10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên
Lượng tiền đổ vào Esports vẫn ở mức rất cao trong bối cảnh Covid-19 khiến kinh tế thế giới kiệt quệ trong năm 2021.
Công ty cá cược và đội tuyển Esports bắt tay không còn là điều mới mẻ, nhưng hợp đồng giữa DraftKings và FaZe Clan trong năm 2021 đã khiến cả thị trường chao đảo vì sức nặng của nó.
Theo Esports Insider, DraftKings đã tốn hàng chục triệu USD để trở thành nhà tài trợ chính thức của đội CS:GO FaZe Clan, đi kèm một vị trí “đẹp” trên áo đấu của đội tuyển này. DraftKings cũng sẽ bắt tay cùng dàn KoL của FaZe clan làm content trên các nền tảng stream và một “original series” – bộ phim tài liệu.
Thương vụ với DraftKings được ký kết ngay sau khi đội tuyển FaZe clan được định giá 1 tỉ USD vì sắp lên sàn NASDAQ.
Fnatic và ASOS
Vào tháng 9/2021, đội tuyển Fnatic thông báo ký kết thành công bản hợp đồng có thời hạn 3 năm với nhãn hàng thời trang ASOS. Thương vụ này được Esports Insider định giá hơn 20 triệu USD.
Logo của ASOS xuất hiện trên áo đấu năm 2021 phiên bản giới hạn của Fnatic. Ngoài ra, 2 tổ chức cũng bắt tay cho ra bộ sưu tập thời trang với sản phẩm rẻ nhất có giá khoảng 35 USD.
Rocket League và BMW, Ford, NASCAR, McLaren, Lamborghini
Rocket League là bộ môn Esports liên quan đến xe hơi gần như duy nhất vào thời điểm hiện tại. Vậy nên trong bối cảnh quảng bá bằng game và Esports được ưa chuộng, bộ môn này đã thu về nhiều bản hợp đồng thương mại lớn trong năm 2021.
Lần lượt Lamborghini, BMW, Ford, McLaren đã xuất hiện trong Rocket League thông qua thiết kế xe phiên bản giới hạn. Không dừng lại ở quảng cáo hiển thị, những nhãn hàng này chấp nhận đầu tư hàng triệu USD để cùng Rocket League xây dựng hệ thống giải đấu Esports riêng. Họ tin rằng lượng người chơi khiêm tốn của trò chơi này là những khách hàng tiềm năng.
G2 Esports và Ralph Lauren
G2 Esports cạnh tranh với Fnatic cả trên sàn đấu lẫn hợp đồng thương mại. Nếu Fnatic tự hào vì ký kết thành công cùng ASOS thì “rạp xiếc” vào tháng 6/2021 cũng bắt tay thành công cùng Ralph Lauren.
Video đang HOT
Vì Ralph Lauren là hãng thời trang cao cấp nên sản phẩm được bán trên store của G2 có giá rất cao (thấp nhất 100 USD).
Nicecactus và GCC
Các quốc gia Ả Rập được coi là mảnh đất “màu mỡ” với các tổ chức Esports trên toàn thế giới. Năm 2021, Nicecactus đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chạy đua chiếm thị phần khu vực này.
Cụ thể, Nicecactus đã cùng Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Phó Tổng thống, Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) thành lập một liên doanh, đặt mục tiêu xây dựng hệ thống đào tạo tuyển thủ đầu tiên và duy nhất đại chuẩn tại vùng vịnh trong tương lai gần.
Thông tin liên quan đến thương vụ này không được tiết lộ, nhưng vì tiếng nói của 2 phía đều có sức nặng nên được Esports Insider đánh giá rất cao.
- Nicecactus là nền tảng đào tạo game thủ được cho là toàn diện nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
- GCC (Gulf Cooperation Council) – Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh là một liên minh chính trị và kinh tế của tất cả các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư ngoại trừ Iraq, với nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội.
FaZe Clan và DC Comics
Tuyển thủ của FaZe Clan được biến thành những “siêu nhân” thực thụ trong những trang truyện của DC Comics. Đây là thành quả đầu tiên của hợp đồng quảng cáo trị giá triệu USD đôi bên ký kết vào tháng 9/2021.
