10 dấu hiệu tiểu đường ở phụ nữ tuổi 40
Nhiễm trùng “vùng kín” thường xuyên, đặc biệt là sau tuổi 40, là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau ung thư và bệnh tim. Theo số liệu thống kê, hiện có hơn 70% dân số thế giới bị tiểu đường và phụ nữ tuổi 40 dễ mắc tiểu đường hơn nam giới. Vì vậy, phụ nữ trên 40 cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe, duy trì chỉ số cơ thể BMI và cân nặng lý tưởng, có chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa cũng như sống chung với bệnh.
Ngoài ra, 10 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp phụ nữ tuổi 40 sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh tiểu đường, từ đó có thể tiếp nhận điều trị bệnh từ giai đoạn đầu:
Nhiễm trùng “vùng kín”
Nhiễm trùng “vùng kín” thường xuyên, đặc biệt là sau tuổi 40, là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ phụ khoa để được hướng dẫn điều trị cũng như xét nghiệm tiểu đường.
Đau khi “quan hệ”, ham muốn tình dục giảm hay khó “lên đỉnh” cũng là dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ bị tiểu đường
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Đây là tình trạng đặc trưng của sự mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng hoặc rối loạn chức năng buồng trứng. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và tăng nguy cơ gặp biến chứng lâu dài như tiểu đường loại 2, cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
Giống như nhiễm trùng “vùng kín”, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường ở phụ nữ.
Cả nam giới và nữ giới khi bị tiểu đường đều gặp vấn đề về thị lực. Vì vậy, khi cảm thấy thị lực suy giảm đi kèm với đau đầu và đau tai, bạn nên đi làm xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Giảm cân
Giảm cân đột ngột là tình trạng cơ thể không hấp thụ calo và có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Dễ thay đổi tâm trạng
Video đang HOT
Tâm trạng thất thường là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường ở cả nam và nữ giới. Khi thấy tâm trạng dễ thay đổi không có lý do, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc.
Ở bệnh nhân tiểu đường, các vết thương lành chậm hơn, thậm chí là không lành. Đó là do sự lưu thông máu và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể người bị tiểu đường kém. Khi thấy vết thương lâu lành, bạn hãy đi làm xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng da. Tuy nhiên, nếu da ở bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng, có đốm đen, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Hiện tượng huyết áp tăng cao đột ngột là dấu hiệu rất thường gặp ở người bị tiểu đường.
Theo Trần Trâm
Bold Sky
Người lao động
Dấu hiệu 'báo động' 3 tháng đầu mang thai
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu báo mẹ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm.
3 tháng đầu được coi là thời điểm quan trọng nhất với tất cả các mẹ bầu đặc biệt những người mang thai lần đầu. Sự bỡ ngỡ khi mới mang trong mình sinh linh bé bỏng sẽ khiến các mẹ khá hồi hộp và lo lắng. Đó cũng là điều đương nhiên bởi thời gian này rất quan trọng khi phôi thai bắt đầu cấy vào tử cung, hình thành và phát triển.
Mẹ cũng cần dành thời gian để chú ý đến những biểu hiện của cơ thể bởi rủi ro mất con trong giai đoạn đầu này lên tới 15-20%. Dưới đây là những dấu hiệu báo nguy hiểm chị em cần thông báo ngay cho bác sĩ bởi rất có thể mẹ sẽ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Buồn nôn, nôn ói quá nhiều
Nguy cơ: Thiếu chất
Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu phổ biến 3 tháng đầu mang thai. Thông trường, triệu chứng này sẽ biến mất vào quý thứ 2. Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.
Buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. (ảnh minh họa)
Hoa mắt, chóng mặt
Nguy cơ: Huyết áp thấp thai kỳ
Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng. Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
Chảy máu âm đạo
Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Nguy cơ: Thai ngoài tử cung, sảy thai
Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.
Chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đau đầu dữ dội
Nguy cơ: Tiền sản giật
Nếu bạn thấy đầu mình đau nhẹ trong những tháng đầu mang bầu, hoặc oặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo. Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
Bạn nên yêu cầu bác sĩ thăm khám cẩn thận, đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm.
Đau bụng, chuột rút
Nguy cơ: Sảy thai, thai ngoài tử cung
Có thể nói, đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.
Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác "hụt" ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.
Đau buốt khi đi tiểu
Nguy cơ: Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu
Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.
Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.
Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. (Ảnh minh họa)
Không cảm thấy dấu hiệu mang thai
Nguy cơ: Thai nhi chết lưu
Trường hợp này có thể xảy ra với chị em lần đầu mang thai vì chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên để được an tâm, bạn nên đến khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe của mình vì đây cũng có thể là dấu hiệu thai chất lưu. Khám thai sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng trong thai kỳ.
Sốt cao
Nguy cơ: Bệnh nhiễm trùng
Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng - ảnh hưởng xấu đến em bé.
Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp... để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.
Ngứa "vùng kín"
Nguy cơ: Nhiễm trùng "vùng kín"
Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Mẹ bầu đừng e ngại mà hãy nói ngay với bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Điều trị bệnh nhiễm trùng vùng kín khi bầu bí nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
Tăng cân quá nhanh
Nguy cơ: Tiền sản giật
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu nên tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Mẹ cần đặc biệt chú ý.
Theo Khampha
Tai họa vì lạm dụng thuốc "sung sướng" Khi dùng các loại thuốc hỗ trợ tình dục, nếu thấy tình trạng cương kéo dài phải tới ngay bệnh viện trong vòng dưới 12 giờ để được xử lý. Ảnh minh họa: Internet Vì muốn "tăng cường bản lĩnh" nên không ít quý ông đã liều mạng tăng liều thuốc cường dương, thậm chí sử dụng các loại thuốc tiêm để "nâng...