10 hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước
Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Khoa học đã chứng minh nước chiếm 70% khối lượng cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm đến việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày.
Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml, nên một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Nếu uống ít nước, một loạt những bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Thế nào là uống nước đúng cách?
Trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày luôn cân bằng số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể người trưởng thành luôn ổn định một thời gian dài. Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Khi thời tiết nắng nóng cơ thể cần bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh.
Việc uống nước cũng cần từ từ, không nên uống nhiều một lúc sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như Natri, Kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung lượng nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn có cảm giác khát hơn.
Uống nhiều nước một lúc làm lượng mô hôi bài tiết ra ngoài nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì quá mất nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm khát tốt hơn.
Không nên uống nước lạnh, nước đá khi thời tiết nóng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phải phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, vì nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.
Các hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước
1. Lão hóa da sớm
Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô, từ làn da để duy trì nồng độ trong máu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp.
Trong khi đó những người uống nhiều nước sẽ chậm thấy dấu hiệu tuổi già trên mặt. Vì vậy, hãy uống nhiều nước và cho cơ thể được ngâm nước trong nhà tắm.
2. Gây mệt mỏi
Những dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước như: nhức đầu, khô và dính ở lưỡi hay miệng. Khi tình trạng trên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.
Video đang HOT
3. Táo bón triền miên
Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn. Thường xuyên uống ít nước khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm. Lượng dinh dưỡng từ thức ăn chúng ta nạp vào cũng được hấp thụ kém hơn. Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.
4. Bệnh gút (Gout)
Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể hoặc giảm bài tiết, sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận và các bộ phận khác tạo thành một căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.
Để ngăn ngừa bệnh gút, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có một điểm rất quan trọng là uống nhiều nước, giúp cho axit uric có thể được bài tiết thông qua thận nhanh hơn
5. Gây rối loạn điện giải
Nước là dung môi chính giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giữ cho nồng độ các chất luôn ở mức cân bằng để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc uống ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước có thể khiến nồng độ các chất hòa tan, đặc biệt là các chất điện giải thay đổi, sự cân bằng bị phá vỡ gây nên tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể. Ở mức độ nặng hơn có thể khiến cơ thể bị rối loạn điện giải cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp.
Không nên uống nước lạnh, nước đá khi thời tiết nóng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Ảnh minh họa
Nước bọt có chức năng làm sạch và diệt trừ vi khuẩn trong miệng. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ không tiết đủ nước bọt diệt khuẩn, khiến chúng nhanh chóng sinh sôi và làm hơi thở có mùi khó chịu.
Nếu vệ sinh răng miệng đúng cách mà vẫn gặp phải tình trạng này thì thói quen lười uống nước có thể là nguyên nhân. Bởi nước bọt có tác dụng chống vi khuẩn và là một chất khử trùng tự nhiên. Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước bọt được sản xuất sẽ không đủ. Từ đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.
7. Nam giới rối loạn chức năng sinh lý
Nam giới không uống đủ nước cũng giống như cây thiếu nước, sẽ bị “xìu”. Ở trạng thái mất nước, cơ thể sản xuất một lượng angiotensin lớn hơn, một loại hormone thường thấy ở những người đàn ông gặp khó khăn trong việc đạt được sự cương cứng ổn định.
8 . Đau đầu
Thiếu nước gây ra tình trạng nhức đầu dai dẳng. Bởi khi cơ thể mất nước sẽ khiến các mô não co lại, dẫn đến các cơn đau đầu. Ngoài ra, khi mất nước, lượng oxy lên não không đủ cũng là nguyên nhân khiến bạn đau đầu nhiều hơn.
9. Đau cơ, đau khớp
Hàm lượng nước trong cơ bắp không đủ có thể gây đau và sưng đặc biệt là sau các hoạt động thể chất. Nước cũng giúp hỗ trợ hoạt động của lớp sụn giữa các khớp. Nếu thường xuyên gặp phải các cơn đau cơ bắp thì thiếu nước có thể chính là nguyên nhân.
10. Có thể bị ngất
Khi bạn cảm thấy choáng váng và mất phương hướng do mất nước thì cơ thể sẽ có xu hướng càng gần mặt đất càng tốt – đó là hiện tượng của ngất xỉu.
Mất nước rất nguy hiểm, cơ thể sẽ không đủ máu giàu oxy để đưa lên nuôi não bộ, từ đó dẫn đến ý thức bị mất và gây choáng váng, chóng mặt, mất phương hướng.
Lời khuyên của bác sĩ
Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
Cố gắng nạp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe ở mức ổn định.
Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. Nước tiểu có màu vàng đậm là bạn cần uống thêm nước, ngược lại nước tiểu có màu vàng sáng và trong là bạn đang uống đủ nước mỗi ngày.
Những thực phẩm người bị 'bệnh nhà giầu' tuyệt đối không được ăn
Gút được xem là bệnh của giới nhà giàu nhưng hiện nay ngay kể cả người nghèo cũng mắc bệnh này, thậm chí bệnh xảy ra cả ở nữ giới.
