10 điều không bao giờ mẹ được nói với con
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại gây ra cảm xúc tiêu cực ở con trẻ hơn bạn tưởng.
Mẹ hãy chú ý và ghi nhớ 10 điều sau đây không nên nói với con:
1. “Con giỏi quá”
Việc cha mẹ thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó hơn là động lực từ bản thân. Hãy diễn tả bằng ý tương tự như: thay vì khen “Con chơi giỏi ghê”, bạn có thể nhận xét “Con và đồng đội rất ăn ý” hay “Đó là sự trợ giúp rất đắc lực!”
2. “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Càng chú tâm làm việc gì đó thì các kỹ năng của con càng được cải thiện. Tuy nhiên, lại có thể khiến con gánh chịu áp lực phải chiến thắng, hoặc nếu trẻ mắc lỗi sẽ nghĩ rằng mình đã không chăm chỉ luyện tập. Hãy khuyến khích con luyện tập chăm chỉ theo một cách khác để con có thể phát triển và cảm thấy tự hào về bản thân.
3. “Không sao đâu”
Khi con bị thương và bật khóc, bạn sẽ động viên rằng con không sao cả, như vậy có thể khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn nên giúp con trấn an cảm xúc bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm và hiểu được cảm giác của con bằng những câu như: “Thật là một cú ngã đáng sợ!”
4. “Nhanh lên nào”
Giục con nhanh lên trong khi con vẫn từ từ thưởng thức bữa sáng, có thể làm tăng thêm stress. Bạn có thể nhỏ nhẹ nói với con “Chúng ta hãy nhanh lên nào!”. Như vậy con sẽ cảm thấy bạn và con đang ở cùng một đội. Bạn cũng có thể biến hành động thúc giục thành trò chơi, chẳng hạn như: “Sao chúng ta không thi xem ai sẽ nhanh hơn?”
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại gây ra cảm xúc tiêu cực ở con trẻ hơn bạn tưởng. (ảnh minh hoạ)
5. “Mẹ đang ăn kiêng nhé”
Khi hằng ngày thấy bạn kêu ca mình đang béo lên, trong đầu con có thể phát triển một hình ảnh cơ thể không khỏe mạnh. Tốt hơn nên nói rằng: “Mẹ đang tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh vì điều đó khiến mẹ cảm thấy rất tốt”. Hay đừng nói rằng “Mẹ phải tập thể dục”. Hãy nói rằng “Bên ngoài thời tiết rất đẹp. Mẹ sẽ đi dạo một chút”. Câu nói này sẽ giúp con có hứng thú đi bộ cùng bạn.
6. “Chúng ta không đủ tiền mua đâu”
Câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính. Hãy dùng cách khác để truyền đạt, chẳng hạn như “Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”. Nếu con đòi thảo luận về vấn đề này, bạn sẽ có cơ hội để trò chuyện với con về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc.
Video đang HOT
7. “Không được nói chuyện với người lạ”
Khi trẻ gặp một người không quen, trẻ sẽ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với mình. Thay vì cảnh báo trẻ như vậy, hãy dựng lên một kịch bản như “Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và muốn chở con về nhà?”. Hãy lắng nghe câu trả lời, và hướng dẫn con cách hành xử hợp lý.
8. “Cẩn thận đấy”
Nói câu này khi con đang chơi thăng bằng trong sân có thể khiến con té ngã. Vì câu nói của bạn làm con phân tâm và mất tập trung.
9. “Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh”
Câu nói này khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Thay vì vậy, hãy nhắc con rằng: “Đầu tiên chúng ta ăn bữa tối, sau đó mới đến tráng miệng”. Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con.
10. “Để mẹ giúp”
Khi trẻ đang chơi giải câu đố, bạn sẽ muốn giúp đỡ trẻ. Đừng làm như vậy! Vì sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của trẻ, bé sẽ luôn trông đợi vào câu trả lời của người khác. Thay vì đó, hãy đặt các câu hỏi giúp trẻ giải quyết vấn đề như “Liệu có nên đặt miếng lớn và miếng nhỏ này ở phần dưới chân không con? Sao con lại nghĩ vậy? Con hãy thử xem sao”.
Theo Khám Phá
Quả bơ siêu phẩm số 1 cho bé ăn dặm
Nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua thực phẩm số 1 giúp con thông minh hơn các em bé cùng lứa.
Không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm.
Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác.
Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua "siêu phẩm vàng" giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.
Giá trị dinh dưỡng cực "khủng" khi ăn dặm quả bơ
Quả bơ được coi như trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả. Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,...dồi dào. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại trái cây nào khác.
