bị nảy mầm? Dưới đây là mẹo nhỏ mà chị em nào cũng nên biết.
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Thông thường, các bà nội trợ sẽ mua tỏi nhiều để dự phòng trong nhà. Tuy nhiên, việc không biết cách bảo quản sẽ làm cho tỏi dễ bị nảy mầm.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản tỏi được lâu mà không lo xảy ra hiện tượng trên.
Cách làm như sau:
Tỏi mua về đem nhặt sạch những lớp vỏ bẩn bên ngoài rồi cho vào 1 chiếc túi sạch.
Chuẩn bị thêm 2 điếu thuốc lá cùng chút muối.
Cách làm rất đơn giản, trước hết, bạn cho phần tỏi vào túi zip sau đó bỏ vào 2 điếu thuốc cùng muối rồi hút hết không khí bên trong túi.
Sở dĩ lựa chọn thuốc lá và muối bởi muối sẽ giúp hấp thu nước, diệt vi khuẩn còn thuốc lá nhờ có nicotine mà vi khuẩn không thể xâm nhập gây ẩm mốc.
Nhờ 2 loại nguyên liệu này, túi tỏi của nhà bạn có thể để được cả năm mà không lo bị khô hay nảy mầm.
Ngoài ra, với các gia đình có tỏi nảy mầm, thay vì vứt đi hãy trồng chúng trong một chậu đất rồi chăm sóc chúng mỗi ngày. Đừng quên tưới nước cho tỏi nhé khoảng 1 tháng sau là bạn đã có thêm lá tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày chiêu đãi cả nhà rồi đấy.
Tỏi được biết đến là loài thực vật thuộc họ hành. Tỏi có vị cay, mùi hôi, tính ấm. Ngoài công dụng trong nhà bếp, tỏi cũng được dùng để làm gia vị, thuốc, rau...
Một số công dụng của tỏi trong y học:
- Chữa ho có đờm, cảm cúm
- Chữa lỵ amip hay lỵ trực khuẩn
- Chữa ung ngọt, áp xe, viêm tấy
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tỏi còn được dùng làm thuốc chống độc, long đờm, lợi tiểu, diệt giun, tăng cường tiêu hóa, chữa dịch hạch, dịch tả, vô kinh, thiếu sinh tố và kết hợp cùng các loại dược liệu khác để chữa bệnh vàng da, sốt hay dùng phòng sốt rét.
Theo Mai Hương/ giadinhmoi.vn
Cách làm túi lưới bằng dây thừng siêu độc đáo Có một chiếc túi lưới đẹp, độc đáo, mới lạ để đi chợ là niềm vui nho nhỏ của chị em phụ nữ. Hơn thế nữa, chiếc túi lưới này kết hợp với một bộ đầm maxi quyến rũ sẽ là một phụ kiện đi biển cực kỳ độc đáo, lãng mạn. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng chuyên mục học cách làm...