10 khoảnh khắc ấn tượng nhất năm 2013
Tiểu hoàng tử Anh George đón chào thế giới, người phụ nữ hoảng hốt kêu cứu trong trung tâm mua sắm tại Kenya là những hình ảnh ấn tượng nhất năm 2013 do Reuters bình chọn.
Người đàn ông dũng mãnh bên ngọn lửa trong nghi lễ Perang Api (Cuộc chiến lửa) hôm 11/3, trước ngày lễ Nyepi (Tết của người Hindu) ở Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters.
Hơn 36.000 người đã phải sơ tán khỏi Colorado Springs, thành phố lớn thứ hai của bang Colorado, Mỹ vào hôm 27/6, sau khi cháy rừng xảy ra và lan rộng tới hơn 62 km2. Ảnh: Reuters.
Hoàng tử Anh William và Công nương Kate xuất hiện cùng tiểu Hoàng tử George bên ngoài bệnh viện St Mary ở London ngày 23/7. Hoàng tử George ra đời trong sự chờ đón của cả thế giới. Tiểu Hoàng tử sẽ là người kế vị ngai vàng thứ ba, sau ông nội và cha. Ảnh: Reuters.
Một phụ nữ bị thương, mặt đầy máu, đang kêu cứu sau khi bon khủng bố xả súng vào trung tâm mua sắm Wesgate tại Nairobi, Kenya vaongày 21/9. Các tay súng đeo mặt nạ xông vào trung tâm thương mại giết chết ít nhất 39 người và làm bị thương 150 người. Vụ tấn công này là một trong những vụ khủng bố lớn nhất thế giới sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tổng thống Barack Obama cùng đệ nhất phu nhân Michelle Obama trong lễ nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 tại Washington ngày 21/1. Trong khi đó, ca sĩ Jennifer Hudson (phải) đang biểu diễn phía sau. Ông Obama giành chiến thắng trước đối thủ Mitt Romney trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cuối năm 2012. Ảnh: Reuters.
Nhân viên cứu hộ đang làm việc bên cạnh một chiếc xe cảnh sát méo mó sau khi một vụ xả súng xảy ra gần Đồi Capitol ở Washington ngày 3/10. Vụ việc xảy ra vào chiều 3/10 theo giờ địa phương. Các nhân chứng và các nhà chức trách cho hay, một người phụ nữ lái chiếc xe ô tô màu đen đã đâm xuyên qua rào chắn gần Nhà Trắng, sau đó phóng đến Đồi Capitol, nơi trụ sở Quốc hội Mỹ toa lac. Ảnh: Reuters.
Cậu bé Issa (10 tuổi) đang bê quả bom tại một nhà máy sản xuất vũ khí của Quân đội tự do Syria tại Aleppo ngày 7/9. Cuộc khủng hoảng ở Syria kéo dài hơn 3 năm đã biến nhiều cậu bé thành những tay súng hoăc thơ sưa vu khi. Ảnh: Reuters.
Nhà máy dệt may tại Mumbai (Ấn Độ) nơi 5 gã đàn ông cưỡng hiếp môt nha bao. Vụ việc xảy ra vào lúc tối muộn ngày 22/8 tại một quận trung tâm của thành phố, khi người phụ nữ 23 tuổi đang cùng một đồng nghiệp nam làm phóng sự về những tòa nhà cũ trong khu vực. Việc nữ phóng viên ảnh bị tấn công tình dục là một cú sốc đối với nhiều người tại Mumbai, bơi ngươi ta luôn coi no là một trong những thành phố an toàn nhất đối với phụ nữ ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Một người đàn ông bên cạnh thi thể của nhiều trẻ em chết vì hơi độc tại Ghouta, phía đông thủ đô Damascus, Syria ngày 21/8. Theo nhiều báo cáo, khoảng từ 355 đến 1.729 người, bao gồm nhiều trẻ em, đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này. Trong khi phe nổi dậy buộc tội chính quyền của Bashar al-Assad, chinh phu khăng đinh ho không thưc hiên vu tân công, đông thơi đô lôi cho phe đôi lâp. Ảnh: Reuters.
Biển người Venezuela đi bên cạnh quan tài của nhà lãnh đạo quá cố Hugo Chavez tại Caracas sau khi ông qua đời vì ung thư ngày 6/3. Ảnh: Reuters.
Theo Tri thức
Lý do thực sự khiến Mỹ từ bỏ Trung Đông
Các chính trị gia và học giả từ Riyadh đến Washington gần đây đều chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Trung Đông vì đã không tập trung, sai lầm và gây tổn hại đối với lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, trái ngược với những lời buộc tội đó, chính sách đối ngoại của ông Obama đối với Trung Đông thực ra đang là một cách tiếp cận thực dụng do vị trí, tầm quan trọng về chính trị và kinh tế của khu vực này đang suy giảm.
