10 lợi ích tuyệt vời từ quả bơ
Bơ thực sự tuyệt vời. Được mệnh danh là bơ béo từ thiên nhiên với vô số lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi người, bơ rất đáng để bạn ăn mỗi ngày!
ShutterStock
Sau đây là 10 lý do để bạn đưa bơ vào chế độ ăn uống, thưởng thức, để khỏe mạnh hơn từ đầu đến chân, theo The Epoch Times.
1. Bơ chứa đầy chất dinh dưỡng
Bơ là “nữ hoàng” của các siêu thực phẩm. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ 1 quả bơ chứa 320 calo, 17 gram carbohydrat, gần 15 gram chất xơ và vitamin C, E, K và B6, chỉ 30 gram chất béo và ít hơn 5 gram đường.
Bơ cũng là nguồn tuyệt vời của magiê, kali, beta-carotene và a xít béo omega-3, là tác nhân tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim cũng như duy trì tóc, da và móng khỏe mạnh.
2. Bơ không gây béo mà còn giúp giảm cân
Tuy bơ có vị béo, nhưng đừng lo lắng. Chất béo không bão hòa đơn là chất béo tốt, không gây béo, mà còn có thể giúp kiềm chế cơn đói.
Nghiên cứu của Trung tâm Y sinh học của Anh chỉ ra rằng các bữa ăn với bơ có xu hướng làm tăng cảm giác no lâu hơn so với những bữa ăn không có bơ, từ đó cắt giảm cơn thèm ăn, theo The Epoch Times.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bơ có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tim. Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa và nổi tiếng là chất chống ô xy hóa tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa viêm. Carotenoids và phenolics giúp cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu mức cholesterol xấu có hại, theo The Epoch Times.
4. Chống ung thư
Bơ chứa dưỡng chất thực vật, có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng bơ có thể giúp hấp thụ chất chống ung thư carotinoids khi ăn kết hợp với các loại trái cây và rau quả có màu cam và đỏ, theo tiến sĩ Frank Lipman, từ Bệnh viện Lincoln, New York, Mỹ.
Video đang HOT
5. Bảo vệ da và mắt
Bơ cũng chứa lutein và các chất khác có thể giúp làm chậm sự suy giảm thị lực do tuổi tác.
Các hoạt chất trong bơ có tác dụng chống lại tác hại của tia cực tím, bảo vệ làn da.
Ngoài ra, chất xơ trong bơ thúc đẩy điều hòa nhu động ruột. Từ đó giúp bài tiết độc tố hằng ngày rất hiệu quả, làm cho cơ thể khỏe mạnh.
Theo Medical News Today, bơ là một nguồn kali tự nhiên tuyệt vời. Chỉ cần một quả bơ đáp ứng 28% nhu cầu kali hằng ngày của cơ thể. Từ đó, hỗ trợ làm giãn các thành mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.
7. Ngăn ngừa bệnh tật một cách tuyệt vời
Bơ giúp cơ thể hấp thụ các chất chống oxy hóa trong các loại rau khi bạn ăn rau.
Hơn nữa, bơ có thể giúp cơ thể hấp thụ được chất chống ô xy hóa mạnh nhất là glutathione. Chất chống ô xy hóa này giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do, từ đó chống lại quá trình lão hóa cũng như các bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim, theo The Epoch Times.
8. Tăng cường sức khỏe thai nhi
Folate và a xít folic có vai trò giúp thai nhi phát triển tốt. Theo nghiên cứu của trang Power of Positivity, nửa quả bơ cung cấp 10% nhu cầu hằng ngày của một phụ nữ mang thai. Vitamin B và C hỗ trợ phát triển trí não khỏe mạnh, trong khi chất chống ô xy hóa, chất béo không bão hòa đơn và chất xơ cải thiện sản xuất sữa mẹ và sức khỏe của người mẹ sau khi sinh.
Ngoài ra, một số thai phụ thậm chí còn phát hiện ra rằng bơ giúp giảm bớt ốm nghén.
9. Giảm đau
A xít oleic trong bơ là một chất chống viêm hiệu quả. Một chế độ ăn giàu bơ có thể lý tưởng để giảm hoặc ngăn ngừa, viêm khớp mạn tính.
