10 điều cần nhớ để có một lá gan khỏe mạnh
Gan đảm nhận hơn 500 chức năng trong cơ thể nên khi gan yếu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng.
Vì gan rất dễ bị tổn thương nhưng lại ít có biểu hiện rõ ràng chứng tỏ nó đang suy yếu, nên điều quan trọng nhất chúng ta cần làm mỗi ngày là bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
Để chống lại các bệnh về gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, cần ghi nhớ và thực hiện 13 điều chú ý sau đây:
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì, thừa cân là những lí do phổ biến khiến gan nhiễm mỡ và có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) – một trong những dạng bệnh gan phát triển nhanh nhất. Giảm cân và duy trì một vóc dáng hài hòa cân đối đóng một phần quan trọng trong giảm mỡ gan và bảo vệ một lá gan khỏe mạnh.
2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh về gan. Những bữa ăn quá nhiều calo, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đường là kẻ thù gây hại cho gan.
Do vậy, để giữ gan luôn khỏe mạnh, cần xây dựng và điều chỉnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, nên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc. Bổ sung đầy đủ protein, sữa ít béo và các chất béo không bão hòa như dầu thực vật, quả hạch, hạt và cá. Hạn chế ăn thịt đỏ, tránh rượu, bia và uống nhiều nước.
3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên giúp đốt cháy các chất béo trung tính trong cơ thể, từ đó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động đồng thời cũng có thể làm giảm mỡ gan.
Video đang HOT
4. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Các hóa chất độc hại có thể làm tổn thương tế bào gan. Do đó, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất độc từ các sản phẩm như thuốc tẩy rửa, bình xịt côn trùng, hóa chất, phụ gia. Cần có có biện pháp bảo hộ an toàn, phù hợp khi sử dụng các loại hóa chất. Phòng ở, nhà ở phải thoáng mát, được thông gió và nên tránh xa các khu vực có nhiều khói thuốc lá.
5. Hạn chế sử dụng rượu, bia
Đồ uống có cồn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn gây hại cho nhiều chức năng khác của cơ thể. Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu có thể làm hỏng và phá hủy các tế bào gan, gây sẹo và làm suy giảm chức năng gan. Do vậy, cần hạn chế sử dụng các loại rượu, bia, chỉ dùng ở mức phù hợp trong khả năng cho phép theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.
6. Tránh tiếp xúc với máu
Một số bệnh về gan có thể lây qua đường máu, đặc biệt là viêm gan virus. Do đó, nếu vì bất kỳ lí do gì mà bạn tiếp xúc với máu của người khác, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình hình sức khỏe.
7. Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân
Các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng có thể bị ô nhiễm nếu mang một lượng nhỏ máu hoặc các chất dịch cơ thể. Vì vậy, không dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân là nguyên tắc cơ bản để tránh các bệnh truyền nhiễm, trong đó có các bệnh về gan.
8. Tình dục an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B và viêm gan C. Do vậy, tình dục an toàn là điều cần thiết để tránh lây nhiễm các bệnh về gan và nhiều bệnh khác.
9 . Rửa tay
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc sau khi tiếp xúc với các chất bẩn, các vật dụng bị ô nhiễm khác là cách để hạn chế, phòng ngừa vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập vào cơ thể.
10. Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc không đúng cách, dùng quá liều, dùng sai thuốc hoặc tự ý trộn lẫn các loại thuốc, dùng thuốc với rượu là một trong những nguyên nhân gây tổn hại cho gan. Do vậy luôn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đừng mắc phải 7 sai lầm này khi mua bánh mì
Vì tính linh hoạt và công dụng của nó, bánh mì đã trở thành món ăn thân thuộc của nhiều người, nhất là vào những dịp lễ hội, cuối tuần.
Bánh mì nguyên hạt - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Làm sao để mua được loại bánh mì tốt cho sức khỏe? Dưới đây là 7 sai lầm phải tránh khi mua bánh mì có dãn nhãn, theo Times of India.
1. "Lúa mì nguyên chất" có nghĩa là khỏe mạnh
Khi chúng ta nhìn thấy "lúa mì" được in trên bao bì, chúng ta nghĩ rằng bánh mì tốt cho sức khỏe và chứa đầy chất xơ và chất dinh dưỡng. Nhưng trước khi mua nó, danh sách thành phần phải được kiểm tra. Nếu nó nói rằng bột mì được sử dụng là "bột mì nguyên chất" hoặc "100% bột mì nguyên chất", thì nó thực sự tốt cho sức khỏe.
2. Không kiểm tra đường ẩn
Thông thường, đường được thêm vào bột bánh mì để giúp nó giữ được độ ẩm và có vị ngọt hơn. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng lượng đường tiêu thụ hằng ngày của bạn. Vì vậy, hãy kiểm tra nhãn để đảm bảo rằng bánh mì không có thêm đường.
Ngoài ra, hãy kiểm tra các thành phần như xi rô ngô, nước mía và mật ong.
3. "Hoàn toàn tự nhiên" phải là tự nhiên
Nên xem kỹ nhãn trước khi chọn mua bánh mì - SHUTTERSTOCK
Mặc dù nhiều thương hiệu tuyên bố bánh mì của họ là "hoàn toàn tự nhiên", nhưng bạn cũng nên kiểm tra kỹ. Cách tốt nhất là tìm từ "hữu cơ" trên nhãn. Ngoài ra, các lựa chọn với bột mì nguyên chất, ít thành phần và không có đường sẽ được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn nhiều.
4. Không biết sự khác biệt giữa ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên hạt
Rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai điều này. Cả hai loại bánh mì đều giữ nguyên vẹn toàn bộ nhân lúa mì. Tuy nhiên, bánh mì nguyên hạt cũng có thể bao gồm các loại ngũ cốc khác như gạo và lúa mạch. Hơn nữa, bánh mì nguyên cám là một loại bánh mì nguyên hạt.
5. Bỏ qua phụ gia
Không có nghi ngờ gì về thực tế là bánh mì ngon nhất là bánh mì tươi. Nhưng chất bảo quản thường được thêm vào bánh mì để giữ cho bánh mì tươi lâu hơn. Nếu có thể, hãy tránh bánh mì có thêm chất bảo quản.
6. Quên hàm lượng chất xơ
Một trong những lợi ích tuyệt vời của bánh mì là hàm lượng chất xơ của nó. Nhưng một ổ bánh mì được chế biến càng nhiều thì càng có ít chất xơ hơn. Vì vậy, hãy luôn theo dõi nhãn "ngũ cốc nguyên hạt" và "lúa mì nguyên hạt" vì chúng đảm bảo cho bạn 3-4 gram chất xơ mỗi khẩu phần.
7. Không kiểm tra muối ẩn
Muối là một thành phần quan trọng cấu thành nên bánh mì. Nhưng đôi khi các thương hiệu thêm nhiều muối hơn để tăng hương vị hoặc hoạt động như một chất bảo quản. Để theo dõi lượng natri của bạn, hãy tìm bánh mì có ít hơn 150 mg natri mỗi khẩu phần, theo Times of India.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì? Liệu bánh mì có phải món ăn phù hợp cho bệnh nhân đau dạ dày khi bột làm từ bánh mì đều phải trải qua quá trình ủ và lên men? Trong cuộc đời mỗi con người, bạn có thể cảm nhận những cơn đau dạ dày đến 10%. Có từ 1 đến 3% tỷ lệ người dân ở những quốc gia phát...