10 dự báo đáng chú ý về kinh tế thế giới 2014
Năm 2014 đã chính thức gõ cửa các quốc gia trên thế giới. Liệu trong năm tới kinh tế toàn cầu sẽ ra sao sau một năm 2013 khá trắc trở? Sau đây là 10 dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới.
Nariman Behravesh, kinh tế gia trưởng của IHS – một tập đoàn nghiên cứu kinh tế quốc tế danh tiếng, từng chính xác trong 9/10 dự báo về kinh tế thế giới 2013. Do vậy trước thềm năm mới 2014, những dự báo của ông rất được phố Wall chú ý. Và sau đây là 10 dự đoán của chuyên gia này về kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Kinh tế Mỹ sẽ dần tăng tốc trong năm tới
1. Tăng trưởng của Mỹ dần tăng tốc
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong năm 2013 bị hụt hơi bởi động thái thắt chặt mạnh mẽ chính sách tài khóa. Trong năm nay, những tác động đó sẽ giảm đi rất nhiều, nhất là khi nhìn vào dự luật ngân sách mà quốc hội Mỹ thông qua. Do đó những sức mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới sẽ được bộc lộ nhiều hơn. Thị trường nhà ở sẽ tiếp tục được cải thiện cũng như hiệu ứng từ sự bùng nổ khác thường của ngành dầu mỏ và khí đốt
IHS cũng nhận định tốc độ chi tiêu đầu tư sẽ tăng tốc, khiến nó trở thành một động lực tăng trưởng của năm 2014. Và tăng trưởng đều đặn của tiêu dùng cũng sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng của kinh tế Mỹ, dự kiến đạt khoảng 2,5% trong năm 2014 thay vì chỉ 1,7% trong năm 2013.
2. Châu Âu sẽ tiếp tục hồi phục nhưng rất chậm
Cho dù vẫn còn những dấu hiệu thiếu tích cực, đà phục hồi của kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục. Nhiều yếu tố khác nhau như: chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường lao động dần ổn định, các quan chức châu Âu ít chú tâm hơn vào các biện pháp kinh tế khắc khổ, sức mua được cải thiện do lạm phát cực thấp, sức cạnh tranh lớn hơn ở các thành viên ngoại vi và sự tin tưởng lớn hơn vào năng lực kiểm soát khủng hoảng nợ của các chính trị gia châu Âu, sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở mức 0,8% trong năm tới.
Dù có những xu hướng tích cực, một số quốc gia như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha sẽ vẫn gặp khó khăn trong việc trở lại mức tăng trưởng dương. Trong khi đó Đức và Anh năm tới sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn năm 2013
Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm tới
3. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn được duy trì
Video đang HOT
Sau khi trượt xuống mức thấp đầu năm 2013, đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc nhờ gói kích thích mini từ chính phủ. IHS nhận định kinh tế nước này sẽ tăng nhẹ lên 8% trong năm 2014, so với mức 7,8% năm 2013. Sẽ có những gói kích thích vừa phải được tung ra nếu tăng trưởng xuống dưới 7,5%, và quy mô của chương trình này sẽ tăng mạnh nếu tăng trưởng xuống dưới 7%.
Thách thức lớn hơn cả đối với tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là trong trung hạn, bởi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số cũng như hậu quả của tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, bao gồm một đợt bong bóng nhà đất mới và nợ tiếp tục tăng.
4. Các thị trường mới nổi khác cũng sẽ tươi sáng hơn chút ít
Môi trường toàn cầu mà các nền kinh tế mới nối đối mặt sẽ thân thiện hơn so với 3 năm vừa qua. Tăng trưởng từ Mỹ và Trung Quốc sẽ mạnh hơn chút ít trong khi châu Âu không còn là lực kéo lùi kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu từ các thị trường mới nổi sẽ trở thành một động lực tăng trưởng.
IHS dự báo tăng trưởng GDP thực sự ở những nước này sẽ đạt 5,4% trong năm 2014, cao hơn con số 4,7% của năm 2013, với điều kiện việc Mỹ cắt giảm chương trình kích thích kinh tế sẽ chỉ có tác động khá nhỏ.
