10 loại thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu là cách để bạn tránh và đối phó với bệnh tiểu đường, cũng như các bệnh nguy hiểm khác do tiểu đường gây ra. Sau đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiểu đường là bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất nội tiết tố insulin hoặc phản ứng insulin không đúng cách. Hiện nay, y học không thể chữa được bệnh này và các biến chứng của bệnh tiểu đường rất khó kiểm soát như suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh và bệnh tim.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và ăn uống. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
1. Táo
Táo là loại thực phẩm tuyệt vời đối với các bệnh nhân tiểu đường. Táo có thể kiểm soát lượng đường trong máu là do có chứa hàm lượng pectin cao, loại chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể. Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên đến 28% so với những người không ăn táo.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu crom, một loại khoáng chất giúp điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Nó cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu tin rằng chính hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh là chất giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Sulforaphane có tác dụng bảo vệ mạch máu và làm giảm các phân tử gây hại cho tế bào.
3. Cá
Video đang HOT
Các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi là nguồn bổ sung axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin. Ngoài ra, nó cũng là loại thực phẩm ít chất béo, vì vậy nó là loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Theo các chuyên gia nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt.
5. Các loại hạt
Hàm lượng chất xơ cao trong đậu không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, tim của bạn mà còn có tác dụng giữ nguyên lượng đường trong máu. Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. Các loại hạt này giúp cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm quá trình đốt chát năng lượng.
6. Đậu nành
Đậu nành có chứa rất nhiều chất xơ và protein, những loại chất dinh dưỡng quan trọng làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.
7. Dầu ôliu
Dầu ôliu được xem là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc làm giảm các kháng thể insulin.
8. Quả ớt
Trong một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy, bổ sung ớt vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp cân bằng lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Bên cạnh đó, ớt còn chứa vitamin C, carotenoids và chất chống oxy hóa giúp điều hòa nội tiết tố insulin.
9. Quế
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, vì vậy mà nó có tác dụng rất lớn trong việc giúp người mặc bệnh tiểu đường type 2 kiểm soát lượng đường. Để bổ sung quế vào chế độ ăn, bạn có thể rắc nó vào trà, cà-phê, ngũ cốc.
10. Tỏi
Tỏi chứa rất nhiều chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul-phide oxide (allicin), flavonoids,… những thành phần quan trọng giúp làm giảm glucose trong máu và kích thích tuyến tụy tiết insulin.
Theo PNO
Khô miệng, đau họng bởi tổn thương dây thần kinh
Một số nguyên nhân chính khiến bạn mắc chứng khô miệng bao gồm mất nước, thuốc men, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, và bởi lối sống hàng ngày của mỗi người.
Chứng khô miệng, y học gọi là Xerostomia, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khô miệng và các triệu chứng đau họng thường có liên quan với nhau, bởi khô miệng dễ dẫn đến đau họng.
Mất nước có thể là một ảnh hưởng trực tiếp do đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng, và mất máu. Khi có quá nhiều chất lỏng thoát ra từ cơ thể, bạn sẽ mất nước và sau đó dẫn đến một loạt các chứng như khô miệng, đau họng. Cách duy nhất để chống lại mất nước là bù nước, bằng hình thức uống trực tiếp hoặc truyền nước. Trong trường hợp mất nước trầm trọng, bắt buộc các bác sĩ sẽ phải truyền nước vào cơ thể cho bạn bằng một loại chất lỏng chuyên biệt thông qua tĩnh mạch.
Một số người có thể bị khô miệng và đau họng sau những hoạt động hàng ngày, nhất là những người uống rượu và hút thuốc. Ngoài ra, những người hít thở qua đường miệng cũng sẽ khiến miệng mình bị khô. Bạn có thể đảo ngược tất cả những thói quen không tốt này bằng cách bỏ hút thuốc, giảm lượng đồ uống có cồn, và học cách thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng.
Một nguyên nhân nữa khiến bạn khô miệng và đau họng là do tổn thương dây thần kinh. Nếu cổ hoặc đầu bị ảnh hưởng bởi tai nạn hoặc thông qua phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp trường hợp khô miệng thường xuyên. Bởi vậy, bất kỳ người nào tin rằng mình đã bị tổn thương thần kinh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hàng loạt các nhiễm trùng và bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới chứng khô miệng và đau họng. Có thể kể ra một số bệnh tiêu biểu như: bệnh tiểu đường, HIV, bệnh Alzheimer, bệnh thiếu máu, đột quỵ, viêm khớp, và các bệnh khác...
Khi được kiểm soát đúng cách, các bệnh này sẽ không làm cho miệng bạn bị khô. Những người có các bệnh nói trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sau một thời gian điều trị mà không thấy khá hơn.
Đôi khi, khô miệng có thể được gây ra bởi một số loại thuốc men. Thuốc dị ứng, trầm cảm, lo âu, mụn trứng cá, và thuốc hen suyễn... tất cả đều có thể gây khô miệng và đau họng. Do vậy, hiểu một cách đơn giản, trong hầu hết trường hợp dùng thuốc, khô miệng là một phản ứng bình thường dễ gặp. Nếu sau khi ngưng thuốc mà người bệnh vẫn không hết khô miệng thì cần đi khám y tế sớm.
Cách tốt nhất để chống lại một miệng khô là uống nhiều nước. Nếu đã uống rất nhiều nước mà không thể cải thiện chứng khô miệng do ảnh hưởng của thuốc thì người bệnh có thể tạm thời dùng biện pháp giữ ẩm toàn thân.
Nước soda, rượu và các chất lỏng khác có thể không những không giữ nước mà còn làm cho cơ thể mất nước thêm. Vì vậy, nếu đang trong trạng thái mất nước như này, bạn tuyệt đối nên tránh các thức uống trên.
Theo PNO
Những thắc mắc về đái tháo đường Tiểu đường giờ đây được coi như đại dịch thế giới. Trước sự bùng phát nguy hiểm của căn bệnh này, hãy bổ sung những kiến thức chính xác về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và hậu quả của nó... 1. Người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường? Đúng. Do sự sản xuất insulin không đầy đủ nên...