10 dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đã trên bờ vực tan vỡ
Cuốn vào những tranh cãi trong chuyện yêu đương không chỉ khiến cuộc sống của bạn tồi tệ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bạn.
Chuyện tình yêu luôn khiến bạn phải bận tâm suy nghĩ vì nó ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống. Nếu tình yêu trôi chảy, bình yên, cuộc sống của bạn sẽ thăng hoa và hạnh phúc. Nhưng ngược lại, nếu bạn phải cố gắng để duy trì mối quan hệ yêu đương, điều đó sẽ thật mệt mỏi.
Khi gặp phải 10 dấu hiệu sau, bạn nên nghiêm túc suy nghĩ liệu có nên tiếp tục cố gắng cứu vãn mối quan hệ đã trên bờ vực tan vỡ.
Ảnh minh họa.
1. Người yêu không dành thời gian cho bạn
Nếu người yêu không muốn dành thời gian để ở bên bạn, quan tâm và lắng nghe bạn trong khi sẵn sàng cho các hoạt động cá nhân hoặc vui chơi bên bạn bè của họ – điều đó cho thấy người yêu không còn thấy bạn thú vị nữa. Khi thực sự muốn ở bên ai đó, chúng ta sẽ luôn tìm được thời gian dành cho nhau.
2. Người yêu khác hoàn toàn so với lúc ban đầu
Khi thực sự yêu một người, bạn sẽ chấp nhận toàn bộ con người họ, kể cả những điểm tốt và điểm xấu. Bạn không nên vì người yêu mà thay đổi chính bản thân mình để phù hợp với sở thích của họ. Cả hai cần một quá trình khá dài để dung hợp và làm quen với những sở thích, thói quen, cách suy nghĩ, phong cách sống của đối phương…
Nếu chỉ yêu một người vì vẻ bề ngoài hoặc vì những gì mà họ thể hiện ra lúc mới hẹn hò, bạn sẽ không thể duy trì mối quan hệ lâu.
3. Không còn nghĩ đến nhau mỗi khi muốn trò chuyện
Giao tiếp là chìa khóa mở cửa và cũng là chất xúc tác giúp cho các mối quan hệ được lâu dài. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi chia sẻ những điều thầm kín, những việc đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của bạn với đối tác, hay thậm chí bạn còn không nghĩ đến người yêu đầu tiên khi muốn trò chuyện… hãy chấm dứt mối quan hệ lỏng lẻo này.
Video đang HOT
4. Các cuộc trò chuyện đều kết thúc bằng… cãi nhau
Sự bất đồng quan điểm cần phải được nói ra để tìm điểm cân bằng. Nhưng khi bạn quá khác biệt về tính cách, về lối suy nghĩ khiến cho mỗi cuộc nói chuyện đều kết thúc bằng sự cãi cọ, sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên thực sự mệt mỏi.
5. Trái tim bạn không còn rung động khi nghĩ về người yêu
Tất nhiên, khi mối quan hệ của bạn tiến triển và vượt qua giai đoạn ban đầu thì sự phấn khích, háo hức cũng sẽ giảm dần. Nhưng điều đó không có nghĩa, bạn mất đi sự rung động với người yêu. Nếu bạn không nở nụ cười, không cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về người ấy thì tốt nhất hãy để họ ra đi, tìm kiếm một hạnh phúc thực sự.
Ảnh minh họa.
6. Người yêu không cố gắng để xây dựng mối quan hệ
Một mối quan hệ muốn tốt đẹp, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía. Nếu chỉ một bên yêu đơn phương hoặc chỉ một bên luôn cố gắng để vun đắp mối quan hệ, còn đối tác thì thờ ơ, tốt nhất là hãy chấm dứt, “đường ai nấy đi”.
7. Mối quan hệ trở nên khô khan và nhàm chán
Chuyện tình yêu không phải lúc nào cũng lãng mạn và tràn ngập màu sắc như những bộ phim nhưng nó cũng sẽ không khô khan đến mức khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Từ việc đơn giản như cùng nhau nấu ăn đến đi dạo trên bãi biển, có hàng trăm việc các cặp đôi có thể làm cùng nhau, tận hưởng thời gian vui vẻ bên nhau. Khi cả hai cảm thấy không còn thú vị khi ở bên nhau, đó là lúc bạn nên xem xét lại mối quan hệ.
8. Mối quan hệ “không trưởng thành”
Trưởng thành là một khía cạnh rất quan trọng của bất kỳ mối quan hệ nào. Tình yêu hạnh phúc khiến bạn học được nhiều điều, nâng đỡ bạn và cả hai sẽ cùng nhau trưởng thành hơn. Nếu tình yêu khiến bạn thấy bản thân mình tồi tệ, kém cỏi thì điều tốt nhất có lẽ là kết thúc.
9. Người yêu không có mặt khi bạn cần
Sẽ không thực tế nếu đòi hỏi người yêu phải đặt bạn lên trên tất cả, thậm chí trên cả gia đình và những mối quan hệ thân thiết khác. Nhưng chắc chắn, bạn phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người yêu. Nếu khi bạn cần, người yêu không thể có mặt hay thậm chí quan tâm, hỏi han bạn, điều đó cho thấy, bạn không phải là người mà họ để tâm nhiều.
10. Bạn không cảm thấy được yêu
Yêu và được yêu là một điều chính đáng trong một mối quan hệ. Khi được yêu, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và luôn có năng lượng cho tất cả các hoạt động của cuộc sống. Nhưng nếu tất cả những gì bạn làm là khóc và mệt mỏi vì sự hờ hững của đối tác thì bạn nên suy nghĩ đến chuyện chấm dứt mối quan hệ này./.
