10 công trình kiến trúc Trung Quốc xấu “phát hờn”: Được đầu tư nghìn tỷ vẫn lọt top thảm họa vì khiến người dân “nhức mắt”
Trung Quốc nổi tiếng là đất nước có nhiều công trình kiến trúc đẹp và sang trọng. Nhưng bên cạnh những tòa nhà lung linh và mang giá trị thẩm mỹ cao thì vẫn có những tòa nhà trông xấu đến không tả nổi.
Mới đây, kết quả bình chọn “10 tòa nhà xấu nhất Trung Quốc” năm 2020 đã được trang web Rccchina (chuyên về đánh giá kiến trúc) công bố. Theo đó, các kiến trúc sư cho rằng nguyên nhân dẫn đến những “thảm họa” kiến trúc chính là do người thiết kế đã cố gắng phá cách, tự tìm “con đường riêng” cho ngôi nhà nhưng vẫn thất bại.
1. Nhà hát nghệ thuật biểu diễn Quảng Châu
Tòa kiến trúc thơ mộng trong tưởng tượng (trên) và thành phẩm xấu hết phần thiên hạ (dưới)
Công trình giật giải xấu nhất năm 2020 gọi tên Sunac Guangzhou Grand Theatre (Nhà hát nghệ thuật biểu diễn thành phố Quảng Châu), do kiến trúc sư người Anh Steven chilton thiết kế. Anh cho biết công trình được lấy ý tưởng từ họa tiết thổ cẩm và màu đỏ rực của lửa tượng trưng cho văn hóa Trung Quốc.
Ông Cố Mạnh Triều – 1 kiến trúc sư cấp cao, nhà phê bình kiến trúc và giám khảo của Hiệp hội Kiến trúc Trung Quốc – đã bày tỏ ý kiến trước lý giải “không thỏa đáng” của kiến trúc sư người Anh: “Các yếu tố chồng chất như màu đỏ, lụa, rồng và phượng khiến cho công trình kiến trúc như bị ‘bội thực’ và không phù hợp với lịch sử của thành phố Quảng Châu.”
Phó Giáo sư Học viện Kiến trúc, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, Châu Dung cho biết: “Chủ đầu tư đã không thảo luận với chính quyền địa phương, cũng như không đàm phán với cư dân quanh đó, tự ý xây nên 1 kiến trúc phá vỡ thẩm mỹ đô thị.”
2. Resort Thiên Địa núi Trường Bạch
Nhìn từ xa cũng có vẻ rất gì và này nọ…
… còn nhìn gần thì thôi, miễn bàn!
Changbai Paradise Resort (Resort Thiên Địa núi Trường Bạch), được xếp hạng xấu thứ 2 trong danh sách, là 1 khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp nằm ở huyện Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm, được đầu tư và phát triển bởi Tập đoàn Kasen Hồng Kông.
Cư dân mạng xứ Trung thi nhau vào bỏ phiếu và bình luận cho công trình xấu tệ trên: “Nhìn vào resort chưa thấy thoải mái đã thấy mệt vì buồn cười.”, “Hình thức cứng nhắc, cường điệu và thô kệch, quy mô mất cân đối, thật lãng phí tiền của!”…
3. Phi Thiên Chi Vẫn
Đây là cảnh “lãng mạn” mà bạn đang tưởng tượng…
… nhưng thực tế lại “hú hồn” như thế này đây
“Phi Thiên Chi Vẫn” là 2 bức tượng xoay với đài quan sát quay 360 độ trên đỉnh, cho phép du khách ngắm phong cảnh thiên nhiên của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hai bức tượng được xây trên vách đá cao hơn 1.000m và công trình độc đáo này được thiết kế dựa trên 1 chuyện tình trong truyền thuyết của địa phương. Khi xoay đến điểm cao nhất, 2 bức tượng trông như đang hôn nhau trong khi khách du lịch có thể thỏa sức ngắm toàn bộ quang cảnh phía dưới.
