10 lợi ích của đậu thận đối với sức khỏe bà bầu
Đậu thận là món ăn yêu thích của nhiều người, không những vậy lợi ích của đậu thận với sức khỏe bà bầu cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
Việc nuôi dưỡng một bé cưng trong bụng đòi hỏi rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu cần phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn mỗi ngày của mình để đảm bảo cơ thể nhận được đủ các dưỡng chất thiết yếu. Có rất nhiều món ăn tốt cho sức khỏe trong thai kỳ và đậu thận là một trong số đó. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết thêm lợi ích của đậu thận và những lưu ý khi dùng thực phẩm này trong thai kỳ nhé.
10 lợi ích của đậu thận đối với sức khỏe mẹ bầu
Đậu thận là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, được sử dụng rộng rãi. Loại hạt này rất giàu protein, chất xơ, do đó ăn nhiều đậu thận sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Bà bầu có nên ăn đậu thận trong thai kỳ không? Câu trả lời chắc chắn là có bởi đây thật sự là một “siêu thực phẩm” rất tốt cho sức khỏe của bạn và sẽ giúp bé cưng phát triển tốt cả về tinh thần và thể chất.
1. Giàu chất chống oxy hóa
Đậu thận giàu chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Các chất chống oxy hóa này cũng rất hữu ích cho làn da của mẹ và bé.
2. Giàu axit amin
Đậu thận chứa nhiều axit amin thiết yếu giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, nhiễm trùng.
Bà bầu ăn đậu thận trong thai kỳ sẽ giúp bổ sung hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, mẹ bầu bổ sung sắt đầy đủ khi mang thai còn giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức của bé.
4. Bổ sung đồng
Khoáng chất đồng có trong đậu thận có thể làm giảm viêm và giúp tăng cường hoạt động của enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng duy trì tính chất đàn hồi của khớp, mạch máu và dây chằng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Video đang HOT
Lượng magiê dồi dào trong đậu thận có thể giúp bà bầu xua mệt mỏi bằng cách giúp các mạch máu, cơ bắp và dây thần kinh được thư giãn.
6. Loại bỏ độc tố sulphite
Sulphite là chất bảo quản thực phẩm thường được dùng để ngăn chặn sự thay đổi màu thực phẩm. Phụ nữ ăn đậu thận khi mang thai có thể giúp giải độc sulphite và ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng liên quan đến chất độc này như đau đầu, nhịp tim nhanh…
7. Giàu chất xơ
Đậu thận có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu khi mang thai.
Đậu thận giúp loại bỏ những cơn buồn nôn, một triệu chứng ốm nghén mà hầu hết phụ nữ mang thai thường gặp phải.
9. Ngăn chặn đau cơ hoặc hen suyễn
Đau nhức cơ bắp và hen suyễn là những vấn đề có thể gây hại cho thai kỳ. Những vấn đề này có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách ăn nhiều đậu thận.
10. Loại bỏ axit mật
Sự gia tăng các hormone trong thai kỳ xảy ra trong ba tháng cuối có thể làm chậm dòng chảy thông thường của mật ra khỏi gan. Sự tích tụ mật trong gan cho phép các axit mật xâm nhập vào dòng máu. Lượng axit mật bị ứ đọng trong gan sẽ đi vào máu dẫn đến ứ mật thai kỳ khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. May mắn thay, chất xơ có trong đậu thận có thể loại bỏ axit mật và chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tác hại của việc bà bầu ăn quá nhiều đậu thận
Khi ăn đậu thận trong thời gian mang thai, bà bầu cần phải hết sức thận trọng, tránh ăn quá nhiều để không gặp phải các nguy cơ sau:
Đậu thận có chứa purin, có thể dẫn đến bệnh gút hoặc sỏi thận.Một số chất có trong đậu thận có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa tế bào trong thai kỳ.Ăn quá nhiều đậu thận rất dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu bởi trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động không ổn định.Tránh ăn đậu thận đóng hộp và hãy nhớ luôn kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ khi mua sản phẩm.Tiêu thụ quá nhiều chất sắt trong chế độ ăn có thể gây tổn thương não và kích hoạt các cơn đau tim.Một số lưu ý bà bầu cần nhớ khi ăn đậu thận trong thai kỳ
Để bé yêu chào đời khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cần phải hết sức cẩn thận về sức khỏe và chế độ ăn uống của bản thân trong suốt quá trình mang thai:
Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ khoảng 25 đến 38 gram chất xơChỉ nên ăn đậu thận được nấu chínĂn đậu thận còn sống hoặc chưa được nấu chín sẽ có nhiều chất độc. Lớp vỏ bên ngoài của hạt đậu chứa độc tố có thể được loại bỏ bằng cách nấu cho đến khi mềm.Rửa sạch đậu thận trước khi sử dụng và nấu trong khoảng 2 đến 3 giờ.Ngoài đậu thận, còn có những loại đậu nào tốt cho sức khỏe bà bầu?