Tổng thống Mỹ Obama tại phòng làm việc.
Việc thay đổi chính sách đang được thể hiện rõ nhất trong vấn đề Syria và Iran, nơi mà Mỹ, mặc dù bị những cáo buộc là đạo đức giả và ngớ ngẩn về chiến lược, vẫn kiên quyết không thực hiện một cuộc can thiệp quân sự chống Damascus và tích cực đàm phán với phía Iran về chương trình hạt nhân của nước này, bất chấp những cảnh báo từ đồng minh thân cận Israel.
Thay đổi chính sách này cũng được thể hiện qua những động thái mới gần đây trong khu vực, chẳng hạn như việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa FD-2000 trị giá 3,4 tỷ USD của Tập đoàn Xuất - nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMIEC) thay vì chọn các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ, hay việc Saudi Arabia rời xa mạng lưới tình báo của Mỹ và mở ra cuộc đối thoại mới với Iran. Những thay đổi ngoại giao đã phản ánh một Trung Đông rất khác so với những gì mà hầu hết các chính trị gia nhận định.
Có một lời giải thích đơn giản cho sự thay đổi này: Khu vực Trung Đông không còn gây được sự chú ý như đã từng trong quá khứ, khi nguy cơ về một cuộc xung đột toàn cầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và 2 thập kỷ sau đó, khi trữ lượng dầu mỏ của Trung Đông trong thị trường năng lượng toàn cầu cho phép khu vực này nắm giữ "con tin" của nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, do kết quả của cuộc cách mạng dầu đá phiến (dầu được lấy ra từ đá phiến sét) có thể cho phép Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2015.
Nhưng sự thay đổi về trữ lượng dầu của Mỹ không phải là yếu tố duy nhất khiến cho vai trò của Trung Đông, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, suy giảm. Tình hình bất ổn vẫn đang diễn ra tại khu vực, khiến cho giá dầu bị đẩy lên cao, dẫn đến việc Mỹ phải tìm một số lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn.
Cựu chuyên gia Cơ quan An ninh Quốc gia Paul D. Miller lưu ý rằng "Mỹ sẽ sớm đuổi kịp và vượt qua Trung Đông trong lĩnh vực sản xuất dầu mỏ", trong khi, mặc dù sản xuất dầu ở Trung Đông đã đạt đến mức cao kỷ lục trong 2 thập kỷ qua, nhưng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo các nhà sản xuất dầu Arập rằng họ sẽ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách vào năm 2016.
Trong khi các quốc gia Vùng Vịnh chỉ có thể sử dụng dầu mỏ như là một vũ khí ngoại giao thì Đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia James E. Akins cho rằng với việc khai thác dầu đá phiến cùng với nguồn cung mới trong các các lĩnh vực đang nổi lên như năng lượng tái tạo sẽ cho phép Mỹ giảm lượng dầu nhập khẩu. Sau một thập kỷ đầu tư lớn, hiện năng lượng tái tạo đã đáp ứng gần 15% nhu cầu của Mỹ trong nửa đầu năm 2013.
Ngay cả đến chính phủ cầm quyền tại Saudi Arabia cũng thể hiện sự lo lắng của mình. Trong một bức thư gửi cho chính phủ Anh mới đây, Hoàng tử Alwaleed bin Talal cảnh báo rằng doanh thu từ dầu chiếm trên 90% ngân sách của Saudi Arabia và nếu ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này giảm công suất sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực.
Nửa đầu của thế kỷ 20 đã chứng minh rằng dầu có khả năng làm thay đổi cân bằng quyền lực trong khu vực và toàn cầu, đặt Trung Đông vào trung tâm của vũ đài chính trị thế giới. Nhưng buổi bình minh của thế kỷ 21 đã mang lại vị thế địa chính trị mới cho Mỹ trong việc tự tăng sản xuất năng lượng trong nước và cho phép Washington thực hiện chiến lược "xoay trục về châu Á" nhằm tránh bị sa lầy vào một Trung Đông ngày càng không ổn định và khó dự đoán.
Theo Công Thuận
Báo Tin tức
Những viên kim cương đắt giá nhất thế giới Những viên kim cương cỡ lớn màu hồng, trắng và cam... đã liên tục lập kỷ lục đấu giá, điển hình là viên kim cương hồng hình oval mới đây được bán với giá 83 triệu USD. Dưới đây là bộ sưu tập những viên kim cương đắt giá nhất hành tinh. Viên kim cương trắng không tì vết hình trái tim, nặng...