Tuy nhiên, công trình kiến trúc được dự kiến có “tiềm năng” trở thành điểm hút khách của Trung Quốc lại vấp phải nhiều ý kiến chê bai từ dư luận: “Hai bức tượng trông không giống đang hôn gió mà như bồi bàn đang bê đĩa vậy.”, “Khá sáng tạo đó, nhưng tại sao họ lại không vẽ tượng đẹp hơn nhỉ?”, “Tại sao cả 2 bức tượng trông như 2 người đàn ông vậy?”…
4. Khách sạn tổ ong Nam Kinh
Góc chụp nghiêng của khách sạn (trên) và góc chụp trực diện khiến người xem nổi da gà (dưới)
Khách sạn tổ ong ở thành phố Nam Kinh xếp hạng thứ tư, được đánh giá là “đỡ xấu” nhất trong danh sách, nhưng nó lại mất điểm bởi vì bề ngoài dát vàng, tỏa sáng quá mức và những ai mắc hội chứng sợ lỗ chắc hẳn sẽ không muốn nhìn nó lần 2.
5. Tòa lâu đài Cát Long
Lâu đài Cát Long
Video đang HOT
Lâu đài Neuschwanstein
Đứng thứ 5 là tòa lâu đài Cát Long, mất điểm trầm trọng do tàn phá cảnh quan thiên nhiên. Nó nằm trên 1 đảo hồ đá vôi ở phía tây nam tỉnh Quý Châu và là kiến trúc “sao chép” kha khá chi tiết từ Lâu đài Neuschwanstein được mệnh danh là “thiên đường cổ tích” nước Đức.
Phó Giáo sư Châu Dung than thở về công trình này: “San lấp mặt bằng, đạo nhái ý tưởng từ phương Tây, thậm chí còn chà đạp thô bạo lên cảnh quan sinh thái tự nhiên vốn đang rất đẹp.”
6. Rạp xiếc quốc tế Thương Châu
Rạp xiếc này nằm ở huyện Ngô Kiều, Hà Bắc, Trung Quốc. Nó được các chuyên gia nhận xét là “tổng thể kiến trúc trông giống 1 cái lu hơn là tái hiện lại kiến trúc cổ điển nước nhà.”
7. Trung tâm văn hóa công nghiệp rượu Quảng Tây
Cư dân mạng xứ Trung cho rằng kiến trúc này giống như “1 quả địa cầu thành tinh xấu đến mức ‘ma chê quỷ hờn’ luôn”.
8. Thư viện Giang Tây
Đứng thứ 8 trong danh sách là thư viện mới xây của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Dù được đầu tư 9,6 tỷ tệ (tương đương 3,4 nghìn tỷ đồng) mà vẫn rất “loạn mắt”.
9. Trung tâm hoạt động Thanh niên Quảng Đông
Chào mừng đến với Trung tâm hoạt động Thanh niên Quảng Đông
“Các kỹ thuật thiết kế chắp vá với nhau và tổ chức không theo trật tự, thể hiện trình độ thiết kế và khả năng thiết kế không đạt chuẩn” là nhận xét từ các chuyên gia dành cho kiến trúc này.
10. Chiếc cầu liên hiệp Thiểm Tây
Mặc dù đứng cuối bảng, nhưng chiếc cầu “được xây dựng theo phong cách nửa nạc nửa mỡ, Âu không ra Âu, ta không ra ta” này vẫn bị ném đá tới tấp.
Ngắm nhìn các tòa nhà đẹp và có kiến trúc xuất sắc nhất năm 2020
Để tổng kết một năm bận rộn của ngành kiến trúc thế giới, mới đây chuyên trang Newatlas đã có một bài tổng hợp các công trình kiến trúc, tòa nhà ấn tượng và xuất sắc nhất năm 2020 trên thế giới.
Mặc dù đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng khá lớn đến ngành xây dựng trong năm nay nhưng năm 2020 nhìn chung vẫn tạo ra những kiến trúc tuyệt vời. Từ một khách sạn có lỗ ở giữa đến một công trình cộng đồng làng làm từ bùn.
Danh sách các tòa nhà tốt nhất năm 2020 do trang Newatlas tổng hợp gồm 10 dự án khác nhau về phong cách và loại hình nhưng mỗi dự án đều thể hiện cam kết về thiết kế xuất sắc. Châu Âu dẫn đầu với 4 dự án trong khi có ba dự án ở châu Á, hai ở Hoa Kỳ và một ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Opus - Kiến trúc sư Zaha Hadid
Dubai có đầy những tòa nhà ấn tượng, bao gồm cả những tòa nhà cao nhất thế giới nhưng bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào tài năng của kiến trúc sư Zaha Hadid với công trình tòa nhà Opus. Đây là một khách sạn sang trọng tuyệt đẹp có hình dạng của một khối thủy tinh với khoảng trống khổng lồ tại trung tâm của nó.
