10 loại thực phẩm có thể gây sảy thai mà bà bầu nên tránh
Đu đủ là một trong những thực phẩm gây sảy thai phổ biến. Đu đủ xanh hoặc chưa chín có chứa các enzyme có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sẩy thai.
Mang bầu rồi sinh con khỏe mạnh, an toàn thực sự là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ngay cả việc thiếu hoặc thừa một số loại thực phẩm đều có thể ảnh hưởng đến cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng ăn một số loại thực phẩm nhất định, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể gây ra mối đe dọa cho em bé của bạn?
Sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ (ba tháng đầu) là rất phổ biến. Ăn một số loại thực phẩm như đu đủ hoặc uống nước ép dứa có thể gây co thắt bên trong và giãn cổ tử cung dẫn đến sẩy thai.
Thói quen dinh dưỡng và chế độ ăn uống của người mẹ đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ bởi vì bất cứ điều gì mẹ tiêu thụ đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, mẹ càng khỏe mạnh khi mang thai, khả năng biến chứng sức khỏe càng ít.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên tránh ăn khi mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu.
1. Dứa
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến thai chết lưu. Dứa chứa bromelain, có thể gây co thắt bên trong và giãn cổ tử cung ở phụ nữ khi mang thai, dẫn đến sẩy thai.
2. Gan động vật
Việc ăn gan động vật không tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn gan động vật mỗi ngày trong khi mang thai dẫn đến tích tụ retinol cao có thể gây hại cho thai nhi.
Video đang HOT
3. Nha đam
Bà bầu nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có thể dẫn đến xuất huyết vùng chậu, gây sảy thai. Ngoài ra, các bà bầu nên tránh sử dụng các sản phẩm từ nha đam trong ba tháng đầu của thai kỳ.
4. Đu đủ
Đu đủ là một trong những thực phẩm gây sảy thai phổ biến. Đu đủ xanh hoặc chưa chín có chứa các enzyme có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, bà bầu nên tránh tiêu thụ đu đủ xanh, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai.
5. Cua
Bên cạnh hương vị thơm ngon, cua còn chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng cao. Nhưng, bạn nên tránh ăn chúng quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ, vì chúng có thể khiến tử cung co lại, gây xuất huyết trong hoặc thậm chí là thai chết lưu.
Bên cạnh đó, cua cũng chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe tổng thể của bà bầu.
6. Sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
Các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng như phô mai feta, gorgonzola, brie… chứa vi khuẩn có tên Listeria, có thể có hại cho phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong gia cầm và hải sản chưa nấu chín. Vì vậy, bà bầu nên thận trọng hơn và tránh ăn những thực phẩm này trong thời kỳ mang thai.
Mặc dù ăn khoai tây thường xuyên khi mang thai được coi là an toàn, nhưng khoai tây mọc mầm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều độc tố khác nhau như solanine có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, khoai tây mọc mầm không chỉ có hại cho bà bầu mà còn có hại đối với tất cả mọi người.
8. Trứng sống
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn trứng sống hoặc thực phẩm có trứng sống, vì những thứ này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Hãy chắc chắn rằng lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng đã hoàn toàn chín sau khi nấu.
9. Hạt vừng
Bà bầu không nên ăn quá nhiều hạt vừng khi mang thai. Hạt vừng, khi trộn với mật ong, có thể dẫn đến sẩy thai. Tuy nhiên, hạt vừng đen có thể được tiêu thụ trong giai đoạn cuối của thai kỳ, vì chúng giúp sinh nở tự nhiên hơn.
10. Caffeine
Mặc dù các nghiên cứu khẳng định rằng, tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải là an toàn khi mang thai, nhưng phụ nữ mang thai vẫn nên hạn chế tiêu thụ, vì mức độ caffeine tăng lên trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai hoặc em bé thiếu cân.