Quả bơ được coi như trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả (ảnh minh hoạ)
Tác dụng không ngờ khi ăn dặm quả bơ với trẻ sơ sinh
Ăn bơ giúp trẻ mau tăng cân, tăng cân khoẻ
Quả bơ có nhiều chất béo nhưng tuyệt vời thay, đây hoàn toàn là những chất béo cực có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo có trong bơ là chất béo bão hoà đơn, không chứa cholesterol. Chính vì vậy, bơ thường được khuyến cáo như một loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh, những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên đang cần rất nhiều dinh dưỡng và những em bé tăng cân chậm.
Trẻ ăn bơ có não bộ phát triển vượt trội
Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 - một loại axit hàng đầu góp phần tăng trí thông minh của trẻ và hệ thần kinh trung ương. Ngay vào giai đoạn sơ sinh, khi não bộ còn đang phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ cho con ăn nhiều bơ, bé sẽ có khả năng phát huy tối đa não bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bơ có chứa nguồn kali dồi dào. Thậm chí nhiều hơn tới 60% so với lượng kali có trong chuối. đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc tính kháng khuẩn, kiểm soát viêm da, hăm
Viêm da, hăm tã là kết quả của tổn thương mô do virus hoặc dị ứng tiếp xúc.Vì da của trẻ sơ sinh rất mềm mại và mỏng manh nên càng dễ bị viêm.Nghiên cứu cho thấy bơ có thể làm giảm viêm ở mức độ lớn.
Ngoài ra các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bơ sở hữu đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời
Bơ rất giàu chất béo khoẻ giúp con tăng cân và thông minh. (ảnh minh hoạ)
Giúp hơi thở bé thơm tho
Trẻ sơ sinh ăn sữa thường có mùi chua trong miệng. Việc ăn bơ sẽ giúp loại trừ vấn đề đó. Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột, giúp bé có được hơi thở thơm tho.
Hỗ trợ tiêu hoá
Mẹ sẽ không còn nỗi lo lắng con táo bón nếu bé được ăn bơ hàng ngày. Chất xơ dồi dào trong bơ giúp hỗ trợ tiêu hoá vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bản thân quả bơ cũng là một thực phẩm vô cùng dễ tiêu và lành cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Cách chọn và bảo quản bơ
Chọn bơ cho trẻ ăn dặm, mẹ cần cẩn thận và kỹ tính một chút để tìm được quả tươi và chín ngon nhất
- Vỏ: Thường thì loại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Bơ sáp già thường có da căng bóng, cầm nặng tay, không ọp, lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong. Đó thường là bơ gần chín, ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.
- Hình dáng: Quả bơ dài thì thường hạt nhỏ hơn quả tròn nhưng lại nhiều xơ hơn bơ tròn.
- Cuống bơ: Nếu như cuống bơ to, mập mạp thì đó là bơ non. Cuống bơ đã có phần già, hơi khô lại rồi thì đó là bơ đã già, nên chọn. Hoặc dùng tay ấn ngay chỗ cuống, nếu thấy mềm thì đó là trái bơ sắp chín, có thể ăn sau vài tiếng. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần về sau.
- Khi ăn, nắn khắp quả bơ nếu thấy mềm tay thì mới bổ, vì nếu bổ khi bơ còn xanh thì bơ rất khó để chín lại.
- Không lấy những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, hoặc cũng không còn hương vị thơm ngon nữa.
Đừng để bơ quá lâu trong tủ lạnh, sẽ mất hương vị. Nên mua để ăn trong 1 - 2 ngày. Bơ còn xanh thì để ngoài cho chín rồi mới giữ trong tủ lạnh.
Cách chế biên bơ cho trẻ ăn dặm
Bơ mềm, có kết cấu như kem nhuyễn nên rất dễ dàng cho trẻ sơ sinh có thể ăn ngay từ khi mới 5,6 tháng tuổi. Mẹ chỉ cần dùng thìa nạo là có thể cho con ăn luôn.
Trộn bơ cùng với sữa mẹ, sữa tươi hay sữa công thức cũng là thói quen được nhiều chị em lựa chọn.
Bơ rất dễ kết hợp, khi xay nhuyễn cùng chuối, bí đỏ, khoai lang, sữa chua... đều ra được một món ăn ngon cho bé tập ăn dặm.
Theo Khám Phá
Bí quyết dạy con 12 tháng tuổi nói như sáo Ngay khi cậu con trai chào đời, hai vợ chồng tôi đã liên tục nói chuyện với con, 6 tháng tuổi con đã nói được từ đầu tiên. Việc dạy trẻ kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, làm tiền đề cho sự...