10 công ty nhiều người mong được làm việc nhất Việt Nam
Trong bảng tổng sắp 10 công ty mà người lao động Việt Nam muốn làm việc nhất, có 4 doanh nghiệp Việt Nam, số còn lại là các công ty nước ngoài.
Trang JobStreet Việt Nam vừa công bố bảng xếp hạng Top 10 công ty được người lao động lựa chọn là nơi mong muốn làm việc nhất. Khảo sát này được thực hiện trong quý II/2016 với 2.500 người, thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Theo đó, các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại nước ngoài đang chiếm ưu thế với 6/10 vị trí. Các đại diện của Việt Nam là những công ty lớn gồm Vinamilk, Vingroup, FPT và Viettel.
Top 10 công ty được khao khát nhất 2016
Dẫn đầu bảng xếp hạng là đại gia trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh FMCG, công ty Unilever Việt Nam. Ở vị trí thứ 2 và 3 là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn Vingroup, hai doanh nghiệp niêm yết trong nước có vốn hóa lớn trên thị trường hiện tại.
4 vị trí kế tiếp thuộc lĩnh vực công nghệ chia đều cho cả “nội” lẫn “ngoại” với sự góp mặt của Samsung, FPT, Viettel và Intel. Ba đại diện cuối danh sách top 10 tiếp tục thuộc về lĩnh vực FMCG là Nestle, P&G, Suntory PepsiCo.
So với các quốc gia trong khu vực, tỷ trọng doanh nghiệp nội địa được mong muốn làm việc của Việt Nam khá tương đồng với Malaysia. Trái lại, tại Singapore, các tập đoàn đa quốc gia được người lao động ưu ái hơn khi chỉ có 3/10 đơn vị có tên trong bảng xếp hạng của JobStreet là doanh nghiệp nội địa.
JobStreet Việt Nam cũng đã xếp hạng top 5 các công ty được người lao đông mong muốn làm việc theo 4 lĩnh vực phổ biến hiện tại như FMCG, Công nghệ thông tin – viễn thông, Bán lẻ và Tài chính – Ngân hàng.
Video đang HOT
Ở lĩnh vực FMCG, Có đến 4/5 đơn vị thuộc về các Tập đoàn đa quốc gia. Đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 5 là Vinamilk.
Vinamilk là công ty duy nhất lọt vào top 5 trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh
Nguyên nhân khiến cho Unilever được yêu thích nhất trong ngành là bởi đơn vị này có rất nhiều các chương trình đào tạo, tuyển dụng xuyên suốt từ cấp bậc mới tốt nghiệp cho đến những quản lý cấp cao. Những chương trình tuyển dụng liên tục được thông tin qua các mạng việc làm danh tiếng, trực tiếp đến các trường đại học với lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng.
Với bảng xếp hạng doanh nghiệp trong mảng Công nghệ Thông tin – Viễn Thông (ICT), FPT và Viettel lọt vào vị trí thứ 2 và 3. Dẫn đầu danh sách là liên doanh đến từ Hàn Quốc, Samsung Vina, đơn vị với thế mạnh về sản xuất phần cứng điện thoại thông minh có thị phần lớn nhất Việt Nam hiện tại. Ở vị trí thứ 4 và 5 lần lượt là Intel và Bosch, những doanh nghiệp cũng có thế mạnh về sản xuất phần cứng lớn trên thế giới.
Samsung đứng đầu bảng xếp hạng trong ngành công nghệ thông tin
Chỉ duy nhất trên lĩnh vực phân phối – bán lẻ, các doanh nghiệp nội cho thấy sự lấn át với 4 đại diện là Vingroup, FPT Shop, Viettel Store và Thế Giới Di Động ở các 4 vị trí đầu bảng. Đại diện nước ngoài duy nhất góp mặt là Tập đoàn Bán lẻ hàng đầu Nhật Bản – AEON.
Ngành bán lẻ là ngành duy nhất có sự lấn át các doanh nghiệp ngoại
Trên mặt trận Tài chính – Ngân hàng, ba vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đều thuộc về các ngân hàng nội địa. Đứng ở vị trí thứ 1 và thứ 2 là hai ngân hàng có vốn nhà nước sở hữu lớn, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Đầu Tư Việt Nam (BIDV).