10. Giảm trầm cảm
Một quả bơ mỗi ngày có thể dễ dàng giúp cải thiện tâm trạng và giảm trầm cảm, nhờ lượng kali và a xít folic.
Bạn đừng chần chờ nữa, hãy mau tăng cường bơ vào chế độ ăn uống của mình để thêm khỏe đẹp nhé!
Theo Thanh niên
Những loại trái cây gây hại cho thai nhi bà bầu tuyệt đối nên tránh
Hầu hết các loại trái cây đều rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, tuy nhiên có một số loại quả lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Để mẹ bầu luôn khỏe mạnh và thai nhi luôn phát triển, bạn nên tránh 8 loại trái cây sau đây:
Nho
Mặc dù các bác sĩ chưa có quan điểm nhất quán về việc không nên ăn nho trong thai kỳ, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các chị em nên hạn chế ăn nho, vì lượng thuốc trừ sâu được phun lên nho có thể ảnh hưởng đến thai phụ và em bé trong bụng.
Ăn nho nhiều có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc (Ảnh minh họa)
Hơn nữa chất resveratrol trong nho cao có thể gây độc cho bà bầu. Ngoài ra, khi mang thai, bạn có thể khó tiêu hóa vỏ nho đen vì hệ tiêu hóa bị suy yếu. Bên cạnh đó, do tính axit cao của nho, nó gây ốm nghén, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Dứa
Các mẹ bầu không nên ăn nhiều dứa trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ vì chúng chứa nhiều chất bromelain một loại enzyme làm mềm tử cung dẫn đến co bóp tử cung mạnh, gây xuất huyết, thậm chí chuyển dạ sớm, gây tiêu chảy và dị ứng cho bà bầu. Vì thế, trong 3 tháng đầu, bà bầu tuyệt đối không nên ăn dứa hoặc nước ép dứa để tránh sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng.
Me
Tiêu thụ quá nhiều me trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai (Ảnh minh họa)
Trong quả me chứa một lượng vitamin C vượt quá mức bình thường có thể kích thích sản xuất progesterone trong cơ thể, me có mặt trong danh sách loại trái cây cần tránh khi mang bầu. Khi lượng progesterone tăng cao có thể dẫn đến trường hợp sinh non và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương tế bào ở thai nhi. Vì vậy, hãy cân nhắc khi mẹ bầu ăn me, hoặc không nên ăn đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Đào
Đào là loại trái cây rất dinh dưỡng chứa nhiều sắt, kẽm, pectin. Tuy nhiên quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết, sảy thai. Không những thế, lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Chuối
Chuối thường được biết đến là loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng có thể tương đương với các loại thịt. Nhưng thực tế vẫn là chuối chứa lượng chitinase cao, là chất gây dị ứng chính. Ngoài ra, chất chitinase cũng là loại mủ có thể làm cho cơ thể nóng lên và thậm chí khiến cho mẹ bầu bị dị ứng . Đây là lý do tại sao bạn cần phải tránh tiêu thụ chuối trong thời gian mang thai của bạn.
Dưa hấu
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, dưa hấu còn có thể làm cho mẹ bầu bị cảm lạnh. Do vậy mẹ không nên ăn dưa quá nhiều trong thai kỳ để giữ sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai (Ảnh minh họa)
Mặc dù đu đủ chín rất giàu chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho bà bầu, đu đủ xanh, hoặc gần chín, lại chứa nhiều enzymes và mủ dễ gây co bóp tử cung, xuất huyết. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất dễ gây sảy thai. Do vậy, tốt hơn hết là bạn nên tránh ăn đu đủ trong suốt thời gian mang thai.
Nhãn
Nhãn là loại quả có tính ôn nhiệt, giúp dưỡng huyết an thần. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều nhãn bởi nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
Theo giadinhvietnam
Cứu sống mẹ con sản phụ bị tiền sản giật nặng Chiều 9/7, bác sĩ Trần Quang Hiền, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi An Giang, cho biết: Các bác sĩ Khoa Sản của Bệnh viện vừa cứu sống cặp mẹ con sản phụ bị tiền sản giật nặng. Sản phụ đã quan khỏi cơn nguy kịch và tiếp tục nằm điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân là chị Võ Thị Minh...