Trong tương lai, nhiều khả năng FaZe Clan sẽ có một series hoạt hình riêng, tương tự “Arcane” của Liên Minh Huyền Thoại.
Team Liquid và Alienware
Trong thị trường còn non trẻ như Esports, hợp đồng có thời hạn 3 năm được cho là “lâu dài”. Vậy nên bản hợp đồng của Team Liquid ký với Alienware xứng đáng là một kỷ lục.
Alienware đã cung cấp linh kiện, PC cho đội tuyển Team Liquid từ năm 2011. Sắp tới để kỷ niệm năm thứ 10 hợp tác, cả 2 tổ chức sẽ cho ra nhiều chương trình khuyến mãi khủng để tri ân người hâm mộ.
Belong và Vindex
300 triệu USD là số tiền được Vindix đầu tư vào Belong để xây dựng hàng trăm nhà thi đấu Esports trên khắp lãnh thổ nước Mỹ với mục tiêu đưa những giá trị “online” trong game trở thành “offline”. Đây là hợp đồng được ký kết từ năm 2020 nhưng bị chậm mất 1 năm vì dịch Covid-19 bùng phát.
Những nhà thi đấu của Belong và Vindix sẽ cung cấp cho tuyển thủ và fan trải nghiệm “thực tế” nhất có thể bằng công nghệ VR, điều mà đối thủ Nerd Street Gamers, Allied Esports, hay bất kỳ công ty xây dựng và tổ chức giải đấu Esports nào trên toàn thế giới không làm được.
ESL và Intel
Thương hiệu ESL và Intel đã gắn bó với nhau được 20 năm. Để tiếp tục hướng đến tầm cao mới, vào tháng 4 đầu năm nay 2 tổ chức này đã gia hạn hợp đồng đến 2025 với số tiền đầu tư thêm lên đến 100 triệu USD.
TSM và FTX
Với phương châm Esports và Crypto sinh ra là để dành cho nhau, TSM và FTX đã cùng ký kết bản hợp đồng trị giá 100 triệu USD. Qua đó, đội tuyển TSM từ mùa giải năm sau sẽ đổi tên thành TSM FTX. Đây là thương vụ quảng cáo hiển thị có sức nặng nhất trong năm 2021 theo Esports Insider.
Tại sao Faker gia hạn hợp đồng với T1 lại tạo nên cơn địa chấn trong giới Esports?
Trong giới Esports, chỉ cần thông tin liên quan đến Faker đều có thể thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông.
Giới LMHT đang quay cuồng với kỳ chuyển nhượng trước mùa giải. Ở LPL lẫn LCK, các đội tuyển liên tiếp tạo nên những thương vụ ồn ào. Trong đó, T1 và Faker nhận được sự quan tâm hơn cả. Tới nay, việc đôi bên tái ký hợp đồng vẫn chưa đi đến hồi kết.
Faker tiếp tục gắn bó với T1
Gần đây, theo Sohu, cổ động viên tiếp tục tỏ ra phẫn nộ trước cách làm việc của T1. Họ bất mãn khi đội nhà thông báo trễ tương lai Faker. Điều này khiến CEO ông lớn LCK phải lên tiếng. Theo đó, ông giải thích vì bản thân lúc đó chưa kịp trở về Hàn Quốc để gia hạn hợp đồng với ngôi sao 25 tuổi.
Việc tuyển thủ đi hay ở rất bình thường trong giới Esports. Thế nhưng, T1 và Faker lại tạo nên làn sóng ồn ào suốt thời gian qua. Thậm chí, trong ngày 19/11, T1 lên thẳng đầu bảng tìm kiếm Weibo. Trong khi, Faker đứng ở thứ 5. Đây là sự việc rất lạ bởi lẽ T1, Faker đều không thuộc giới LMHT Trung Quốc. Vậy tại sao họ lại có thể tạo ra cơ địa chấn lớn với giới Esports?