Tiếp thứ 3 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai vị trí cuối cùng bảng xếp hạng thuộc về các đại diện có vốn đầu tư nước ngoài là Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam và Citibank.
Theo_VietNamNet
'Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên 3.400 USD'
Theo Tập đoàn Tư vấn Boston của Mỹ, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển nhanh hơn so với bất cứ nơi nào ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thế mạnh sản xuất hàng xuất khẩu tạo việc làm và nâng cao mức lương cho người lao động.
Sức mua mới hình thành đã khiến sức tiêu thụ bùng nổ ở thành phố và sự cạnh tranh giành thị phần giữa những thương hiệu nước ngoài trở nên quyết liệt hơn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Người Tiêu dùng và Khách hàng của Tập đoàn Tư vấn Boston (Mỹ), "tầng lớp trung lưu và giàu có" của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên tới 33 triệu người, tương đương khoảng 1/3 dân số đất nước, trong khoảng thời gian từ năm 2014- 2020.
Những người có thu nhập trung bình là 714 USD/tháng hoặc cao hơn được xếp vào tầng lớp này.
Năm 1987, Việt Nam mở cửa thị trường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 2012, Việt Nam đã tăng sức hấp dẫn của mình bằng cách giải quyết tình trạng bất ổn lao động và những vấn đề về mất giá tiền tệ, gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký kết một thỏa thuận thương mại với châu Âu. Những nhà sản xuất hàng xuất khẩu chọn đến Việt Nam vì chi phí vận hành thấp.
Những công xưởng nước ngoài đã góp phần tạo ra thêm một nền kinh tế, bao gồm những công ty cung ứng, hậu cần và dịch vụ tài chính, từ đó tạo ra nhiều việc làm hơn. Việt Nam thường xuyên tăng mức lương tối thiểu và người lao động thường sống với gia đình để tiết kiệm tiền thuê nhà. Một số chủ lao động báo cáo khó tìm được người lao động "cổ cồn trắng" có trình độ cao, vì thế họ trả lương cao hơn cho những người có thể làm được việc.
Không giống như các nước đang phát triển khác ở châu Á, đầu tư của chính phủ vào việc phát triển nông nghiệp đã tạo ra một tầng lớp trung lưu vùng nông thôn.
Theo bà Aparna Bharadwaj, người phụ trách khu vực Đông Nam Á của Công ty Tư vấn Boston: "Điều này cho phép tầng lớp trung lưu không chỉ giới hạn ở những đô thị lớn, những thành phố lớn mà còn phân tán rất nhanh chóng tới những thành thị nhỏ hơn và những thị trường ở vùng nông thôn.
Việt Nam có sự phân tán tầng lớp trung lưu nhanh nhất mà tôi từng thấy khắp các thị trường ASEAN. Mức thu nhập của người dân đang tăng lên theo hướng dàn trải hơn thay vì chỉ tập trung vào một vài người giàu lại càng giàu hơn."
Công ty tư vấn trên cho biết thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng từ 1.400 USD hai năm trước lên 3.400 USD đến năm 2020. Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Việt Nam đã thu hút sự chú ý của những nhà cung ứng nước ngoài, cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực thức ăn nhanh, sản phẩm làm từ sữa, ôtô, sản phẩm vệ sinh và đồ điện tử tiêu dùng. Những thương hiệu thường thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Burger King, Starbucks, Family Mart, Nestlé và Sony.
Hãng máy tính Dell ở Mỹ nhận thấy Việt Nam là một thị trường "độc đáo" vì người tiêu dùng ở miền Bắc ưa thích những thương hiệu châu Âu trong khi người tiêu dùng ở miền Nam ưu ái những thương hiệu của Mỹ và Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Cường Thịnh, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Dell tại Việt Nam, Dell nhấn mạnh vào dịch vụ sau bán hàng để xây dựng niềm tin trong những sản phẩm của họ./.
Theo Vietnam Plus
Lương tối thiểu có thể tăng 100.000-350.000 đồng/tháng Kết thúc phiên họp tại quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) sáng 20-7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đưa ra ba phương án tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2017. Sáng 20-7, tại quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp bàn thương lượng phương án tiền lương tối thiểu theo vùng năm 2017 (phiên...