10 lưu ý trong chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết
6 tháng đầu năm 2019, TP HCM ghi nhận hơn 24.000 ca sốt xuất huyết, tăng 176 % so với cùng kỳ năm ngoái, 5 người tử vong gồm 3 người lớn và 2 thiếu niên. Dịch bệnh đang vào mùa và có dấu hiệu gia tăng.
ThS. BS Nguyễn Đình Qui – Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) khuyến cáo các bậc phụ huynh 10 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết:
1. Sốt xuất huyết sẽ sốt cao liên tục 3 – 4 ngày nên đôi khi hạ sốt bằng thuốc Paracetamol chỉ giảm sốt phần nào, sau đó sẽ sốt lại. Tâm lý phụ huynh thường sẽ rất lo lắng, cố gắng cho con uống nhiều lần Paracetamol hơn hoặc dùng thuốc khác hạ sốt như Ibuprofen. Việc dùng quá liều thuốc Paracetamol sẽ làm tổn thương gan, dùng Ibuprofen sẽ khiến trẻ bị sốt xuất huyết dễ bị xuất huyết tiêu hóa.
2. Không dùng kháng sinh để điều trị sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Nếu không có bằng chứng nhiễm trùng nào khác kèm theo thì không dùng kháng sinh.
3. Vì sốt xuất huyết sẽ khiến trẻ thường mệt mỏi, ăn uống kém, người nhà sẽ lo lắng và có xu hướng muốn truyền dịch, truyền “đạm” cho bé để hỗ trợ sức khỏe. Việc truyền dịch không đúng chỉ định dễ khiến trẻ bị quá tải dịch trong người, gây tràn dịch màng phổi, màng bụng nhiều khiến trẻ khó thở.
4. Trong bệnh sốt xuất huyết trẻ dễ bị nôn ói, do đó hạn chế không cho trẻ ăn các thức ăn thức uống có màu đỏ, nâu, đen. Vì như vậy khi trẻ nôn, không thể phân biệt đó là dịch lẫn màu thực phẩm hay trẻ có xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc theo dõi bệnh.
Điều trị bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2
Video đang HOT
5. Ở một số nơi vẫn còn tập quán “cạo gió”, “cắt lễ” khi trẻ sốt, việc làm này dễ khiến trẻ bị bầm da, ra máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ dụng cụ cắt da.
6. Nhiều phụ huynh không cho con tắm vì nghĩ tắm sẽ khiến trẻ bệnh nặng hơn. Thực tế, vẫn nên cho trẻ tắm nước ấm để giữ vệ sinh thân thể, đồng thời trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng thuốc.
7. Các ngày nguy hiểm của sốt xuất huyết là ngày thứ 3 – 4 – 5 của bệnh, thường giai đoạn này trẻ hết sốt, nhưng mệt hơn, nôn, đau bụng hoặc có xuất huyết kín đáo. Đôi khi người nhà thấy trẻ hết sốt nên không đi khám bệnh, dẫn đến tình trạng nhập viện trễ, bệnh nặng.
8. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường chích lúc trời còn sáng, đôi khi phụ huynh chỉ mắc màn cho trẻ ngủ buổi tối, ban ngày thì lại không nên muỗi sốt xuất huyết vẫn chích và gây bệnh.
9. Phụ huynh đôi khi nghĩ rằng con mình đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại, thực tế, sốt xuất huyết hiện tại có 4 type virus Dengue gây bệnh, nên đôi khi trẻ vẫn có thể bị lại sốt xuất huyết khi nhiễm type virus khác lần đầu.
10. Không phải tất cả các trường hợp sốt xuất huyết đều phải nhập viện, thực tế chỉ có khoảng 30% cần phải nhập viện theo dõi sát, các trường hợp khác đa phần chỉ cần điều trị ngoại trú.
M.P
Theo petrotimes
Đà Nẵng: Dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, diễn biến bất thường
Năm 2019 toàn thành phố Đà Nẵng đã có trên 3.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 178% so với cùng kỳ năm 2018.
Dịch sốt xuất huyết ở Đà Nẵng đang diễn biến bất thường. Ảnh: Thanh Niên
Trong thời gian gần đây, số ca nhập viện vì mắc bệnh số xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng tại Đà Nẵng dù không phải mùa cao điểm của bệnh này.
Ngày 14/7, báo Thanh Niên dẫn số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố Đà Nẵng đã có trên 3.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 178% so với cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, dịch sốt xuất huyết năm nay có những biểu hiện tăng cao bất thường, phức tạp.
Hiện tại, các địa phương ở Đà Nẵng liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao như Cẩm Lệ (265 ca, tăng 143%), Hải Châu (615 ca, tăng 241%), Hòa Vang (307 ca, tăng 298%) và Thanh Khê (821 ca, tăng 300%).
Bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng) nhìn nhận, trong điều kiện thời tiết nắng nóng mà số ca sốt xuất huyết liên tục tăng cao là điều bất thường, trước đây chưa từng xảy ra. Kể cả vùng cao, khô hanh cũng bùng phát sốt xuất huyết.
Theo VTV News, Khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Đà Nẵng mỗi tuần tiếp nhận và điều trị từ 8-10 bệnh nhân sốt xuất huyết với các biểu hiện như tụt tiểu cầu, tụt huyết áp, ra máu mũi, viêm phế quản phổi.
Đặc biệt, số ca bị sốt xuất huyết lại lần hai, lần ba cũng tăng một cách bất thường. Thời tiết thay đổi, cộng với sự chủ quan của người dân đã khiến bệnh sốt xuất huyết trái mùa đang gia tăng.
Trước tình hình này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã chủ động tăng cường công tác giám sát, xử lý các ổ bệnh sốt xuất huyết tại địa phương để chủ động phòng chống bệnh bùng phát.
Cùng với đó, đơn vị sẽ hỗ trợ người dân khử trùng, giám sát bệnh nhân, khoanh vùng có nguy cơ xuất hiện bệnh dịch cao, nhằm tránh bệnh lây lan và có diễn biến phức tạp.
Đà Nẵng đang là vùng có sốt xuất huyết lưu hành. Theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân nếu có những dấu hiệu nghi vấn sốt xuất huyết phải đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời, người dân cần chủ động phòng bệnh tại cộng đồng.
Vi An
Theo ĐSPL
TP HCM: Số ca sốt xuất huyết tăng đột biến, 5 trường hợp tử vong Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM những ngày qua cho thấy, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị do sốt xuất huyết tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị. Ảnh: TTXVN Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, mùa dịch sốt xuất huyết đã thực...