10 dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư khó phát hiện sớm ở chị em
Ung thư buồng trứng được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Cũng vì thế, tỷ lệ tử vong do bệnh rất cao.
Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh, làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng.
Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hoặc đường bạch huyết tới nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u mới.
So với ung thư vú thì số ca mắc mới của bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư buồng trứng gây ra lại rất cao và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư buồng trứng được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn.
BS Nguyễn Hoàng Long, khoa Ngoại Vú – Phụ khoa, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết thêm ung thư buồng trứng rất khó để nhận ra các triệu chứng ban đầu nên hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị đều không mấy khả quan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội sống sót của bệnh nhân ung thư buồng trứng là rất cao, lên đến hơn 90%.
Dấu hiệu điển hình cảnh báo sớm ung thư buồng trứng
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
- Chán ăn trong thời gian dài, cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít.
Video đang HOT
- Đầy hơi liên tục, kéo dài đến vài tuần kèm theo sưng bụng.
- Đau khi đi tiểu hoặc thay đổi thói quen đi tiểu.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Sụt cân đột ngột khi không hề thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục để giảm cân.
- Ra máu âm đạo bất thường kèm đau đớn.
- Đau khi quan hệ vợ chồng.
- Đau vùng chậu kèm đau lưng không rõ nguyên nhân.
- Ra máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh nguyệt.
Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng
Giai đoạn 1: Khối u vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa lây lan sang các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng những đã bắt đầu lan rộng đến các cơ quan lân cận trong xương chậu.
Giai đoạn 3: Khối u lan rộng hơn nữa, lớn hơn 2cm, thậm chí có thể đã di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, lá lách.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối, ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác như lá lách, gan, phổi, não… cũng như các hạch bạch huyết ở háng. Điều trị bệnh ở giai đoạn này rất khó khăn và phức tạp.
Ung thư buồng trứng di căn nhanh ruột, gan, dạ dày vì ung thư mọc từ lớp ngoài mặt của buồng trứng và làm thành khối u có vỏ bọc bên ngoài, bên trong đặc hoặc có hình tổ ong, trong chứa nước. Khi bệnh phát triển tới mức nào đó thì vỏ bọc ung thư vỡ ra và rải tế bào khắp trong ổ bụng gây di căn nhanh.
Theo nghiên cứu của Hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ ASCO năm 2013, nếu phát hiện sớm khi ung thư chưa lan ra khỏi buồng trứng thì tỷ lệ sống khỏe sau 5 năm chiếm hơn 90 %, nhưng với ung thư buồng trứng chỉ có 15 % bệnh nhân được chẩn đoán sớm. Khi bệnh lan tới các cơ quan, mô lân cận thì tỷ lệ sống còn 72 % và khi ung thư đã di căn thì tỷ lệ này còn 27 %.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư. Khi phát hiện những bất thường ở bụng và đường tiêu hóa như: bụng to nhanh, đau tức bụng, buồn nôn, nôn, đi tiểu nhiều, đầy hơi hoặc táo bón, người bệnh nên đi khám chuyên khoa ung bướu tại các cơ sở uy tín để được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Phương pháp hiệu quả trong điều trị ung thư tại Việt Nam
Xạ trị là phương pháp kinh điển, ngày càng quan trọng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo Quốc gia "Tiến bộ trong xạ trị ung thư" tổ chức sáng 27/11 tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội). PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho hay đây là hội thảo quốc gia đầu tiên về chuyên ngành xạ trị nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam có 42 khoa, trung tâm có thiết bị xạ trị. Chúng ta có 75 máy xạ trị gia tốc các thế hệ. Một số trung tâm lớn có thể triển khai các kỹ thuật xạ trị hiện đại như xạ trị theo hình khối u (3D-CRT), xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị hướng dẫn ảnh (IGRT), xạ trị có kiểm soát theo nhịp thở (ABC), Gamma knife...
Việc phối hợp điều trị đa phương thức nhất là hóa xạ trị kết hợp trong nhiều loại bệnh ung thư nhằm mục đích bảo tồn cơ quan, cải thiện chất lượng, thời gian sống cho người bệnh.
"Với 226 bác sĩ, 156 kỹ sư vật lý xạ trị và 266 kỹ thuật viên vận hành máy xạ trị trên cả nước, điều đó cho thấy sự phát triển không ngừng của chuyên ngành này tại Việt Nam. Rất nhiều câu chuyện cổ tích giữa đời thường đã được viết từ các bệnh viện, trung tâm, khoa ung bướu trên cả nước", ông Thuấn nói.
Người bệnh xạ trị tại Bệnh viện K để điều trị bệnh ung thư. Ảnh: Hà Trần.
PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ 1, Bệnh viện K, cho biết ưu thế của xạ trị là gần như không có chống chỉ định và có thể áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh, kể cả với mục đích điều trị triệt căn đến giảm nhẹ triệu chứng cho ung thư giai đoạn cuối. Hiện tại, theo ước tính trong điều trị ung thư nói chung, xạ trị đóng góp xấp xỉ 50%. Hiện Bệnh viện K mỗi ngày có khoảng 800-900 lượt bệnh nhân sử dụng phương pháp này.
Trước những lo ngại về biến chứng khi xạ trị, PGS Tùng cho hay bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân đều được bác sĩ tính toán kỹ về phương pháp, cách thức, liều lượng, để hạn chế thấp nhất biến chứng.
Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ (gamma, proton...). Khi chiếu vào cơ thể, các nhà y học đã tính toán việc dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư.
Để giảm tác dụng phụ không mong muốn, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ hướng dẫn cho người bệnh. Ví dụ, bệnh nhân phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì chúng sẽ làm hấp thụ nhiều tia xạ.
Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng trúng đích các tế bào ung thư, đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liều xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành.
Vì vậy, người bệnh cần tin tưởng bác sĩ, ăn uống đủ chất để có sức khỏe tốt nhất trong quá trình điều trị.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn bằng cách nào? Tại Việt Nam phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đến viện ở giai đoạn di căn xa. Các vị trí di căn hay gặp của ung thư tiền liệt tuyến là xương, hạch ổ bụng, phổi, gan, hiếm khi di căn não. Ảnh minh họa Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những ung thư thường gặp nhất ở...