10 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất trong tuần cơ cấu của hai quỹ ETF
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch mạnh nhất trên thị trường trong tuần từ 14 – 18/3 bao gồm FLC, HNG, MSN, HQC…
Trong tuần giao dịch của hai quỹ ETF (từ 14 – 18/3/2016), thị trường chứng khoán Việt Nam đã giao dịch rất sôi động, thanh khoản hai sàn đều tăng vọt so với tuần trước đó. Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE và HNX tuần vừa qua đạt hơn 1,17 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 19.628 tỷ đồng, tức tăng 17,9% về khối lượng và 31,2% về giá trị.
Trên sàn HOSE, tổng khối lượng giao dịch trong tuần từ 14 – 18/3 đạt hơn 879,48 triệu cổ phiếu (tăng 21,3% so với tuần trước đó), tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 16.561 tỷ đồng (tăng 37,8% so với tuần trước đó), trong đó, giao dịch thỏa thuận tăng vọt từ 58 triệu cổ phiếu (1.310,6 tỷ đồng) lên thành 166,6 triệu cổ phiếu (5.558,7 tỷ đồng).
Trong tuần từ 14 – 18/3, FLC vươn lên dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE, đạt tới hơn 56 tỷ đồng, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 388,8 tỷ đồng. Tiếp sau đó là HNG, MSN, HQC với khối lượng giao dịch lần lượt là hơn 49 triệu, hơn 48 triệu và hơn 40 triệu cổ phiếu.
HNG và HQC được giao dịch mạnh trong tuần qua là nhờ việc lọt vào rổ danh mục của FTSE. Riêng trong phiên giao dịch cuối tuần, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng lần lượt là 6,67 triệu và 11,67 triệu cổ phiếu HNG và HQC, nâng tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại 2 cổ phiếu này lên lần lượt là 2,45% và 10,27%. Chủ tịch HQC mới đây cũng cho biết đã gửi hồ sơ đến Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc nới room ngoại.
Tuy vậy, nếu xét về giá trị giao dịch thì MSN lại là cổ phiếu dẫn đầu với hơn 3.358 tỷ đồng. Việc MSN giao dịch đột biến trong tuần vừa qua là nhờ vào giao dịch thỏa thuận đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Trong khi đó, không được sôi động như sàn HOSE, tuy nhiên, thanh khoản sàn HNX cũng phần nào được cải thiện so với tuần từ 7 – 11/3. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch trên HNX tuần từ 14 – 18/3 đạt gần 296,2 tỷ đồng (tăng 9%), tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 3.067,5 tỷ đồng (tăng nhẹ 4,3%), trong đó, giao dịch thỏa thuận cũng tăng từ 30,9 triệu cổ phiếu (263,6 tỷ đồng) lên thành 50,2 triệu cổ phiếu (461,28 tỷ đồng).
Hai cổ phiếu SCR và SHB đã hoán đổi vị trí cho nhau về khối lượng khớp lệnh trên sàn HNX. Cụ thể, SCR vươn lên vị trí dẫn đầu, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 29,2 triệu cổ phiếu (283,5 tỷ đồng). Trong khi đó, SHB lùi xuống vị trí thứ hai với 25 triệu cổ phiếu (166 tỷ đồng). Đứng thứ ba là KLS, đạt 22,29 triệu cổ phiếu (174,9 tỷ đồng). Đáng chú ý, trong giao dịch của SHB và KLS tuần vừa qua có sự đóng góp rất lớn từ giao dịch thỏa thuận, đạt lần lượt 18,2 triệu cổ phiếu và 14 triệu cổ phiếu.
Về mặt điểm số của thị trường, trong tuần giao dịch vừa qua, các chỉ số VN-Index và HNX-Index đã có những phiên tăng giảm điểm đan xen nhau. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần từ 14 – 18/3, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,25% xuống còn 575,82 điểm, trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,66% lên 80,59 điểm.
Theo_NDH
Thời điểm tốt để tái cơ cấu danh mục
VN-Index tiếp tục dao động nhẹ trong biên độ 565-575 điểm trong tuần qua.
Với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, VN-Index tăng nhẹ 4,1 điểm, chốt tuần ở mức 570,4 điểm. Thanh khoản được duy trì ở mức thấp, cho thấy xu hướng tăng của thị trường chưa bền vững.
Giá trị giao dịch thỏa thuận thường xuyên ở mức cao với những giao dịch bán lớn của khối ngoại cho thấy hoạt động M&A đang diễn ra mạnh mẽ và sự chú ý của các nhà đầu tư lớn dường như đang nằm ngoài thị trường giao dịch khớp lệnh.