Tòa nhà Opus có độ cao 93m, nằm ở quận Burj Khalifa, Dubai và chủ yếu phục vụ nhu cầu lưu trú khách sạn, ngoài ra còn có không gian văn phòng và một số dinh thự siêu sang. Về mặt cấu trúc, nó bao gồm hai tòa tháp được nối với nhau bằng giếng trời và cầu trên cao, giống như khách sạn Morpheus.
Musée Atelier Audemars Piguet - BIG
Bảo tàng Atelier Audemars Piguet do Tập đoàn Bjarke Ingels thiết kế (BIG) là một bảo tàng và xưởng sản xuất đồng hồ sang trọng cho một hãng đồng hồ Thụy Sĩ. Tòa nhà được lấy cảm hứng từ một chiếc đồng hồ và có thiết kế xoắn ốc khá thú vị. Mái của tòa nhà được phủ xanh bởi các thảm cỏ, giúp chống nóng và tạo cảnh quan độc đáo cho tòa nhà.
Nội thất của tòa nhà cũng được sắp xếp thành một đường xoắn ốc và du khách tham quan bên trong sẽ được cảm nhận như thể đi qua một một vòng của chiếc đồng hồ. Ngoài mái nhà phủ xanh, hai bên của tòa nhà được lắp kính cong, bao gồm 108 tấm kính và mỗi tấm trong số đó mất ba tuần để chế tạo.
Eden - Heatherwick Studio
Eden là tòa chung cư được phủ đầy cây xanh ở Singapore với chiều cao tối đa lên tới 104,5m và là một trong số rất nhiều ví dụ về việc phủ xanh các tòa bê tông trong thế kỷ qua.
Tòa nhà chọc trời này có một căn hộ sang trọng ở mỗi tầng và đem tới một ban công phủ xanh cho cư dân sinh sống. Nội thất cũng được làm mát tự nhiên với các cửa sổ được lắp đặt cẩn thận, đảm bảo ánh sáng mặt trời vào bên trong nhiều nhất có thể và nội thất bên trong cũng đều tuyển chọn các vật liệu cao cấp và trang nhã nhất.
Anandaloy - Anna Heringer
Công trình này mới đây đã xuất sắc trở thành công trình thắng Giải thưởng Obel thường niên lần thứ hai.
Anandaloy của công ty kiến trúc Anna Heringer ở Bangladesh là một công trình nhà ở ấn tượng với kỹ thuật xây dựng bằng bùn truyền thống. Nó có kích thước 253m2 và trải rộng trên hai tầng. Đầu tiên là một trung tâm trị liệu dành cho người khuyết tật và có lối vào bằng một đoạn đường dốc ở bên dưới.
Ở một số vị trí khác trong tòa nhà là khu vực nghỉ ngơi ấm cúng. Trong khi tầng trên là một xí nghiệp may quần áo cho phụ nữ địa phương.
The Crystal - Safdie Architects
Crystal được cho là kỳ quan kỹ thuật quy mô lớn và ấn tượng nhất trong năm 2020 và phải mất nhiều năm để xây dựng. Tòa nhà chọc trời nằm ngang đáng kinh ngạc của Moshe Safdie cuối cùng đã mở cửa đón khách tại Trung Quốc cách đây vài tháng.
Tòa nhà chọc trời nằm ngang Crystal là một phần của dự án Raffles City Trùng Khánh. Nó được nâng bởi 4 tòa tháp bên dưới và nằm ở độ cao 250m. Tòa nhà thú vị này có có chiều dài 300m và trọng lượng lên tới 12.000 tấn.
Trong quá trình xây dựng, các kỹ sư phải cẩu các vật liệu rất cẩn thận nhờ các kỹ sư giàu kinh nghiệm của tập đoàn Arup. Thang máy có thể đưa hành khách lên tòa nhà này chỉ trong hơn 50 giây và ngay khi mở cửa, du khách sẽ được chào đón bằng một đài quan sát đặc biệt.
Genesis - Denizen Works
Genesis của Denizen Works là một nhà thờ nổi ở Luân Đôn, Anh và nó nằm trên một con thuyền đậu trên kênh. Mái của công trình lấy cảm hứng từ ống thổi đàn organ và gợi nhớ đến một chiếc xe buýt VW pop-top cũ, có thể nâng lên hoặc hạ xuống bằng hệ thống thủy lực.
