10 dấu hiệu tố cáo cơ thể bạn đang thiếu hụt Canxi trầm trọng
Khi cơ thể không được cung cấp đủ Canxi có thể gây chuột rút, tê buốt hoặc đau nhức chân tay. Nếu tình trạng thiếu hụt này kéo dài, sẽ có những dấu hiệu khó chịu cũng như hậu quả bệnh tật không thể khắc phục hoàn toàn được.
Vai trò của Canxi trong cơ thể
Canxi là nguyên tố hoạt động quan trọng nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.
Những biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi
Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết.
Ảnh minh họa
Lượng canxi trong máu giảm xuống thường gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt trong một vài giây ngắn ngủi. Bạn có thể thấy rõ ràng triệu chứng này khi đang ngồi lâu mà đột ngột đứng dậy.
Lượng canxi giảm xuống khiến tuyến Cận giáp (tuyến này nằm ở cổ) sẽ báo lên thần kinh trung ương để điều chỉnh canxi trong máu bằng cách lấy canxi từ xương, sự điều tiết này khiến bạn cảm thấy chóng mặt và cần phải đi khám bác sĩ để bổ sung canxi để trả lại cho xương.
Móng tay yếu và dễ gãy
Việc thiếu hụt canxi trong cơ thể đã khiến canxi không đủ cung cấp để hình thành lớp sừng trong móng chân móng tay khiến các móng tay bạn rất dễ bị gãy và mềm.
Ảnh minh họa
Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống khi đó cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Tình trạng này xảy ra nhiều thì càng về già càng bị loãng xương, thoái hóa đốt lưng, đốt sống cổ, thấp khớp, sỏi, cao huyết áp, và rất nhiều các bệnh khác nữa…
Video đang HOT
Khó ngủ, ngủ không sâu
Việc thiếu hụt canxi trong máu còn gây ra hiện tượng mất ngủ. Nếu bạn đang khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, thức dậy mệt mỏi thì cần phải bổ sung canxi ngay lập tức cho cơ thể.
Bị chuột rút
Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
Răng trở nên vàng hơn
Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu của tình trạng canxi.
Ảnh minh họa
Bệnh loãng xương
Mất xương, loãng xương, là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.
Thiếu xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, bằng cách đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi trong máu một cách định kỳ.
Cao huyết áp
Huyết áp cao cũng được xem là một trong các triệu chứng thiếu hụt canxi. Bởi vì các kho dự trữ canxi trong cơ thể cần thiết cho các hoạt động của hệ thống tim mạch để hệ thống này làm việc một cách thích hợp. Vì vậy, theo dõi chức năng tim cũng như mức độ canxi là vấn đề vô cùng quan trọng.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên
Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ….xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu thiếu Canxi ở trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ sẽ thường hay bị giật mình, quấy khóc khi ngủ, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Bé thường ra mồ hôi trộm; có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn; đầu có thể bị bẹp như cá trê, hay quấy khóc về đêm; chậm mọc răng; chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…). Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống…
Với trẻ em lớn, đang phát triển, dấu hiệu rõ rệt nhất là trẻ thường kêu đau nhức xương khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc được xoa bóp.
Cần làm gì khi cơ thể thiếu Canxi
Đương nhiên, khi cơ thể thiếu Canxi thì phải bổ sung từ ngoài vào qua thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Nên chọn Canxi dạng nano giúp dễ hấp thu, hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng không mong muốn như táo bón, sỏi thận.
Canxi của cơ thể, chủ yếu sẽ ở trong xương, răng và móng, giúp cơ thể có hệ xương chắc khỏe, đồng thời là kho dự trữ Canxi của cơ thể. Nếu Canxi trong xương bị thiếu sẽ gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con người. Ngược lại, nếu Canxi có quá nhiều trong máu, sẽ gây 1 số bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm.
Ngoài việc sử dụng thực phẩm hay thuốc để cung cấp canxi, phụ nữ sau sinh đừng quên bổ sung vitamin D , bởi vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi. Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô hạn giúp tổng hợp vitamin D dưới da. Vì vậy, phơi nắng ở thời điểm thích hợp cũng là cách giúp bổ sung canxi hiệu quả.
Hoa mắt chóng mặt trong mùa nắng nóng, "thủ phạm" có thể không phải do nhiệt độ mà do 6 căn bệnh này
Mùa hè nắng nóng oi bức khiến nhiều người cảm thấy hoa mắt chóng mặt, không ít người cho rằng đây là triệu chứng say nắng. Tuy nhiên thực tế đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác.
Người bị chứng chóng mặt thường mất thăng bằng, đi loạng choạng không vững, cảm giác bồng bềnh như đang ngồi trên thuyền, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai, giảm thính lực, chóng mặt tăng khi thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Hiện tượng chóng mặt có thể do có sự rối loạn ở tai trong, ở não nhưng có khi lại có nguyên nhân hoàn toàn do tâm lý. Chóng mặt xảy ra ở mùa hè rất dễ bị lầm tưởng là say nắng đơn giản, nhưng thực tế nó có thể là triệu chứng của 6 bệnh lý dưới đây:
1. Huyết áp thấp và hạ đường huyết
Vì sao khi thời tiết nóng thì dễ bị hạ huyết áp? Khi thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều hơn khiến cho hơi nước bay hơi trên bề mặt cơ thể cũng tăng lên góp phần hữu ích vào tác dụng "lợi tiểu". Nhưng điều đó đồng thời cũng khiến cơ thể mất đi một lượng lớn chất lỏng nhất định.
