10 địa danh bỏ hoang rùng rợn nhất nước Mỹ
Trên thế giới có không ít những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn liên quan tới những khu vực bị bỏ hoang. Nếu thực sự mong muốn tham gia các chuyến tham quan đầy kỳ bí, gây sợ hãi nhất, bạn hãy đến các địa điểm bị bỏ hoang ở Mỹ.
Nhà thờ thánh Luke Episcopal.
1. Alabama: Nhà thờ thánh Luke Episcopal
Từng là thị trấn thịnh vượng trước Nội chiến (antebellum) và là thủ đô cũ của Alabama từ năm 1820 – 1826, Cahaba đóng vai trò là điểm phân phối chính cho việc buôn bán bông và sau đó là nhà tù giam giữ binh sĩ Liên minh trong cuộc Nội chiến.
Tuy nhiên, sau trận lụt lớn năm 1865, một số lượng lớn cư dân của thị trấn đã bỏ đi, khiến nhiều địa danh nổi tiếng trước đây của Cahaba bị bỏ hoang.
Ngày nay, một số tòa nhà vẫn còn như lời nhắc nhở về hào quang trước đây của thị trấn nhỏ này. Một kiến trúc như vậy là Nhà thờ Tân giáo St. Luke, được xây dựng vào năm 1854.
Ngôi nhà thờ nhỏ bé này giống như một trụ cột trong cộng đồng đến mức khi Cahaba bị bỏ hoang, nhà thờ đã bị phá hủy và chuyển đến một thị trấn gần đó, nơi nó tồn tại cho đến năm 2006. Năm đó, một lần nữa nó được tháo dỡ và đưa về lại Cahaba. Ngoài St.Luke, ngày nay khi ghé thăm thị trấn, bạn sẽ tìm thấy vô số ngôi nhà, nghĩa trang bị bỏ hoang.
2. Alaska: Khu mỏ Kennecott
Wrangell là khu lán trại của thợ mỏ bị bỏ hoang, nằm trong Công viên quốc gia và Khu bảo tồn Thánh Elias thuộc thị trấn Kennecott, bang Alaska. Khu mỏ này chính là linh hồn của Kenecott.
Đến những năm 1930, việc khai thác đồng ở Kennecott suy giảm dần do các mỏ đồng đã cạn kiệt. Chuyến tàu cuối cùng ngày 10/11/1938 rời Kennecott đánh dấu sự kết thúc của thị trấn.
Kể từ năm 1986, khu mỏ Kennecott chính thức được công nhận là danh thắng quốc gia. Các ngôi nhà hoang nơi đây được phục dựng để đón khách tới tham quan. Tuy nhiên, người ta vẫn giữ được nguyên trạng dáng vẻ hoang tàn của khu Kennecott.
3. Colorado: Thị trấn ma Saint Elmo
Vào cuối những năm 1800, cơn sốt vàng bùng nổ mạnh mẽ khiến bang Colorado trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất nước Mỹ. Từng là thỏi nam châm hút nhiều kẻ lóa mắt vì vàng, ngày nay những thị trấn sầm uất ven các mỏ khai thác lại nổi tiếng với tên gọi “thị trấn ma”.
Colorado từng có hơn 1.500 thị trấn ma, hiện nay con số ấy giảm xuống chỉ còn khoảng 640. Trong đó, Saint Elmo là cái tên đầu tiên trong danh sách những thị trấn ma mà bạn không thể bỏ qua, bởi nổi tiếng là thị trấn ma được bảo tồn nguyên vẹn nhất.
Video đang HOT
Được xây dựng vào năm 1878, dân số sinh sống ở St. Elmo đạt tới 2.000 vào thời kỳ cực thịnh với hàng loạt ngôi nhà, cửa hàng tạp hóa, khách sạn cùng một tòa soạn báo và trường học.
Song vào những năm 1920 ngành công nghiệp mỏ bắt đầu đi xuống. Cư dân nơi đây ồ ạt di cư tới những vùng đất khác dễ kiếm sống hơn. Từ năm 1922 dịch vụ tàu hỏa đến Saint Elmo tạm ngừng và từ đó thị trấn này bị bỏ hoang. Mỏ vàng lớn nhất nơi đây là Mary Murphy Mine cũng đóng cửa.
Nơi này cũng từng nổi tiếng là cạm bẫy của những người đàn ông độc thân với rất nhiều các quán rượu, vũ trường, hay nhà chứa. Ngày nay, thị trấn đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngành du lịch với nhiều ngôi nhà hoang, các khu câu cá hoặc các chuyến tham quan khám phá được đầu tư rất hấp dẫn.