Tuy nhiên, khả năng các nền kinh tế mới nổi trở lại thời kỳ tăng trưởng cao như những năm 2000 là khó xảy ra, trừ khi chính phủ các nước này có thêm nhiều cải cách về cấu trúc giúp tăng năng suất, phẩn bổ vốn hiệu quả hơn và thúc đẩy tiềm năng tẳng trưởng.
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước Eurozone sẽ vẫn cao
5. Thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn ở mức cao
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ giảm từ mức 8,1% năm 2013 xuống 7,9% trong năm 2014. Các biện pháp gia tăng năng suất nhờ cải tiến công nghệ ở các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục khiến nhu cầu tuyển dụng ít đi. Các doanh nghiệp sẽ vẫn đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí hoạt động.
Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp được dự báo giảm từ mức 7,4% trong năm 2013 xuống 6,6% trong năm 2014, chủ yếu do sự sụt giảm trong tăng trưởng lực lượng lao động chứ không phải do tăng trưởng việc làm. Tại Eurozone, thất nghiệp vẫn sẽ duy trì ở gần mức cao kỷ lục.
6. Giá hàng hóa sẽ ít biến động, lạm phát vẫn thấp
Trong năm tới, sự gia tăng dần dần nhu cầu đối với hầu hết các hàng hóa sẽ bị khỏa lấp bởi sản lượng tăng hoặc tồn kho lớn. Điều đó có nghĩa là giá hàng hóa trong năm tới hầu như không đổi so với 2013.
Sự yếu ớt của các thị trường hàng hóa, cùng với tình trạng dư thừa lao động và sản phẩm sẽ khiến CPI tại các nền kinh tế phát triển năm 2014 ở dưới mức 2%. Rủi ro ở đây sẽ là khả năng lạm phát tiếp tục giảm, như đã xảy ra từ năm 2011 đến nay. IHS dự báo áp lực lạm phát tăng tại các thị trường mới nổi từng xuất hiện thời gian qua sẽ bị đảo ngược.
7. Fed sẽ giảm kích thích kinh tế, các NHTW khác có thể bơm thêm tiền
Fed sẽ bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu trước tháng 1/2014 (Fed quả thực đã giảm chương trình kích thích kinh tế từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng từ cuối tháng 12/2013 – NV) trong khi vẫn giữ các lãi suất chủ chốt không đổi cho đến đầu 2015.
Tương tự, IHS kỳ vọng NHTW Anh sẽ không tăng lãi suất trước giữa năm 2015. Trong khi đó, với tình hình tăng trưởng yếu tại eurozone, NHTW châu Âu có thể cảm thấy cần có thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Cuối năm 2013, một số NHTW các thị trường mới nổi bắt đầu tăng lãi suất, nhưng với việc áp lực lạm phát suy yếu, họ có thể giữ nguyên hoặc một vài nước sẽ nới lỏng chính sách.
8. Trở lực từ chính sách tài khóa sẽ giảm bớt
Với việc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đạt được sự nhượng bộ về chính sách tài khóa, IHS nhận định trở lực từ chính sách tài khóa Mỹ sẽ giảm đáng kể trong năm tới. Một trong những biểu hiện đó là thâm hụt ngân sách liên bang không đổi (ở mức dưới 700 tỷ USD), sau khi đã giảm mạnh từ mức 1300 tỷ USD năm 2011.
Điều tương tự sẽ diễn ra tại châu Âu. Sau khi giảm mạnh 3 năm qua, thâm hụt ngân sách nhiều nước Tây Âu sẽ giảm chậm lại trong năm tới do đã gần đạt các ngưỡng bền vững trong tương quan với GDP. Nhiều nền kinh tế gặp khủng hoảng tại Eurozone sẽ có thêm chút thời gian để đáp ứng các mục tiêu về tài khóa.