Mặt khác, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu trên bề mặt cơ thể giãn ra, thể tích mạch máu tăng lên dẫn đến lượng chất lỏng trong cơ thể bị hao hụt. Cả hai nguyên nhân này đều làm cho huyết áp giảm, thậm chí tạo thành huyết áp thấp.
Kiểm tra huyết áp định kỳ.
Làm thế nào mới có thể tránh không cho tình trạng này xảy ra? Điều này khá đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra huyết áp định kỳ là có thể giải quyết nguy cơ này. Ngoài ra, khi bị hạ đường huyết cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên điều này hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, vì đây là nhóm người thường có đường huyết thấp, còn người bình thường đa phần không xuất hiện trường hợp này.
2. Có thể do say nắng
Trong môi trường có nhiệt độ cao, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, buồn nôn... thì bạn cần thận trọng bởi đây chính là những triệu chứng tiền say nắng. Một khi bạn xuất hiện các triệu chứng như ra nhiều mồ hôi, khát nước, kiệt sức, chóng mặt, hoa mắt, khả năng tập trung giảm... bạn nên nhanh chóng bôi một chút dầu mát hoặc dầu gió lên trán để giảm bớt cảm giác khó chịu cho cơ thể.
3. Bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Nói cách khác, một triệu chứng vô cùng rõ rệt khi bị thoái hóa đốt sống cổ đó chính là hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế. Người bị bệnh này nếu đột nhiên quay đầu có thể sẽ bị hoa mắt chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu.
Thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt.
Thoái hóa động mạch đốt sống cổ chiếm khoáng 10-20% trong số những người mắc thoái hóa đốt sống cổ. Độ tuổi mắc bệnh này thường từ 50 tuổi trở nên. Nếu mắc phải bệnh này, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị kịp thời.
4. Cảnh giác với bệnh thiếu máu
Có rất nhiều chị em phụ nữ vì muốn giữ dáng trong mùa hè nên đã giảm lượng thức ăn hằng ngày hoặc chỉ ăn các thực phẩm chay. Điều này làm tốc độ trao đổi chất cơ bản thay đổi thấp hơn so với người bình thường, dẫn đến khả năng vận động của đường ruột chậm hơn, các axit trong đường ruột cũng tiết ra ít hơn ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Phụ nữ mỗi kỳ sinh lý đều mất đi một lượng huyết nhất định nên sẽ dễ dẫn đến thiếu máu sinh ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, thiếu sức lực, mệt mỏi...
Hơn nữa, phụ nữ mỗi kỳ sinh lý đều mất đi một lượng huyết nhất định nên sẽ dễ dẫn đến thiếu máu sinh ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, thiếu sức lực, mệt mỏi...
Với trường hợp này, chúng ta cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như cần tây, rau bina, mộc nhĩ, đậu nành, đậu phụ, gan lợn, gan gà, cá... Nếu đường ruột hấp thụ sắt kém gây ra thiếu máu thì chị em nên điều trị bệnh lý đường ruột trước khi bổ sung các loại thực phẩm này.
5. Đề phòng nguy cơ nhồi máu não
Thời tiết nóng bức khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước trong cơ thể cũng mất đi nhiều hơn.
Lượng nước trong cơ thể những người lớn tuổi thường ít hơn người trẻ, cộng thêm phản ứng sinh lý chậm chạm dẫn đến hiện tượng tích tụ máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ nhồi máu gây ra bệnh đột quỵ ở người cao tuổi.
Để phòng tránh tình trạng này, cần thực hiện các hoạt động thể chất trong mùa hè như đi bộ, chạy bộ và kịp thời điều trị các loại bệnh lý như tiểu đường, bệnh mạch vành, suy gan, suy thận... Duy trì và kiểm soát huyết áp ở mức bình thường, đồng thời cũng cần chú ý không hút thuốc và hạn chế uống rượu bia.
6. Cẩn trọng khi dùng điều hoà
"Bệnh điều hoà" thường có biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, sốt, khô mắt, đau khớp, đau cơ... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến "bệnh điều hoà", trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ trong phòng quá thấp, thời gian ở trong phòng điều hoà quá lâu dẫn đến hơi lạnh ngưng tụ trong cơ thể.
Ngoài những bệnh lý trên, nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, vận động quá nhiều, hay sử dụng các loại thuốc chống cảm lạnh... cũng là lý do gây ra triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Trong các trường hợp này, triệu chứng sẽ giảm dần sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
Những dấu hiệu thiếu canxi trong thai kì mà mẹ bầu phải biết Thiếu canxi có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể mẹ bầu và bé nên mẹ cần lưu ý những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu để đi khám và bổ sung kịp thời. Tầm quan trọng của canxi đối với mẹ bầu Từ những tuần đầu thai kỳ, canxi là một thành phần không thể thiếu và cần...