4. Connecticut: Nhà máy sản xuất vũ khí Remington
Nếu bạn lái xe rồi sau đó đi bằng tàu hỏa qua Bridgeport – nằm trên tuyến đường từ New York đến Boston thì bạn không thể bỏ qua được nhà máy sản xuất vũ khí Remington đổ nát. Năm 1988, Remington là một trong số các nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất Hoa Kỳ.
Ngày nay, nó đã ngừng hoạt động và chỉ còn lại bộ khung nhà máy. Năm 2012, toàn bộ khu phức hợp này được chính phủ Mỹ đưa vào danh sách cần phải dỡ bỏ. Tuy nhiên, ý định đó không thành và đến năm 2015, kế hoạch dỡ bỏ nhà máy lại được đưa ra. Nhưng rồi sự việc tiếp tục chìm vào quên lãng.
5. Delaware: Trạm hải đăng Range Real
Những trạm hải đăng bị bỏ hoang thường gợi cho người ta sự lạnh lẽo đáng sợ. Nhưng trạm hải đăng Range Rear trên đảo Reedy nằm gần bãi biển Delaware thì khác. Năm 1904, ngọn hải đăng này lần đầu tiên được thắp sáng.
Nó không đơn giản chỉ là tháp hải đăng chiếu ánh sáng rực rỡ đến kỳ lạ. Ngôi nhà hải đăng này là niềm kiêu hãnh của những người trông coi nó. Người ta đã xây dựng thêm một ngôi nhà tám phòng, một ngôi nhà dầu và một nhà kho.
Kể từ những năm 1950, ngọn hải đăng Range Rear được lắp đặt thiết bị tự động nên công việc của những người làm việc tại đây trở nên không cần thiết nữa. Ngôi nhà được bán lại, thậm chí sau đó bị bỏ hoang.
Vào năm 1989, trạm hải đăng Range Rear đã được công nhận là một di tích lịch sử quốc gia Hoa Kỳ. Nhưng một vụ hỏa hoạn vào năm 2002 đã phá hủy ngôi nhà và ngôi nhà dầu, chỉ còn lại chuồng gỗ ọp ẹp và ngọn hải đăng.
6. Florida: Nhà mái vòm Cape Romano
Trong một thời gian dài, những tòa nhà giống như các đĩa bay của người ngoài hành tinh là sự bí ẩn đối với người dân Florida.
Nhưng những ngôi nhà mái vòm ngoài khơi của đảo Marco được xây vào năm 1981 với mục đích là chốn nghỉ dưỡng kín đáo của một thương gia lập dị, ông Bob Lee và vợ ông, bà Margaret. Mái nhà được trang bị các tấm pin mặt trời hiện đại.
Lúc mới xây xong nhà vòm này đứng chắc chắn nhô cao trên bãi biển, nhưng khi thủy triều lên là lúc nền của nó bị nước biển bao quanh.
Kể từ năm 2007, những ngôi nhà mái vòm này đã chính thức bị bỏ hoang. Trận bão Irma dữ dội đã phá hủy mái nhà nhưng hầu hết tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay nơi đây luôn chào đón bất kỳ du khách nào muốn đến tham quan.
7. Idaho: Trường sư phạm Albion
Ngôi trường được thành lập vào năm 1893 tại Albion. Trong vòng 58 năm hoạt động, từ 1893 – 1951, Trường Albion đã cấp khoảng 6.460 tấm bằng các loại. Thật không may sau đó, ngôi trường sư phạm này rơi vào cảnh thiếu sinh viên và không đủ kinh phí hoạt động. Albion đã bị bỏ hoang.
Năm 2017, một nhóm làm phim mang tên “Những cuộc phiêu lưu ma quái” đã tới Albion và họ kiên quyết cho rằng “trong khuôn viên trường tồn tại nguồn năng lượng hắc ám toát ra từ hình vẽ graffiti ma quỷ”. Ngày nay, người ta sử dụng Albion làm địa điểm phục vụ cho các tour du lịch ma.
8. Indiana: Nhà thờ Giám lý thành phố Gary
Khi được xây dựng vào năm 1927, Nhà thờ Giám lý thành phố Gary tiêu tốn cả triệu đô la. Tại thời điểm đó, đây là nhà thờ Giám lý lớn nhất tại miền Trung Tây Mỹ. Bước vào giai đoạn những năm 60 – 70, kinh tế thành phố bị suy thoái, số thành viên của nhà thờ giảm đáng kể, từ 3.000 thành viên trong thập niên 1950 xuống chỉ còn 320 vào năm 1973.
Đến năm 1975 thì nhà thờ này đã chính thức phải đóng cửa. Gần đây, đây là nơi quay phim cho các sản phẩm như Transformers và sê-ri Netflix Sense 8. Theo tin từ tạp chí Chicagotribune.com, chính quyền thành phố Gary đang có ý tưởng biến nhà thờ này thành “vườn công viên phế tích” để tổ chức đám cưới, sự kiện, và biểu diễn nghệ thuật.