USD được nhận định lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác
9. Đồng USD sẽ lên giá so với hầu hết các ngoại tệ khác
Có hai xu hướng quan trọng đẩy giá USD tăng. Trước hết tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn và khoảng cách tăng trưởng so với các nền kinh tế phát triển khác sẽ nới rộng. Hai là, hầu như chắc chắn Fed sẽ ngừng hoàn toàn việc kích thích kinh tế sớm hơn các NHTW khác. Điều này sẽ tác động tới đồng Euro và Yên Nhật, và đẩy đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác giảm giá.
Do các thị trường tài chính đã lường trước việc Fed cắt giảm kích thích kinh tế, tác động của việc này sẽ nhỏ hơn những gì từng xảy ra trong mùa Hè 2013. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có lẽ là đồng tiền chính duy nhất tăng giá so với USD trong năm tới.
10. Rủi ro tăng trưởng sẽ cao hơn rủi ro suy thoái
Những năm gần đây, NHTW tại Mỹ, Eurozone và Nhật đã cho thấy khả năng tích cực trong giải quyết khủng hoảng, và do vậy loại trừ được một vài trở ngại với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này giúp nguy cơ rủi ro chuyển từ tiêu cực sang cân bằng.
Trong năm tới, có thể thế giới sẽ bị ngạc nhiên nhiều hơn bởi các vấn đề tăng trưởng hơn là suy thoái. Tất nhiên những tác động bất lợi tiềm tàng vẫn hiện hữu, như bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, chính sách tài khóa bất lợi hay những tin tức kém tích cực từ các thị trường mới nổi…
Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy tăng trưởng mạnh hơn dự báo tại Mỹ, Anh và Đức. Các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng. Tăng trưởng mạnh hơn tại một số nền kinh tế chủ chốt của thế giới cũng sẽ giúp kinh tế toàn cầu phục hồi.
Theo Dantri
Latvia gia nhập Eurozone
Ngày 1.1.2014, Latvia chính thức trở thành thành viên thứ 18 của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), theo AFP.
Người dân Latvia bắt đầu dùng đồng euro từ ngày 1.1 - Ảnh: AFP
Với màn pháo hoa chào đón năm mới 2014, người dân Latvia đã đưa tiễn đồng lats (LVL) vào dĩ vãng, nhường chỗ cho đồng euro.
Ngay sau giao thừa, Thủ tướng Latvia Valdis Dombrovskis đã cùng người đồng cấp Estonia Andrus Ansip thực hiện nghi thức rút những tờ giấy bạc euro đầu tiên tại Ngân hàng công Citadele ở thủ đô Riga (Latvia).
Latvia muốn gia nhập Eurozone từ năm 2008 nhưng không đạt được mục đích vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, GDP của nước này giảm 25% trong giai đoạn 2008 - 2009. Đây là mức suy thoái nghiêm trọng nhất trên thế giới trong thời điểm ấy.
Tuy nhiên, sau đó, Latvia đã có sự hồi phục kinh tế đáng kinh ngạc. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso nhận định: "Nhờ vào nỗ lực rất lớn, Latvia đã gia nhập Eurozone trong vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đưa ra thông điệp cổ vũ những nước khác thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế".
Thủ tướng Dombrovskis đánh giá một cách lạc quan rằng việc gia nhập Eurozone sẽ giúp hoạt động kinh tế, thương mại giữa Latvia với các quốc gia trong khu vực trở nên dễ dàng hơn và nước này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Hiện trên toàn châu Âu có khoảng 333 triệu người cùng sử dụng đồng euro.
Theo TNO
Nửa triệu hộ gia đình khắp Mỹ và Canada mất điện vì bão tuyết Cơn bão tuyết với sức mạnh ghê gớm đổ bộ vào các bang Đông Bắc nước Mỹ và Đông Nam Canada cuối tuần qua đã để lại hậu quả nặng nề, khi đến giờ này hơn 500.000 hộ gia đình tại hai nước này vẫn sống trong cảnh mất điện. Băng giá bao phủ khắp Mỹ và Canada Theo kênh BBC, các đội...