Bầu vượt mặt vẫn ra đồng cuốc đất, mẹ suýt mất con nếu nhập viện muộn
Khi đang làm việc ngoài đồng, bà mẹ này thấy đau bụng và ra máu âm đạo nhưng vẫn cố chịu đến sáng hôm sau mới tới bệnh viện.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyên chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé trong bụng. Tuy nhiên ở nhiều vùng kinh tế còn khó khăn, người phụ nữ có cuộc sống rất vất vả, dù có thai vẫn phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
Mới đây, bệnh viện nhân dân huyện Vĩnh Thắng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận một trường hợp sản phụ người dân tộc Lisu (Lật Túc) đang mang thai, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, ra máu âm đạo.
Bà mẹ người dân tộc Lisu cho biết ở nơi cô sống các bà bầu đều làm việc và đẻ trên cánh đồng là chuyện bình thường.
Bà mẹ này cho biết cô không biết mình đang mang thai bao nhiêu tuần do ở trên núi đường đi khó khăn nên không đi khám thai được. Trước ngày nhập viện, cô vẫn cùng với người nhà ra đồng cuốc đất để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Khi đang làm thì bắt đầu bị đau bụng và ra máu. Về nhà, cơn đau càng dữ dội hơn nhưng do trên núi đêm tối không thể xuống bệnh viện nên đã cố chịu đựng đến sáng hôm sau.
Bà mẹ này cũng cho biết người dân tộc không hề biết về việc tính tuổi thai hay ngày dự sinh. Rất nhiều đứa trẻ đều được sinh ra ngay trên cánh đồng khi mẹ đang làm việc hoặc may mắn hơn là được đỡ đẻ tại nhà. Bản thân cô đã mang thai 5 lần nhưng đều bị sảy nên rất mong muốn các bác sĩ giúp giữ đứa trẻ này.
May mắn thay đúng thời điểm này, bệnh viện huyện Vĩnh Thắng đang có đoàn nhân viên y tế từ trên tỉnh về hỗ trợ. Bác sĩ sản khoa Zhang Hui lập tức tiếp nhận khám cho sản phụ người dân tộc này. Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ dự tính sản phụ mang bầu khoảng 33 tuần, đang có dấu hiệu chuyển dạ sớm nghiêm trọng, nhịp tim thai thấp chỉ 80 nhịp/phút đồng thời có dấu hiệu thiếu máu. Trong trường hợp xấu nhất, có thể đứa trẻ sẽ không giữ được và phải cắt bỏ tử cung để cứu mạng người mẹ.
Các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp để phẫu thuật cho bà mẹ người dân tộc.
Ban đầu, bà mẹ người dân tộc hoài nghi những lời nói của bác sĩ do bất đồng ngôn ngữ nhưng sau đó các bác sĩ địa phương đã sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất để giải thích và gia đình đồng ý phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ xác định tử cung mở rộng phù hợp với chẩn đoán tuần thai nhưng hình dạng tử cung có hình vòng cùng. Thành tử cung bên phải có khối máu tụ màu xanh tím to khoảng 6x7cm, chẩn đoán vỡ nhau thai. Ngoài ra, nước ối có dấu hiệu có phân su và ít.
Bác sĩ Zhang Hui và đội ngũ đã nhanh chóng xử lý tình huống, mổ lấy thai nhi nặng 1,8kg và bị ngạt nhẹ. Sau khi tiến hành hồi sức tim phổi, bé đã trở lại bình thường sau 5 phút và được chuyển đến khoa sơ sinh để tiếp tục điều trị.
Em bé chào đời nặng 1,8kg và đang được theo dõi sức khỏe.
May mắn hơn nữa là bà mẹ không có dấu hiệu xuất huyết sau sinh, có thể giữ được tử cung. Hiện tại hai mẹ con sản phụ người dân tộc đều đang được theo dõi tình hình sức khỏe tại bệnh viện.
Những dấu hiệu từ móng tay cảnh báo sức khỏe 'gặp chuyện' nghiêm trọng Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay thường có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay có màu trắng, bề mặt trơn, không có gờ rãnh hay đổi màu khác lạ. Nếu xuất hiện bất kỳ thay đổi nào về hình dạng hay màu sắc thì có thể là móng tay đang muốn báo hiệu cho bạn rằng cơ thể...