Bên cạnh đậu thận, bà bầu có thể thêm các loại đậu vừa ngon vừa bổ dưỡng sau vào chế độ ăn:
Đậu lăng: Chứa nhiều axit folic cho cơ thể. Ngoài ra, đậu lăng còn chứa một hàm lượng lớn chất sắt, cần thiết cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con, đồng thời làm sản sinh năng lượng mới cho các hoạt động trong ngày của mẹ.
Đậu đen: Đây là loại đậu có tác dụng bổ huyết tuyệt vời. Đặc biệt, mẹ bầu ăn nhiều đậu đen còn giúp xua tan chứng đau mỏi khớp cơ trong quá trình bầu bí.
Đậu đỏ: Chứa nhiều chất oxy hóa nhất trong các loại đậu. Thêm vào đó, đậu đỏ còn là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3, những chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Đậu xanh: Chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, C; tiền vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm: canxi, magie, kali, natri, kẽm, sắt…
Đậu thận là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp điều trị và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, do đó bạn có thể thêm loại hạt này vào chế độ ăn trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và nhận được nhiều lợi ích của đậu thận, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và nhớ đừng quên những lưu ý trên khi sử dụng đậu thận trong thai kỳ nhé.
Theo Hellobacsi
Loại quả rẻ bèo nhưng cực tốt cho thai, mẹ bầu tội gì không ăn
Có lẽ nhiều mẹ bầu chưa biết rằng một loại quả bình dị, thân thuộc với người Việt như quả sung lại chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất cực tốt cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Khi mang bầu, mẹ luôn cố gắng bồi bổ, không tiếc tiền mua những loại thực phẩm bổ dưỡng đắt đỏ về ăn với hy vọng em bé trong bụng khỏe mạnh, phát triển tốt. Vậy nhưng có lẽ mẹ bầu chưa biết, nhiều loại thực phẩm thân thuộc, bình dị và rẻ bèo nhưng cũng có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một trong số đó là quả sung.
Những lợi ích tuyệt vời của quả sung. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu, quả sung chứa hàm lượng các nguyên tố vị lượng như canxi, photpho, kali, một số vitamin như C, B, và nhiều chất khác như glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, malic acid, auxin,... Nhờ vậy, sung đem lại những lợi ích dưới đây cho bà bầu.
Giảm ốm nghén hiệu quả
Quả sung chứa nhiều vitamin B6, loại vitamin từ lâu đã được cho là giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả.
Giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ có trong quả sung được coi là hơn hẳn bất cứ loại trái cây hay rau quả xanh nào khác. Trong quả sung có cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chúng giúp mẹ bầu ngăn ngừa được một trong những vấn đề khó chịu nhất khi mang thai là chứng táo bón.
Ngoài ra, enzyme có trong quả sung còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp mẹ bầu hạn chế ợ nóng, ợ chua.
Sung là loại quả bình dị, thân thuộc với người Việt. (Ảnh minh họa)
Phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật
Quả sung có hàm lượng Kali cao giúp mẹ bầu ổn định huyết áp và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, một biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến sinh non hay thậm chí là mất mạng cả hai mẹ con.
Tốt cho não thai nhi
Quả sung chứa một hàm lượng nhất định Omega-3, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời giúp mẹ có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai.
Sung có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. (Ảnh minh họa)
Cung cấp năng lượng
Khi mang bầu, mẹ sẽ cần sử dụng nhiều năng lượng và quả sung được biết đến là có khả năng cung cấp nhiều calories cho cơ thể. Thậm chí ở nhiều nơi, các vận động viên còn được khuyến khích ăn nhiều loại quả này trước khi thi đấu.
Vì những lý do trên, quả sung là một trong những loại trái cây được các chuyên gia khuyên bà bầu nên ăn mỗi ngày. Đặc biệt, sung rất dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: muối chua ngọt, nấu cháo, kho cùng thịt, làm mứt,... Tuy nhiên, những mẹ bầu bị chứng huyết áp thấp thì không nên ăn sung.
Theo Giadinh.net.vn
Tìm hiểu bà bầu tháng thứ 9 nên ăn gì, kiêng gì? Mang thai tháng thứ 9 là giai đoạn nhạy cảm của mẹ vì bé yêu sắp sửa chào đời. Do đó, bà bầu tháng thứ 9 cần chú ý hơn đến vấn đề nên ăn gì hoặc nên kiêng gì. Bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ sẽ đem đến rất nhiều hứng thú và hồi hộp vì em bé có thể...