10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm thủy sản lao dốc
Nhóm cổ phiếu thủy sản sau khoảng thời gian bứt phá trước đó thì ở tuần vừa qua đã có sự điều chỉnh đáng kể.
Thị trường trong nước có một tuần điều chỉnh rất mạnh trước những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán thế giới. Đóng của phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 970,08 điểm (giảm 3,8% so với tuần trước), HNX-Index cũng giảm đến 4,28% xuống 109,76.
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu thủy sản sau khoảng thời gian bứt phá trước đó thì ở tuần vừa qua đã có sự điều chỉnh đáng kể. HVG của Công ty Cổ phần Hùng Vương là cái tên đáng chú ý nhất khi giảm đến 30,2%. Cổ phiếu này đã có 5 phiên giảm sàn liên tiếp từ 8.800 đồng/CP về chỉ còn 6.140 đồng/CP.
Tiếp sau đó, cổ phiếu AGF của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang và DAT của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản cũng giảm lần lượt 29,7% và 19,3%. Việc các cổ phiếu thuộc nhóm ngành thủy sản giảm sâu cũng không có gì bất ngờ khi mà trước đó, nhóm cổ phiếu này đã có sự bứt phá rất mạnh.
Trong khi đó, do xu hướng xấu của thị trường chung nên biên độ tăng của các cổ phiếu sàn HOSE là khá hẹp. Dẫn đầu danh sách này là CLG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC với 22,9%. Tiếp đến, CMV của Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau cũng tăng 21,7%. Trên đây là hai cổ phiếu hiếm hoi sàn HOSE có mức tăng giá trên 20% sau 1 tuần giao dịch.
Ở sàn HNX, SRA của Công ty Cổ phần Sara Việt Nam lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Sau khoảng thời gian lao dốc rất mạnh, cổ phiếu này ‘hồi sinh’ mạnh mẽ trở lại nhờ báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2018 đột biến. doanh thu Công ty đạt 132 tỷ, tăng đến 66 lần so mức hơn 2 tỷ thu về quý III/2017. Tương ứng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất SRA (công ty mẹ) đạt 31 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ vỏn vẹn mức 408 triệu đồng. Kết hợp với 2 quý cũng đột biến trước đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất công ty ghi nhận 186 tỷ đồng, gấp gần 21 lần và lãi ròng hợp nhất (công ty mẹ) gần 60 tỷ đồng, gấp 46 lần con số thực hiện 9 tháng đầu năm 2017.
Việc kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng đột biến đã giúp cổ phiếu SRA bật tăng trở lại đến 60,5% chỉ sau 1 tuần giao dịch.
Ba cổ phiếu khoáng sản là KSK của Công ty cổ phần Khoáng sản Luyện kim màu, HGM của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí và HGM của Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang cũng bất ngờ tăng mạnh.
Video đang HOT
Chiều ngược lại, ART của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex gây thất vọng nhất khi giảm sâu 34,8% sau 1 tuần giao dịch. Tiếp đến là cổ phiếu BED của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng cũng giảm 21,6%.
Ở sàn UPCoM, biên độ tăng, giảm giá của các cổ phiếu vẫn là rất lớn. Dẫn đầu danh sách tăng giá sàn này là cổ phiếu SKN của Công ty cổ phần Nước giải khát Sanna Khánh Hòa với 83,8%. SKN là một “tân binh” của sàn UPCoM, cổ phiếu này vừa mới chỉ lên đăng ký giao dịch tại UPCoM từ ngày 10/10 với giá tham chiếu chỉ 11.100 đồng/CP nhưng SKN đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp sau đó.
Cổ phiếu CGV của Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam cũng khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra tiếc nuối khi tăng trần trong cả 5 phiên giao dịch của tuần qua. Tổng kết tuần, CGV đã tăng 74,3%.
Trong khi đó, cổ phiếu BDC của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng tiếp tục ‘trượt dài’ khi giảm 46,6% chỉ sau 5 phiên giao dịch trong tuần. Tính trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu BDC đã giảm từ 36.800 đồng/CP xuống chỉ còn 7.900 đồng/CP.