Khi đi vào vận hành, mái nhà được nâng lên để tối đa hóa khoảng không cho du khách nhưng khi cần di chuyển đến một vị trí khác, mái nhà sẽ hạ thấp xuống, cho phép nó đi qua mọi cây cầu bắc dọc theo kênh. Thiết kế nội thất tuy đơn giản nhưng được bố trí theo phong cách rất độc đáo, chủ yếu lấy ánh sáng tự nhiên và sự linh hoạt trong việc sắp xếp đồ vật.
Lakhta Center - RMJM/Gorproject
Trung tâm Lakhta của Nga gần đây được mệnh danh là tòa nhà chọc trời mới tốt nhất thế giới. Nó có chiều cao lên tới 462 m và nằm ở Saint Petersburg. Tòa tháp do hai công ty Gorproject và RMJM thiết kế. Đây cũng là tòa nhà chọc trời cao nhất ở châu Âu.
Thiết kế tổng thể của tòa nhà có dạng như một hình chóp với năm cánh uốn lượn vươn lên và bên trong tòa nhà có bố trí không gian cho văn phòng, đài quan sát và nhà hàng với góc nhìn rộng khắp thành phố.
McDonald's Disney World - Ross Barney Architects
McDonald's có lẽ không phải là công ty đầu tiên nghĩ đến tính bền vững của một công trình nhưng với Disney World Resort ở Florida, công ty Ross Barney Architects đã tạo ra một nhà hàng "xanh hóa" tối đa cho gã khổng lồ thức ăn nhanh.
Nhờ nguồn năng lượng tái tạo từ các tấm pin mặt trời lắp trên máy, nhà hàng có đủ năng lượng để vận hành mà không cần tới điện năng từ lưới điện quốc gia. Thiết kế ngôi nhà cũng được quan tâm, tạo tính thông thoáng tối đa để giảm thiểu tác động của nhiệt độ môi trường.
Thông qua hệ thống ống nước có dòng chảy thấp, nước được bảo toàn một cách tối đa. Ngoài ra, tất cả mọi người có thể chung tay tạo ra năng lượng cho tòa nhà này nhờ các xe đạp tập thể dục bố trí bên trong. Bằng cách đạp xe, du khách có thể đóng góp một phần điện năng để thắp sáng cho hệ thống đèn trên tường hoặc sạc smartphone.
Maggie's Leeds - Heatherwick Studio
Maggie's Leeds là một dự án khác của Heatherwick Studio. Tòa nhà này nằm trong Bệnh viện Đại học St. James ở Anh và là nơi điều trị cho các bệnh nhân ung thư và nơi ở tạm cho gia đình của họ.
Tòa nhà nằm trên một khu đất dốc khó thiết kế nên nó đã đặt ra nhiều thách thức cho đội ngũ thiết kế và xây dựng. Tòa nhà được làm từ gỗ có độ bền cao và có cây xanh bao phủ xung quanh với khoảng 17.000 cây.
One Vanderbilt - KPF
Tòa nhà chọc trời One Vanderbilt siêu cao của Kohn Pedersen Fox Associates có chiều cao lên tới 427m và nằm ở Midtown Manhattan. Đây là tòa nhà chọc trời cao thứ năm ở Mỹ. Bề ngoài của tòa nhà trông như một khối đất nung và có kính bọc bao quanh.
Thiết kế làm nhiều người liên tưởng đến thời kỳ vàng son của những tòa tháp mang tính biểu tượng ở TP. New York ví dụ như tòa nhà Chrysler và tòa nhà Empire State. Tuy vậy đây vẫn là một thiết kế khá đẹp mắt và mang tính bền vững cao.
Tòa tháp được xây dựng bằng thép làm từ 90% thành phần tái chế và có hệ thống thu gom nước mưa, kính bảo vệ tốt và hệ thống sưởi hiệu quả, giúp nó giảm tối đa mức sử dụng năng lượng hàng ngày.
Vẻ đẹp trừu tượng đầy lôi cuốn của Bảo tàng Quốc gia Qatar Những hình ảnh tuyệt đẹp giới thiệu công trình kiến trúc đầy ngoạn mục của Bảo tàng Quốc gia Qatar được chụp từ vị trí cho phép người nhìn có những tưởng tượng trực tiếp về nơi đây. Bảo tàng Quốc gia Qatar do Ateliers Jean Nouvel thiết kế lấy cảm hứng từ bông hồng sa mạc. Nó bao gồm các đĩa giao...