10 loại trái cây giàu Vitamin C hơn cam
Khi nói đến Vitamin C, hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ tới cam. Tuy nhiên, 10 loại trái cây dưới đây còn giàu loại vitamin thiết yếu này hơn cam.
Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mô, dây chằng, mạch máu và sụn trong cơ thể. Nó còn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất các kích thích tố như ATP, dopamine, hormone peptide, tyrosine. Đây cũng là chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề gây ra bởi các gốc tự do, từ việc lão hóa da đến căn bệnh ung thư chết người.
Nhu cầu Vitamin C hằng ngày là 90 mg cho nam giới và 75 mg cho phụ nữ. Một quả cam chứa khoảng 70 mg Vitamin C. Nhưng thật không may, Vitamin C tan trong nước nên cơ thể bạn không thể lưu giữ nó. Do đó, việc bổ sung Vitamin C phải thường xuyên, điều độ thì mới có hiệu quả.
Ổi
Một quả ổi chứa 377 mg Vitamin C, gấp 4 lần lượng Vitamin C bạn cần sử dụng nếu là đàn ông và 5 lần đối với phụ nữ.
Ớt chuông
Những loại rau màu sáng thường chứa ít calo và giàu vitamin. Nửa quả ớt vàng chứa 155 mg Vitamin C, nhiều hơn so với nhu cầu hằng ngày của bạn. Tương tự, một quả ớt chuông đỏ chứa 190 mg Vitamin C.
Đu đủ
Nửa quả đu đủ lớn chứa 238 mg VitaminC. Đu đủ còn là nguồn chất xơ và Vitamin A phong phú.
Ớt
Nửa quả ớt đỏ chứa khoảng 108 mg Vitamin C. Ớt còn chứa một hợp chất có tên capsaicin, giúp giảm đau khớp.
Video đang HOT
Súp lơ
Một bông súp lơ trắng nhỏ chứa khoảng 128 mg Vitamin C. Tuy ăn 2 quả cam dễ dàng hơn so với việc tiêu thụ một bông súp lơ nhưng hãy cố gắng bổ sung loài rau họ cải này vào chế độ ăn uống của bạn do chứa nhiều vi chất tốt cho cơ thể. Tương tự, một bông cải xanh chứa khoáng 82 mg chất dinh dưỡng này.
Một quả kiwi chứa 167 mg Vitamin C. Kiwi cũng giàu chất xơ, kali, magie, kẽm, folate và Vitamin K.
Một quả xoài chứa 122 mg Vitamin C. Ngoài ra, xoài là loại quả giàu chất xơ và Vitamin A.
Một chén cải xoăn cắt nhỏ chứa hơn 80 mg Vitamin C. Do đó, hãy thêm nó vào salad và các món ăn của bạn ngay từ hôm nay.
Thơm chứa khoảng 80 mg Vitamin C, nhiều hơn trong một quả cam.
Dâu tây
Dâu tây chứa lượng Vitamin C tương đương một quả cam. Dâu tây còn là quả giàu chất anthocyanins – giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể.
Theo L. Thoa
Người lao động
Lật tẩy "gạo ướp thuốc" đầu độc người Việt
Trong quá trình tìm hiểu thực, hư phía sau tin đồn "gạo ướp thuốc", người viết đã ghi nhận được không ít "chiêu trò" phù phép, móc túi khách hàng trên hạt gạo. Loại thuốc ướp, tạo hương cho gạo có thể tìm thấy khá dễ dàng giữa lòng Thủ đô...
Tiểu thương ế ẩm vì tin đồn
"Bán gạo giờ ế ẩm lắm, có ngày còn không có khách mua..." - không ít tiểu thương kinh doanh gạo phản ánh như vậy với phóng viên. Minh chứng cho điều này, một tiểu thương ở khu vực Đê La Thành, Hà Nội lấy ví dụ: cách đây chừng 5 tháng, mỗi ngày cửa hàng bán được từ 3 - 6 yến gạo các loại. Thế nhưng, từ khi hạt gạo "ngập" trong các tin đồn như gạo giả, gạo ướp hóa chất..., thì khách mua dè dặt hơn. Để cầm cự, không ít cửa hàng gạo chuyển sang hình thức kinh doanh đa mặt hàng. Nghĩa là ngoài gạo, họ kiêm bán luôn cả dưa, cà, mắm, muối.
Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội khẳng định chưa phát hiện gạo tẩm hóa chất lưu hành trên thị trường. Nhưng không ít người tiêu dùng vẫn tỏ thái độ nghi ngại, cảnh giác cao khi lựa chọn gạo.
Việc kinh doanh gạo của tiểu thương sút giảm vì tin đồn.
Một thành viên trên diễn đàn "chọn gạo ngon" "bật mí": Phương pháp để nhận biết gạo ngon là ngửi. Bạn hãy bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi, gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Sau đó, cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. Hoặc có thể mua số lượng nhỏ nấu thử, nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ "tẩy chay" cửa hàng đó. Nhưng cách tốt nhất là nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê, vừa rẻ lại đảm bảo an toàn.
Chiêu trò móc túi khách hàng
Theo các tiểu thương, thị trường Hà Nội thường ưa thích loại gạo dẻo và gạo "mác" ngoại. Gạo nào nấu lên càng dẻo, càng thơm thì càng "hút" khách. Đáp ứng tiêu chí này, các cửa hàng gạo cung cấp những loại mang tên Tám bắc hương, Điện Biên, Tám Thái..., với giá dao động 17.000 - 30.000 đồng/kg.
Thế nhưng, chất lượng gạo dẻo, thơm ở các cửa hàng phân phối lẻ không phải khi nào cũng đồng đều. Nhiều khách hàng than thở rằng, thậm chí trong cùng một cửa hàng, hai đợt mua chỉ cách nhau ít ngày nhưng lần đầu được gạo dẻo, thơm còn lần sau cơm nấu lên khô khốc, không mùi.
Loại thuốc tạo hương gạo được quảng cáo là có nhiều công năng.
Lý giải điều này, anh Hiệp, chủ một cửa hàng gạo trên phố La Thành, chia sẻ: Tuy có sự chênh lệch về giá bán, tên gọi nhưng nhìn chung hạt gạo chỉ xoay quanh bốn tính chất cơ bản là cơm dẻo, thơm, mềm và xốp. Dù gạo thơm, ngon có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ chế biến từ trên dưới 10 giống lúa thuộc dòng cơm dẻo, thơm. Bởi thế, nhiều cửa hàng phân phối gạo sử dụng phương pháp đánh tráo nhãn mác gạo để kiếm lời, khiến khách hàng nhận "quả đắng".
Riêng về thông tin có hay không việc sử dụng hóa chất, hương liệu để ướp gạo, đa phần tiểu thương đều tỏ ra khá bất ngờ. Không ít người còn quả quyết không hề sử dụng bất kỳ hóa chất nào lên gạo. Một chủ cửa hàng "đưa đẩy": "Nếu bảo quản thì có chăng là các đại lý phân phối lớn mới sử dụng chứ chúng tôi bán nhỏ lẻ cứ 3 -7 ngày lại bán hết gạo và nhập lần tiếp theo thì bảo quản làm gì".
Người này cho biết thêm, riêng chuyện cùng một loại gạo nhưng bán ở hai nơi với hai giá khác nhau là có thực. Ví dụ, cùng là gạo tám thái, nhưng khu vực Hoàng Mai bán với giá 22.000 đồng/kg, trong khi đó ở Ngọc Khánh chỉ có 18.000 - 20.000 đồng/kg. Loại trừ yếu tố chi phí thuê mặt bằng, sở dĩ gạo có mức giá "vênh" nhau như vậy là do các cửa hàng nhỏ lẻ trộn gạo.