9. Hawaii: Khu nghỉ dưỡng Kaluakoi
Haiwaii bao gồm 8 hòn đảo chính và 137 đảo phụ, trong đó có đảo Molokai. Là hòn đảo ít người biết đến, tại đây có khu nghỉ dưỡng Kaluakoi bị bỏ hoang, nó được mở ra năm 1971 và đóng cửa năm 2001.
Kaluakoi có thời đã từng là thiên đường nghỉ dưỡng sang trọng với các ban công riêng tuyệt mỹ, giờ đây chỉ còn là các phòng nghỉ bỏ hoang với những chiếc khóa rỉ sét, lan can xiêu vẹo…
Có tin cho hay, năm 2002 Công ty Molokai Ranch đã mua lại khu này. Hệ thống nước ngầm bắt đầu được cải tạo và Molokai Ranch tuyên bố họ sẽ sớm mở lại sân golf tại đây cùng với khách sạn 140 phòng.
10. Georgia: Bệnh viện Tâm thần trung ương
Bắt đầu hoạt động từ năm 1842, Bệnh viện Tâm thần trung ương bang Georgia đã cung cấp các phương pháp điều trị từ phẫu thuật thùy não (lobotomies) đến các liệu pháp sốc điện ngắn.
Những liệu pháp chữa trị trên gây nhiều tranh cãi và hơn nữa trong những năm 60 đến 70, làn sóng đòi đóng cửa các bệnh viện tâm thần lên cao. Vào năm 2010, cơ quan quản lý đã cho đóng cửa hoạt động của bệnh viện. Vì vậy, khoảng 200 tòa nhà lớn nhỏ trong khuôn viên hơn 8.000 m2 của Bệnh viện Tâm thần trung ương vẫn còn ở đó cho đến ngày nay.
Đến thăm nơi đây chắc chắn đó là một trải nghiệm hãi hùng. Bệnh viện bao gồm khu nhà giam giữ bệnh nhân giống như nhà tù, các nhà cho bác sĩ trước đây, xen giữa những lùm cây bồ đào, và dĩ nhiên còn lại là các toà nhà chính của bệnh viện.
Và nếu không gian này chưa đủ rùng rợn thì cách đó chỉ vài bước là một nghĩa địa hiu quạnh đầy ác mộng. Trải bước dọc theo con đường vào nghĩa địa, bạn sẽ thấy 2.000 tấm bia sắt màu xám.
Theo như tạp chí Atlanta các tấm bia này là “Để tưởng nhớ 25.000 bệnh nhân không tên được chôn cất tại khuôn viên của bệnh viện. Trên đó khắc số thứ tự thay cho tên của họ”.
Thư Vũ
Theo giaoducthoidai.vn
Xương người bị đốt trong nghĩa trang: Nghi nạn nhân bị giết rồi phi tang
Công an TP.HCM tiết lộ, nạn nhân qua đời ở nơi khác từ vài tháng trước, sau đó thi thể bị mang đến nghĩa trang Tân Thạnh Đông để đốt.
Sau 2 ngày phối hợp với Công an huyện Củ Chi làm rõ vụ xương người bị đốt trong nghĩa địa xã Tân Thạnh Đông, ngày 4/12, Công an TP.HCM cho biết, cơ quan điều tra nghi vấn đây là vụ giết người rồi đốt xác phi tang. Việc xác minh lai lịch nạn nhân đang được tiến hành.
Qua điều tra, công an xác định nạn nhân chết từ 2-3 tháng trước ở nơi khác, sau đó thi thể bị mang đến nghĩa địa trên để đốt. Những phần xương này được quấn trong nhiều lớp nilong, đốt bằng củi được chuẩn bị sẵn.
Hiện trường vụ việc.
Như VTC News đưa tin, ngày 2/12, những người đi cắt cỏ trong khu nghĩa địa trên đường Nguyễn Thị Nếp, xã Tân Thạnh Đông hoảng hồn khi phát hiện các phần xương nghi là xương người bị đốt. Nhận tin báo, Công an huyện Củ Chi phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân.
MINH ANH
Theo vtc.vn
Maggie MacDonnell: Người thầy dũng cảm của đất nước Canada Thầy cô là những người đam mê được cống hiến, được hỗ trợ cho những đứa trẻ khát khao biết đến con chữ, để có thể nhờ đó mà các em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cô Maggie MacDonnell là một giáo viên như thế. Cô Maggie MacDonnell là giáo viên của ngôi trường Ikusik thuộc ngôi làng Salluit xa xôi hẻo...