10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường được gán cái tên “sát thủ thầm lặng”, vì thường tiến triển không có triệu chứng rõ ràng để giúp chẩn đoán xác định.
Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường tăng trong máu, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tăng nguy cơ tổn thương thần kinh tim mạch. Điều đáng lo ngại nhất là nhiều người thường bỏ qua, ít quan tâm vì dễ nhầm với các bệnh thông thường khác.
Vì vậy, điều quan trọng cần biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đây là 10 dấu hiệu chính cảnh báo bệnh đái tháo đường.
1. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân và đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Điều này có nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa.
2. Cảm giác khát
Triệu chứng này có liên quan với đi tiểu nhiều. Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước, làm cho bạn cảm thấy rất khát nước.
3. Đói cồn cào
Đi tiểu thường xuyên, đói cồn cào… là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.
4. Khô miệng
Khô miệng gây cảm giác khó chịu và một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước, mà còn là dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường type 2. Những thay đổi về da tạo thuận lợi cho vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và răng.
Video đang HOT
5. Mệt mỏi
Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, mệt mỏi càng tăng khi phải đi tiểu đêm.
6. Các vấn đề về mắt
Mắt là một trong những bộ phận trong cơ thể bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao đã ảnh hưởng đến mắt. Điều này gây nên nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh gây giảm thị lực hoàn toàn.
7. Nhiễm trùng
Vi khuẩn, virus, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao, và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp. Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái đường.
8. Cảm giác tê hoặc ngứa các đầu chi
Các biểu hiện này do bệnh đái đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm.
Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn, và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.
9. Giảm hoặc tăng cân không có lý do
Giảm hoặc tăng cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do đái đường gây nên. Ngăn cản glucose đi vào trong tế bào, cơ thể sẽ sử dụng protein từ các cơ để bù đắp năng lượng.
Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái tháo đường (thường là đái đường type 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.
10. Chậm liền sẹo
Một điều đáng chú ý là vết thương chậm liền sẹo. Do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.
Tóm lại, điều quan trọng và cần thiết nên có chế độ ăn, lối sống lành mạnh, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Thêm vào đó, tránh thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tránh nhàn rỗi, tránh các chất béo bão hòa, chất ngọt và thực phẩm chế biến sẵn… để có cuộc sống vui khỏe mỗi ngày.
Theo Bs Ái Thủy/ Sức Khỏe và Đời Sống
Lợi và hại từ quả sung ai cũng cần biết
Sung chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không lưu ý khi sử dụng, sung có thể gây ra những tác hại khôn lường.
Quả sung không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, chữa viêm ruột, lòi rom, sa trực tràng...
Một số tác dụng từ quả sung
Hạ huyết áp
Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.
Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
Quả sung giúp ngừa ung thư và tiểu đường.
Ngừa loãng xương
Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.
Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm... có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng
Xuất huyết
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Tụt đường huyết
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Oxalate có hại
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Theo Thúy Nga / VTCNews
Quả xoài hạ glucose máu, phòng bệnh đái tháo đường Ăn xoài mỗi ngày có thể bảo vệ chúng ta chống lại cholesterol cao cũng như bệnh đái tháo đường. Xoài có thể điều chỉnh lượng đường trong máu Quả xoài có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hạn chế tình trạng viêm ở những người béo phì. Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây tại Liên đoàn...