8 điều cần xem xét nếu bạn đang có ý định chấm dứt một mối tình
Dưới đây là 8 điều bạn nên xem xét trao đổi với nửa kia để đưa ra quyết định liệu bạn có thực sự cần kết thúc mối quan hệ của mình hay không?
Sau nhiều nỗ lực liên tục để cứu vãn mối quan hệ và xóa bỏ rắc rối, nếu bạn vẫn cảm thấy bế tắc trong tình yêu thì đã đến lúc cần nhận ra điều gì là sai lầm trong mối quan hệ của bạn.
Dưới đây là 8 điều bạn nên xem xét trao đổi với nửa kia để đưa ra quyết định liệu bạn có thực sự cần kết thúc mối quan hệ của mình hay không?
Ảnh minh họa.
1. Bạn có hạnh phúc với mối quan hệ này không?
Trước khi chấm dứt mối quan hệ, việc hiểu được bạn và người ấy có đang hạnh phúc hay là không là điều rất quan trọng. Bởi có thể bạn không nhìn thấy mặt khác của vấn đề. Có thể bạn buồn vì không thể nhận ra những điểm tốt đẹp của mối quan hệ. Do đó, hãy trao đổi xem liệu bạn và nửa kia có thực sự hạnh phúc trong mối quan hệ này không.
2. Điều gì gây phiền toái cho bạn nhất?
Nếu quyết định kết thúc mối quan hệ để chấm dứt những tranh cãi và mâu thuẫn thường ngày thì việc để cho nhau biết được điều gì gây khó chịu cho bạn nhất là rất quan trọng. Đó có thể là do nửa kia không lắng nghe những gì bạn nói hoặc luôn luôn áp đặt quyết định của họ cho bạn. Hơn nữa, bạn cần sẵn sàng lắng nghe những gì đối phương chia sẻ. Người ấy có thể nói về quan điểm của họ của vấn đề hoặc sẽ giải thích. Thay vì mất kiên nhẫn, hãy cố gắng lắng nghe nửa kia nói.
3. Những điều bạn mong đợi trong mối quan hệ
Có quá nhiều kỳ vọng không bao giờ là tốt. Hơn nữa, nửa kia có thể không hiểu được kỳ vọng của bạn. Bạn mong đợi sự công bằng, sự tôn trọng và tình yêu trong mối quan hệ của mình nhưng người ấy không đủ nhạy cảm để nhận ra điều đó...Do đó, hãy trao đổi những điều bạn muốn và bạn nhận trước khi kết thúc mối tình là điều bạn nên làm để khắc phục mối quan hệ và tránh được việc chia tay.
4. Điều gì khiến bạn quyết định muốn chia tay?
Chia tay không phải là xấu xa, nếu bạn có cơ hội trò chuyện với nửa kia đúng mực về việc bạn muốn dừng lại. Có những lý do chính đáng khiến bạn quyết định chia tay với người yêu. Đó có thể là do những khác biệt về tôn giáo, quan điểm sống, thói quen sống...Bạn cần để nửa kia biết được mọi thứ đã thay đổi và tại sao bạn muốn chia tay. Điều này ít nhất sẽ khiến đối phương hiểu họ thiếu sót ở đâu và làm thế nào để có thể tốt hơn. Hơn nữa, cũng có thể là bạn kết thúc mối tính để muốn tốt cho nửa kia.
5. Nỗ lực mà bạn và người ấy đã làm trong tình yêu
Chia tay với nửa kia không có nghĩa là bạn chỉ đổ lỗi cho người ấy và nói về những khía cạnh tiêu cực của mối quan hệ. Nếu bạn không muốn có một cuộc chia tay xấu xí với người yêu, lời khuyên cho bạn là nên trao đổi về những cố gắng của cả hai trong mối quan hệ.
6. Giải pháp giúp giải quyết rắc rối
Chia tay không bao giờ là giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong một mối quan hệ. Nếu có cơ hội để tháo gỡ, bạn hãy cố gắng nói về điểm điểm chung với nửa kia. Trao đổi về khả năng hàn gắn mối quan hệ cũng rất cần thiết. Điều này giúp bạn nhanh chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ những rắc rối trong tình yêu và thắt chắt thêm mối quan hệ.
7. Những thứ bạn muốn tập trung sau khi chia tay
Nếu quyết định chia tay nửa kia, bạn nên nghĩ về việc tập trung vào những điều quan trọng khác trong cuộc sống của mình. Tập trung vào những điều này giúp bạn thoát khỏi việc than khóc và để đảm bảo rằng bạn sẽ cố gắng hết sức để sống vui vẻ sau khi tình yêu tan vỡ.
8. Những khoảnh khắc đẹp trong tình yêu
Khi kết thúc mối quan hệ với nửa kia, bạn có thể nói về những khoảnh khắc đẹp trước đây trong tình yêu. Nếu quyết định không hàn gắn mối quan hệ, việc ôn lại những khoảnh khắc đẹp của tình yêu sẽ giúp xóa bỏ những đau khổ trong trái tim bạn. Cả hai vẫn là những người bạn tốt ngay cả khi đã chia tay./.
Không ai nghĩ đến ly hôn nhưng nếu hôn nhân của bạn đang có 8 dấu hiệu này thì hãy xem xét, đừng cố níu kéo Có những lúc bạn nên chấm dứt mối quan hệ, đừng vì áp lực xã hội, áp lực gia đình mà khiến bản thân mệt mỏi, tổn thương. 1. Bạn đang gánh chịu bạo lực Bạo lực là điều không thể chấp nhận trong mối quan hệ hôn nhân bởi hầu hết các hành vi ngược đãi không dừng lại mà vẫn tiếp...