Trộn gạo, theo giải thích của "dân buôn" là cách thức lấy loại gạo có giá trị ngon nhất trộn lẫn với gạo loại hai, loại ba kém ngon hơn. Gạo sau khi trộn, tùy thuộc vào tỷ lệ sẽ bán với giá của gạo loại một hoặc loại hai, ba. Riêng về "công thức" trộn gạo, người này bật mí: Gạo ngon với gạo thường tùy vào các mức giá định bán sẽ được trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ 3:1 hoặc 1:1. Sau khi gạo được trộn, chỉ cần "cắm biển, đề tên" trên chậu gạo là có thể xuất hàng, định giá thoải mái. Như vậy, người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt thòi bởi sự nhập nhèm trong giá cả và chất lượng gạo.
Trở lại với câu chuyện đồn thổi gạo đang lưu thông trên thị trường Hà Nội bị ướp hương liệu, chất bảo quản. Trong khi cơ quan chức năng khẳng định không có hiện tượng này thì loại thuốc ướp, tạo hương cho gạo lại có thể tìm thấy khá dễ dàng ngay giữa lòng Thủ đô.
Trong vai một tiểu thương có nhu cầu mua thuốc về ướp gạo, người viết đã được chủ cửa hàng số 88 Hàng Buồm tận tình chỉ dẫn. Lấy vội ra một lọ dung dịch nhỏ màu trắng xanh, chủ cửa hàng ngã giá 40.000 đồng. Người này nói: "Cái này gọi là hương lá nếp, em cho vào cái gì cũng thơm".
Thắc mắc vì sao thuốc chỉ có "chữ ngoại quốc" với những ký tự loằng ngoằng mà không có dòng hướng dẫn tiếng Việt nào, người này giải thích: "Gọi nôm na là hương cốm, hương gạo nếp, hương thơm..., cái này cứ vẩy đều lên gạo rồi đảo đều, thế thôi. Cái này là mình phải về tự điều chế, không có hướng dẫn nào hết".
"Vậy chị còn loại nào khác ngoài lọ nhỏ này không?" - tôi hỏi. "Loại to chị cũng có, loại màu trắng, loại đỏ, loại xanh đều có, đựng cả trong can kìa. Nhưng mà những loại đựng trong can to này nó không thơm, em làm (trộn gạo - PV) sẽ dễ bị hỏng".
Dường như vẫn thấy tôi trố mắt ngờ nghệch, người phụ nữ này tiết lộ thêm: "Loại to là 100.000 đồng/chai nửa lít, nhưng chị nói cho em biết, cái loại to này không bao giờ ngon vì nó là hàng pha chế. Nó không hề thơm. Còn cái lọ nhỏ này là hàng nguyên chất. Em mua của chị một lần cái này (lọ thuốc nhỏ) sẽ không bao giờ muốn dùng can to nữa đâu. Cái nhỏ này dùng được nhiều thứ lắm, đồ giải khát cũng cho vào, rồi cà phê, cốm...".
Theo thái độ và sự "tư vấn" của chủ cửa hàng trên phố Hàng Buồm, dường như việc tiểu thương, "lái buôn" đi tìm mua loại thuốc tạo hương gạo diễn ra khá thường xuyên. Chẳng thế mà thứ chất ấy được chất đầy trong các can to, can bé vứt chỏng chơ ngay một góc dưới chân sạp hàng.
Chuyện gạo ướp thuốc có thực sự "sạch" như đã kiểm nghiệm, loại thuốc "ướp" gạo thơm như mùi lúa nếp ấy có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không..., có lẽ phải chờ đợi những động thái tiếp theo của các ban, ngành chức năng. Thế nhưng có thể thấy, sự mập mờ trong nguồn gốc, chất lượng gạo đang bày bán trên thị trường là hệ quả tất yếu trong việc buông lỏng quản lý của những người có trách nhiệm.
Theo Pháp Luật
[Chế biến] - Mứt thơm Bên cạnh vị chua quen thuộc của thơm, món mứt hấp dẫn của Vua đầu bếp Thanh Hòa còn kết hợp mùi thơm của quế và vị cay của gừng, cũng như vị cam ngọt thanh. Tất cả sẽ làm cho mứt thơm có được hương vị đậm đà, đồng thời tô điểm bản sắc ẩm thực Việt hiện đại. Vua đầu bếp...