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết có khoảng 0,14% người Việt Nam đang bị gút, trong đó khoảng 8% bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, hơn 30% bệnh nhân đến khám các vấn đề xương khớp có liên quan đến gút
Thực tế, nhiều người nghĩ gút là bệnh của riêng nam giới do thói quen uống bia rượu hoặc ăn uống dư thừa chất đạm. Tuy nhiên, bệnh cũng xuất hiện ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vì những rối loạn hormone trong giai đoạn này.
25% bệnh nhân gút ở Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là nữ. Nhiều phụ nữ có dấu hiệu gút lại nhầm tưởng bị đau khớp nên đã tự ý điều trị sai, dẫn đến bệnh nặng hơn.
BS CKI Nguyễn Trần Như Thủy - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh gút là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Bình thường chỉ số axit uric của người khỏe mạnh thường dưới 7mg/dl ở nam, và dưới 6 mg/dl ở nữ.
Khi nồng độ axit uric trong máu bị rối loạn, cơ thể bị mất cân bằng giữa nguồn tạo và nguồn thải axit uric, nguồn tạo axit uric nhiều hơn nguồn thải sẽ gây tình trạng tăng axit uric máu.
Theo bác sĩ Thủy, việc tăng nồng độ axit uric này có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gút hoặc cũng có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản; mặt khác tăng axit uric cũng là một yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp.
Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy axit uric là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Do đó cho đến hiện nay, axit uric vẫn đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh thận.
Giả thuyết trên còn được ủng hộ bởi nghiên cứu cho thấy trẻ em có tăng axít uric sẽ có nguy cơ bệnh tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng huyết áp khá sớm.
Ảnh bệnh nhân biến chứng do gút.
Để phát hiện và điều trị, người bệnh cần đi khám và làm xét nghiệm để được đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh lý, bác sĩ sẽ xem có cần dùng thuốc hay không.
Những đối tượng sau đây thường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm axit uric máu: Người bị đau khớp hoặc sưng khớp nghi ngờ bị gút; người đang hoặc sắp trải qua liệu trình hóa xạ trị; người bị sỏi thận tái phát nhiều lần; người từng có tiền sử mắc bệnh gút; người béo phì; người bệnh đái tháo đường; người có chế độ ăn có nhiều đạm như hải sản; người có thói quen uống nhiều rượu bia,...
Với người bị gút, bác sĩ Thủy khuyến cáo bên cạnh thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên ngành, một chế độ ăn cân bằng thích hợp là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa.
Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng axit uric máu là cần phải giảm nạp các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm, purin trong quá trình phân hủy trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric, việc nạp vào quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric gây tăng axit uric máu.
Khi ăn, người bệnh cần tránh các thực phẩm như thịt gà lôi, chim cút, thịt thú rừng, nội tạng động vật. Các sản phẩm thịt lên men, các chế phẩm từ các loại thịt như xúc xích, thịt xông khói,...
Các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, cá tuyết và các chế phẩm từ trứng cá như trứng cá muối, trứng cá hồi.
Các loại hải sản tôm hùm, tôm càng, cua, ghẹ, ốc, đồ uống có cồn các loại: rượu bia,...
Các thức uống có chất kích thích như nước tăng lực, nước ép trái cây đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
Ngoài ra, các loại thực phẩm từ gia cầm: thịt vịt, thịt gà, ngỗng, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn ăn được nhưng cũng nên ăn trong giới hạn.
Ngũ cốc nguyên hạt đậu xanh, đậu phộng, đậu tương, đậu hà lan, đậu phụ, bột đậu nành, hạt điều có thể dùng vừa đủ.
Người bệnh hạn chế dùng các loại nước ngọt và thức uống có gas.
Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây như các loại trái cây và rau xanh thường chứa rất ít hoặc không chứa nhân purin, ngoại trừ các loại trong nhóm 2, gợi ý như chuối, ổi, táo, trái cherry, nho; cần tây, dưa chuột, bí đao, bông cải xanh, cà chua, khoai tây.
Ngũ cốc, yến mạch, bắp và hạt các loại như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều. Sữa ít béo hoặc tách béo, các sản phẩm từ sữa, dầu oliu, dấm táo.
Các thức uống như: nước lọc, nước chanh, trà xanh, nước ép rau củ như rau thơm, dưa chuột, cà rốt, cần tây.
Sử dụng thực phẩm không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây nên những hậu quả không mong muốn hoặc gây khó khăn trong điều trị khiến bệnh chuyển nặng và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Vitamin C có thể giúp giảm bệnh gout? Nghiên cứu mới cho thấy, việc uống vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh gout... Hầu hết mọi người có thể nhận được mức vitamin C khuyến nghị từ thực phẩm. Đối với những người có tình trạng sức khỏe nhất định, các chất bổ sung cao hơn và vượt quá mức cho phép hàng ngày được khuyến nghị...