10 lý do chúng ta nên tái chế, giảm thiểu nhựa thải ra môi trường
Tái chế, giảm rác thải nhựa ra môi trường không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường.
Khoảng vài năm trở lại đây, vấn đề liên quan đến rác nhựa thải ra môi trường gây ra sự nhức nhối trên toàn cầu. Từ tổ chức, đơn vị đến cá nhân đều đang dần có ý thức chung tay, kêu gọi phải tái chế, giảm thiểu chất thải. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta cần làm thế. Ảnh: VOV2.
Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, 135 tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300m3 đất để chôn lấp. Ảnh: Redsvn.net.
Tái chế rác thải giúp giảm ô nhiễm, huỷ hoại môi trường do khai thác tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ, khoáng sản… Không phải ai cũng biết rằng, sử dụng giấy tái chế giảm được 74% ô nhiễm không khí, 35% ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Thế giới môi trường.
Video đang HOT
Tái chế, tận dụng rác thải nhựa để sử dụng vào các việc khác còn giúp chúng ta tiết kiệm tiền. Ảnh: VLOS.
Tái chế rác thải nhựa là quá trình cần rất nhiều nhân lực để thu gom, phân loại và xử lý rác. Chính vì thế, nó góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người. Ảnh: VladNews.
Một trong những lợi ích lớn nhất của tái chế rác thải nhựa là giúp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, sử dụng 30% rác tái chế mỗi năm đã tiết kiệm được gần 45 tỷ lít dầu và giảm được khí thải nhà kính tương đương như giảm 25 triệu ôtô chạy trên đường. Ảnh: Econews.
Giảm thiểu rác thải ra môi trường còn giúp bảo vệ cảnh quan đô thị. Mới đây nhất, dự án “Cho Bống xin rác” của một nhóm bạn trẻ Đà Nẵng trên bãi biển Mỹ Khê đã bắt đầu đi vào hoạt động. Ảnh: Hoàng Lâm.
Chôn lấp và đốt rác là các phương pháp thất bại về mặt kinh tế bởi các lò đốt cần sự đầu tư rất lớn về tài chính và đòi hỏi một lượng rác đủ lớn mới có thể vận hành. Điều này đi ngược lại với lợi ích của môi trường. Ảnh: VTV.
Không chỉ thất bại về mặt kinh tế, chôn lấp và đốt rác còn gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Chính vì thế, tái chế được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Giảm chôn lấp chất thải rắn, thay vào đó là tái sử dụng chúng một cách hiệu quả còn giúp giảm lượng khí ảnh hưởng đến tầng ôzôn. Ảnh: VietTimes
Tái chế, giảm thiệu rác thải nhựa góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trẻ em. Ảnh: Cgvdt
Theo Zing
Nghi trại lợn xả thải gây ô nhiễm, người dân bức xúc đắp đất chắn ngang kênh
Từ ngày 13/5 đến nay, người dân thôn Kim Tân, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước của dòng kênh Hồng Tân.
Đỉnh điểm là chiều 15/5, trước tình trạng dòng nước kênh Hồng Tân bốc mùi hôi thối, không thể chịu đựng được người dân thôn Kim Tân tự thuê máy múc đất đắp chắn ngang dòng kênh, không để dòng nước chảy về địa bàn thôn.
Ngày 16/5, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Trọng Tài, Trưởng thôn Kim Tân, xã Tân Lộc cho biết, cách đây mấy ngày có mưa lớn, sau khi mưa xong, dòng kênh Hồng Tân bất ngờ có màu đen kịt và bốc mùi phân lợn rất hôi thối, khiến người dân không chịu nổi. Theo ông Tài, có thể lợi dụng lúc trời mưa, trang trại lợn đã xả thải ra dòng kênh. Ông Trần Sỹ Thao, Phó thôn Kim Tân, xã Tân Lộc cũng khẳng định, "việc ô nhiễm ở đây là do phân lợn gây ra", còn trang trại lợn nào gây ra, chúng tôi không dám khẳng định.
Có mặt tại dòng kênh Hồng Tân ngày 16/5, phóng viên nhận thấy toàn bộ dòng nước kênh đều có màu đen, nổi váng bọt màu vàng và mùi hôi thối kéo dài từ thôn Tân Thượng xuống thôn Kim Tân. Đặc biệt, là đoạn chảy qua khu vực Cồn Dầu, thôn Tân Thượng, ngay sát với trang trại lợn của ông Nguyễn Văn Sửu làm chủ. Tại đây, dòng nước kênh Hồng Tân có màu đen kịt, bốc mùi hôi tanh và có hiện tượng cá chết ngay tại cống xả thải của trang trại này.
Theo tìm hiểu, trang trại lợn do ông Nguyễn Văn Sửu làm chủ được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 2004 - 2005, nằm giữa cánh đồng của hai xã Hồng Lộc và xã Tân Lộc. Đây là trang trại chăn nuôi lợn nái duy nhất của xã Tân Lộc quy mô lợn nái sinh sản là 450 con/năm, lợn đực giống 5 con/năm và lợn con (dự kiến) là khoảng 9.000 con/năm, được xây dựng trên diện tích hơn 33.257m2. Nhiều người dân xã Hồng Lộc làm ruộng gần trang trại nuôi lợn này phản ánh, sau khi đi vào hoạt động, trang trại đã không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, thường có mùi hôi thối, nước thải, phân lợn thải ra môi trường tự nhiên.
Phóng viên đã liên hệ với Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn để tìm hiểu sự việc. Trao đổi qua điện thoại, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn cho rằng, việc dòng kênh Hồng Tân bị ô nhiễm là do nước trong ruộng chảy ra. Trước đó, bà con gặt lúa bằng máy gặt, rơm để lại trên đồng chưa thu gom kịp nên khi gặp mưa, rơm ủ ngâm lâu trong nước đổi màu vàng bắt đầu có mùi, sau đó chảy xuống kênh Hồng Tân.
Phan Quân (TTXVN)
Theo Tintuc
Ống hút nhựa xưa rồi, đây mới là ống hút tự nhiên 100% gây kinh ngạc Bạn có tin là có loại ống hút tự nhiên 100% được làm từ một loại lá tươi không độc hại, không bị bảo quản bằng bất kỳ một hóa chất nào? Câu trả lời xuất hiện tại một nhà hàng ở Philippines. Phong trào nói không với ống hút nhựa, không rác thải nhựa đang lan rộng khắp thế giới. Đối với...