10 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn thường xuyên
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm dưới đây bạn không nên ăn quá nhiều tránh dẫn đến tình trạng không tốt cho sức khỏe.
Đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy thịt hay cá nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 0 C, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, đồ nướng trực tiếp trên bếp gas cũng tạo ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng, gây đột biến tế bào và ung thư. Nướng gián tiếp trên bếp gas thông qua chảo vẫn tạo ra độc tố, nhưng AGE, axit amin thơm, amin dị vòng sẽ ít hơn.
Ngoài ra, TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cũng cho biết dù nướng thực phẩm theo cách nào (lò nướng điện, nướng trên than, cồn, bếp điện tử) đều có khả năng sinh ra chất độc hại.
Trứng muối
Trong quá trình chế biến, người ta có thể sử dụng xút, vôi muối, chì ôxy hóa để ủ trứng. Nếu chì vào cơ thể quá hàm lượng cho phép sẽ gây hiện tượng ngộ độc chì, không tốt cho sức khỏe như: Đau đầu, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan thận…
Mặt khác, chì còn gây ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi. Bởi vậy nếu thường xuyên sử dụng trứng muối mà trong quá trình chế biến, sử dụng nguyên liệu chì vượt quá giới hạn, sẽ bị ngộ độc chì và gây thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Vì thế, không nên ăn nhiều trứng muối.
Việc ăn quá nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể phải nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao.
Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… với các biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc ăn mì tôm thường xuyên có thể gây ra ung thư, sỏi thận, loãng xương,…
Mỗi người, mỗi ngày không nên sử dụng quá 6gram mì chính. Ăn nhiều mì chính sẽ làm cho hàm lượng axit amin trong máu tăng cao, hạn chế sự hấp thụ lượng canxi và magie cần thiết, có thể gây ra triệu chứng đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng không tốt đến cơ quan sinh dục.
Tiêu thụ lượng gan vừa phải rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên việc ăn quá nhiều lại gây hại, do gan rất nhiều cholesterol. Ăn thường xuyên có thể gây ra các chứng bệnh tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch, các chứng bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
Tốt nhất chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần gan/tháng (80g/khẩu phần). Bên cạnh đó, nên chọn gan tươi ngon của con vật khỏe mạnh. Chìa khóa để món gan ngon là hãy cho nhiều tỏi.
Quẩy
Phèn chua trong bánh quẩy có chứa chất chì vô cơ. Nếu ăn bánh quẩy hàng ngày, chì có thể tiết qua thận gây nhiễm độc cho đại não và tế bào thần kinh, thậm chí dẫn đến chứng đần độn như ở người già.
Ngoài ra, mỡ dầu dùng rán quẩy do thời gian sôi trong chảo lâu ở nhiệt độ tương đối cao, thường dùng đi dùng lại nên dễ tạo ra chất độc. Những chất độc này ăn vào sẽ làm chức năng gan thay đổi, trong quá trình rán thực phẩm, dầu tiếp xúc với không khí, tạo phản ứng oxy hóa nhiệt phức tạp, sản sinh ra chất oxy hóa. Chất này có tác dụng kích thích tương đối mạnh niêm mạc, nên ăn nhiều quẩy rất dễ gây ra viêm dạ dày, đường ruột.
Hàm lượng chất béo/100 gram hạt hướng dương có thể đạt khoảng 52g và số lượng calo là hơn 600 Kcal. Những người mỗi ngày ăn 100g hạt hướng dương, vậy mỗi ngày cơ thể hấp thu lượng calo lớn, gần như là ăn tương đương với 6 bát cơm. Một khi ăn hướng dương quá nhiều, không chỉ khiến cơ thể dễ béo, lượng calo lớn và thành phẩn chất béo được chuyển hóa ở gan, cũng gây bất lợi cho sức khỏe của gan.
Theo lý giải của các chuyên gia, trong khi muối dưa, nitrat trong rau xanh bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Lúc bạn ăn dưa, hàm lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện để nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm…tạo thành hợp chất nitrosamine – 1 chất có khả năng gây ung thư.
Dưa muối thường có vị chua nên cũng không hề tốt cho dạ dày. Ăn dưa muối quá nhiều hoặc ăn lúc đói có thể gây viêm loét dạ dày. Hơn nữa, dưa muối thường có vị mặn của muối, ăn nhiều sẽ gây hại cho thận, tim và dễ dẫn đến tăng huyết áp.
Chao đậu phụ
Chao đậu phụ trong quá trình ủ lên men rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nó còn chứa nhiều chất đạm, muối và sun-phua hy-dro dễ bay hơi, đây đều là chất thiu thối phân giải a-bu-min có hại cho cơ thể.
Rau chân vịt
Trong rau chân vịt có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nó lại có chứa chất axit ô-xa-lic. Nguyên tố kẽm và canxi quý giá trong thực phẩm sẽ dễ hòa tan trong axit ô-xa-lic bài tiết ra ngoài cơ thể, làm cho cơ thể thiếu chất kẽm và canxi.
5 siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe đôi mắt
Có một số loại thực phẩm nên bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn uống, để có thể duy trì sức khỏe của đôi mắt.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát với các biện pháp cách ly và phong tỏa, nhiều người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn trên máy tính hay điện thoại thông minh. Điều này có thể gây ra một số vấn đề về mắt. Vì vậy, việc chăm sóc đôi mắt càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có một số loại thực phẩm nên bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn uống, để có thể duy trì sức khỏe của đôi mắt.
Các loại đậu
Nên bổ sung đậu vào bữa ăn hàng ngày. Đậu đen hay đậu lăng là những nguồn cung cấp bioflavonoid và kẽm dồi dào, có thể giúp bảo vệ võng mạc và giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Các loại hạt và hạt hướng dương
Một nguồn tuyệt vời khác cho đôi mắt khỏe mạnh là các loại hạt. Từ hạt dẻ cười, quả óc chó, hạnh nhân có các loại hạt rất giàu axit béo omega-3 và vitamin E vì chúng giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin E cùng với các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh là một nguồn tuyệt vời để duy trì sức khỏe cho đôi mắt. Các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina và rau cải thìa, rất giàu vitamin C và E. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật có một lượng vitamin A tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt lâu dài.
Trái cây và rau nhiều màu sắc
Các loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, ớt chuông, dâu tây, bí đỏ, ngô là nguồn cung cấp vitamin A và C. Trong khi những loại trái cây và rau có màu sắc sặc sỡ này được cho là có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh về mắt.
Trái cây họ cam quýt
(Ảnh: Wikipedia.org)
Trái cây họ cam quýt và quả mọng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, rất tốt cho đôi mắt khỏe mạnh. Cam, bưởi, chanh và quả mọng chứa nhiều vitamin C, có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng./.
Hạt hướng dương dù tốt nhưng ăn nhiều ngày Tết chẳng khác gì "hạ độc" cơ thể, gây 5 loại bệnh đáng sợ sau Tuy chỉ cắn cho vui miệng vào ngày Tết nhưng nếu ăn quá nhiều hạt hướng dương, chúng sẽ sản sinh 5 tác nhân đáng sợ gây hại cho sức khỏe. Trong mỗi cuộc trò chuyện, họp mặt ngày Tết của người Việt ta không bao giờ thiếu đĩa hạt hướng dương. Chúng được xem như "tinh hoa" của hướng dương sau khi...