Khối ngoại bán ròng hơn 750 tỷ đồng trong tuần qua, nhưng không tác động lớn đến thị trường do việc bán ròng chủ yếu là bằng giao dịch thỏa thuận. Nhìn chung, diễn biến thị trường đang khá trầm lặng với xu hướng không rõ nét.
Trong tuần qua, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 và 9 tháng đầu năm, với mức lạm phát trong 9 tháng chỉ ở mức 0,73% do CPI tháng 9 giảm 0,21%. Như vậy, lạm phát cơ bản 9 tháng đầu năm có thể chỉ ở mức 2,2 - 2,3%, mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Đáng lưu ý, lạm phát 9 tháng đầu năm ở khu vực thành thị tiếp tục thấp hơn vùng nông thôn và cho thấy việc kiểm soát giá bán lẻ của chính quyền các thành phố lớn, nhất là TP. HCM, vẫn đang phát huy hiệu quả và thu hẹp khoảng cách giá, nhất là giá thực phẩm và dịch vụ, giữa vùng nông thôn và thành thị.
Với mức lạm phát thấp này, ít có khả năng lãi suất sẽ tăng mạnh trở lại dù tăng trưởng tín dụng khá nóng trong vài tháng trở lại đây.
Số liệu xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm cũng được công bố, với mức nhập siêu 3,86 tỷ USD. Như vậy, dù đã bắt đầu vào mùa cao điểm cuối năm, nhập siêu cũng không tăng mạnh như dự báo. Với diễn biến này, nhiều khả năng, nhập siêu cả năm 2015 sẽ chỉ khoảng 6 tỷ USD và không gây tác động mạnh tới dự trữ ngoại hối quốc gia.
Cũng liên quan đến cán cân thanh toán, động thái bán ra của khối ngoại trên thị trường niêm yết (khoảng 30 triệu USD trong tuần qua) không đủ tác động tới cán cân thanh toán và cũng không cho thấy xu hướng rút vốn hàng loạt ra khỏi thị trường Việt Nam.
Như vậy, rủi ro tỷ giá trong 3 tháng cuối năm ở mức khá thấp. Trên thực tế, tỷ giá đã ổn định trở lại khi giá USD trên thị trường tự do đã giảm về gần vùng giá chính thức và thanh khoản USD được cải thiện trên toàn hệ thống.
Liên quan đến nhóm cổ phiếu ngân hàng, thông tin đáng lưu ý nhất trong tuần qua liên quan đến 2 ngân hàng hạng trung là Sacombank (STB) và Ngân hàng Quân đội (MBB).
Với Sacombank, việc sáp nhập với SouthernBank đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua và thương hiệu SouthernBank sẽ chính thức bị xóa xổ từ đầu tháng 10/2015. Đây khó có thể nói là tin tốt với cổ đông Sacombank khi mà chi phí xử lý nợ xấu dự kiến lên đến 10.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm (2015-2017) và có thể còn cao hơn dự kiến.
Nhìn chung, STB hiện không phù hợp với nhà đầu tư tài chính thông thường. Với MBB, thông tin nổi trội là khả năng hở room sau khi ngân hàng này chính thức phát hành 390 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược. Việc hở room dự kiến sẽ diễn ra trong nửa cuối tháng 10. Tuy nhiên, với việc giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn của cổ phiếu MBB trong vài phiên trở lại đây, việc hở room 39 triệu cổ phiếu của MBB có thể kết thúc chỉ trong 1 - 2 ngày.
Nhìn chung, diễn biến thị trường vẫn chưa hoàn toàn tích cực, nhưng rủi ro giảm điểm sâu hiện cũng ở mức thấp. Đây là thời điểm phù hợp để tái cơ cấu danh mục dài hạn. Tuy nhiên, rủi ro biến động giá cổ phiếu ngắn hạn với nhà đầu tư lướt sóng có thể còn khá cao khi mà xu hướng của VN-Index chưa rõ ràng.
CTCK ACBS
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hai sàn giảm điểm Thị trường cổ phiếu niêm yết, HNX-Index đóng cửa tại mức 79,63 điểm, giảm 0,37 điểm (-0,46%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng cộng có hơn 62,4 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 668,8 tỷ đồng. Toàn sàn có 79 mã tăng, 67 mã đứng giá và 126 mã giảm giá. Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,84 điểm...