Bốn mã BMD của Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Bình Thuận, GTC của Công ty Cổ phần Trà Rồng Vàng, HHR của Công ty Cổ phần Đường sắt Hải Hà và TQN của Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh đều có mức giảm giá là 40%.
Bình An
Theo ndh.vn
Số mã giảm điểm gấp 10 lần số mã tăng, Vn-Index mất gần 50 điểm trong phiên sáng
Những cổ phiếu giảm sàn đáng chú ý có thể kể tới BVH, HSG, PVD, TCM, DIG, LDG, GTN, SHS, CTS, VND,...
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số Vn-Index mất 47,8 điểm (4,81%) xuống 946,16 điểm; Hnx-Index giảm 5,09% xuống 107,97 điểm và Upcom-Index giảm 3,31% xuống 52,04 điểm. Trên toàn thị trường hiện có 501 mã giảm, trong đó có 77 mã giảm sàn, áp đảo hoàn toàn so với 52 mã tăng điểm.
Những cổ phiếu giảm sàn đáng chú ý có thể kể tới BVH, HSG, PVD, TCM, DIG, LDG, GTN, SHS, CTS, VND,...
Thanh khoản toàn thị trường ở mức khá cao với giá trị khớp lệnh đạt gần 6.000 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn "xả hàng" không thương tiếc khi bán ròng gần 280 tỷ đồng trong phiên sáng nay.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 HĐTL đều giảm sâu, nhưng vẫn có mức premium so với VN30 Index từ 8-10 điểm.
Các thị trường châu Á giảm sâu trong phiên sáng nay
=============================
Sau những phút hồi phục nhẹ sau phiên ATO, thị trường tiếp tục chịu áp lực bán tháo dữ dội. Tại thời điểm 10h40', chỉ số Vn-Index giảm gần 53 điểm (5,27%) xuống 941,53 điểm; Hnx-Index giảm 5,67% xuống 107,36 điểm và Upcom-Index giảm 3,8% xuống 51,8 điểm.
Số mã giảm điểm hiện áp đảo hoàn toàn với 471, trong đó có 90 mã giảm sàn. Số mã tăng điểm trên toàn thị trường vỏn vẹn 41.
Thanh khoản thị trường tăng vọt lên 4.700 tỷ đồng. Trong đó khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 170 tỷ đồng.
================================
Trong đêm qua, TTCK Mỹ điều chỉnh khá mạnh và điều này đã tác động tiêu cực tới các TTCK Châu Á trong buổi sáng nay và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chỉ ít phút sau khi mở cửa, chỉ số Vn-Index đã mất hơn 38 điểm (3,9%) xuống 955,61 điểm. Các chỉ số Hnx-Index và Upcom-Index cũng giảm trên 2,5%.
Các nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, dệt may, thủy sản, thép...đều giảm khá mạnh cho thấy tâm lý lo ngại của giới đầu tư lúc này.
Bên cạnh đó, việc giá dầu Thế giới giảm sâu trong đêm qua cũng ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu dầu khí, vốn là nhóm nâng đỡ thị trường trong thời gian gần đây. Các cổ phiếu GAS, PVS, PVD, PVB, BSR,...đều giảm khá mạnh.
Ở nhóm Bluechips, các cổ phiếu như VHM, VIC, VRE, VJC, PLX, MWG, PNJ, FPT, BVH, GAS, HPG, MSN, SAB...cũng đồng loạt giảm sâu khiến thị trường mất đi lực đỡ.
Các thị trường trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Singapore...hầu hết đều giảm từ 2-4%.
Diễn biến các TTCK trong khu vực sáng nay
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
"Ăn theo" sóng thủy sản, cổ phiếu ACL có tăng quá đà? Nằm trong sóng tăng của nhóm ngành thủy sản, cổ phiếu ACL của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang gây sự chú ý với mức tăng giá hơn 77% trong 3 tháng qua, dù trước đó giao dịch tương đương mệnh giá. Tuy nhiên, đà tăng này liệu có vững, khi thanh khoản của ACL đang...