T1 hiện hoạt động rất mạnh mẽ trên TTCN. Đội nhà liên tiếp chia tay trụ cột lẫn dàn sao trẻ. Để chuẩn bị cho chặng đường mới, họ không tiếc thay máu lực lượng. Thế nhưng, ở chiều ngược lại, T1 chưa đưa về bất cứ bản hợp đồng chất lượng nào.
T1 lên hot search của Weibo
Theo 163, khả năng mua bán của ông lớn LCK bị đặt dấu chấm hỏi lớn. Sau đó, Faker hết hạn hợp đồng. T1 cũng không có bất cứ động thái đáp trả nào. Điều này gây ra sự tranh cãi lớn và khiến T1 trở thành cái tên gây sốt Weibo.
Tiếp đến, phải nhắc về vị thế của Faker. Anh không chỉ mang tính biểu tượng với LCK mà còn là tượng đài bất tử của cả giới LMHT. Vì vậy, bất cứ ai cũng đều có sự quan tâm nhất định đến "Quỷ vương".
Kỳ thực, Faker chẳng phải được lòng hết mọi người. Thế nhưng, xét về mọi mặt, không ai đủ sức đánh bại "Quỷ vương". Ngôi sao 25 tuổi vừa tài năng, vừa kính nghiệp, hết lòng theo đuổi con đường tuyển thủ.
Faker và T1 đã đồng hành suốt 9 năm qua
Anh thậm chí không vướng bất cứ phốt yêu đương, chơi bời nào từ khi ra mắt. Chưa kể, bên trong giàu có, song Faker lại khiêm tốn, thường xuyên làm công tác từ thiện. Huyền thoại LCK sớm trở thành chuẩn mực với mọi game thủ của giới Esports.
Cuối cùng, mối lương duyên giữa Faker và T1 vốn dĩ không tầm thường. Cả hai đồng hành suốt 9 năm qua, cùng nhau bước lên đỉnh vinh quang lẫn xuống đáy khủng hoảng. Vậy T1 giúp Faker nổi tiếng? Hay "Quỷ vương" khiến ông lớn LCK vươn tầm thế giới?
Theo 163, thực chất, với nhiều cổ động viên, họ quan tâm một cá nhân hơn là đội tuyển. T1 đúng rằng là bệ đỡ cho Faker. Nhưng đạt được danh tiếng hiện tại, "Quỷ vương" dựa vào nỗ lực và tài năng bản thân nhiều hơn.
Faker luôn là tâm điểm thu hút giới truyền thông
Suốt những năm qua, bao lứa ngôi sao rời T1, Faker vẫn ở đó gồng gánh đội nhà. Anh dẫn dắt nhiều con người khác nhau đến đỉnh cao LCK lẫn thế giới. Nhưng nhiều thời điểm, T1 lại đối xử không tốt với ngôi sao 25 tuổi.
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng Faker lưu lại đội nhà vì muốn bám víu hào quang.
Theo 163, điều này khiến việc gia hạn hợp đồng giữa Faker và T1 nhận được sự quan tâm. Tất cả muốn nhìn thấy sau khi anh ra đi, đội nhà còn lại gì? Tới khi thỏa thuận mới được công bố, sự kiện này càng khiến truyền thông, cộng đồng LMHT dậy sóng.
Trong giới người hâm mộ, họ sẽ chia hai luồng cảm xúc. Một bên tiếc nuối vì Faker không ra đi, chứng tỏ bản thân nơi chân trời mới. Phía còn lại thì tỏ ra vui mừng khi tiếp tục thấy "Quỷ vương" gắn bó với T1.
Sau tất cả, chuyển nhượng là câu chuyện bình thường với thể thao điện tử. Thế nhưng, vì đó là một huyền thoại vĩ đại nhất với một ông lớn hàng đầu nên đi kèm nhiều thị phi.
Faker nhận lương 138 tỷ VNĐ một năm, cao nhất giới Esports Bản hợp đồng mới giữa Faker và T1 tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới truyền thông. Trước mùa giải mới, các đội tuyển đều bận rộn với kỳ chuyển nhượng. Thời gian qua, ở LCK, hàng loạt sự ra đi khiến cổ động viên bất ngờ và tiếc nuối. Kèm theo đó, nhiều bản hợp đồng chất lượng cũng lần...