10 chiêu trò “moi tiền” khách của shop bán hàng online, chị em cẩn thận sập bẫy
Các nhà bán lẻ đang ra sức sáng tạo ra rất nhiều chương trình kinh doanh và cả những “ mánh khóe” để thu hút khách hàng. Chị em cần hết sức tỉnh táo để không “mắc bẫy”.
Ngành thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ trên khắp thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với con số 1,8 triệu người lựa chọn mô hình mua sắm trực tuyến, các nhà bán lẻ đang ra sức sáng tạo ra rất nhiều chương trình kinh doanh và cả những “mánh khóe” để thu hút khách hàng. Việc thấu hiểu tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng đã giúp không ít nhà bán lẻ đột phá doanh thu, giữ chân khách hàng đầy hiệu quả.
Để tránh rơi vào cái bẫy của các cửa hàng trực tuyến, bạn hãy bỏ túi những bí quyết dưới đây.
Đọc review của các khách đã mua nhưng đừng hoàn toàn tin tưởng 100%
Thông thường, các số liệu về số lượng sản phẩm đã được bán hay feedback (phản hồi) của khách hàng sẽ là cơ sở giúp bạn tìm kiếm sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không tốt. Tuy nhiên, đừng tin tưởng 100% vào những số liệu này bởi có những thống kê thực sự không chính xác, thậm chí đó còn là những đánh giá “ảo” được chủ cửa hàng bỏ tiền ra mua.
Quan trọng nhất vẫn là những đánh giá của riêng bạn, dựa theo kinh nghiệm mua sắm cũng như các tiêu chí của bản thân, chỉ nên xem những review là căn cứ để chắc chắn thêm lựa chọn của mình.
Bỏ qua những lời thúc giục mua hàng
Nhiều nhà bán lẻ khéo léo đánh vào tâm lý của khách hàng bằng cách tạo ra “ảo tưởng” rằng nếu bạn không mua món đồ này ngay lập tức thì sẽ bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Họ thúc giục bạn mua hàng bằng những lời quảng cáo như: “Cơ hội giảm giá duy nhất ngày hôm nay” hay “Khung giờ vàng siêu giảm giá, đừng bỏ lỡ” hoặc là “Hàng siêu hot, nhanh chân lên số lượng có hạn”.
Cách tiếp cận này tạo ra tâm lý căng thẳng cho khách hàng, buộc họ phải mua ngay mà không cần suy nghĩ. Bởi nhiều người cho rằng đây là cơ hội hiếm có, là một món hời không thể có lần thứ 2 mà thậm chí có những người mua luôn cả những món đồ mà mình không cần đến.
Cảnh giác với những món hàng siêu giảm giá
Các nhà bán lẻ thường thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách mang đến những chương trình ưu đãi vô cùng đặc biệt. Trong một số trường hợp, những ưu đãi này nhằm giúp các cửa hàng gia tăng doanh số bằng cách tăng nhẹ giá trước đó và sau đó… giảm giá. Vì thế, hãy cảnh giác với những món đồ giảm giá để tránh bị hớ.
Video đang HOT
Cảnh giác với những món đồ giảm giá “siêu khủng” để tránh bị hớ
Nếu có thời gian, tốt hơn hết là bạn nên so sánh giá của sản phẩm đó ở các gian hàng khác nhau, xem xét các yếu tố khiến sản phẩm này được giảm giá, ví dụ như: ngày hết hạn sử dụng, phí giao hàng, số lượng sản phẩm phải mua cùng lúc để hưởng giá ưu đãi…
Đừng tưởng “freeship” là hời
Tâm lý của nhiều người khi mua hàng online là không thích trả tiền phí vận chuyển (tiền ship). Theo một nghiên cứu, có đến 93% người tiêu dùng sẽ ưu tiên món hàng được freeship nhiều hơn. Nhiều người thậm chí còn coi trọng việc được miễn phí ship hơn cả tốc độ giao hàng, một nửa số người được khảo sát cho rằng họ sẵn sàng chờ đợi cả một tuần để nhận hàng miễn là được miễn phí vận chuyển.
Mặc dù freeship là một ưu đãi rất hấp dẫn nhưng đôi khi lại là một chính sách “cài cắm” để khách hàng mua ngay những món đồ có chất lượng thấp, hoặc hàng tồn kho.
Kiểm tra kỹ giỏ hàng trước khi thanh toán
Trước khi thanh toán, hãy xem kỹ giỏ hàng
Các nhà bán lẻ hiểu rằng nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu vì cần phải nhập thông tin chi tiết giao hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng mỗi khi mua một thứ gì đó. Vì vậy, họ cố gắng tối giản quá trình thanh toán sao cho dễ dàng và thuận tiện nhất có thể.
Hạn chế mua sắm trực tuyến
Theo thống kê, con người không thể tập trung vào một công việc nào đó quá 20 phút. Vì vậy, càng dành nhiều thời gian trên các trang thương mại điện tử thì mức độ tập trung của bạn càng giảm. Và các nhà bán lẻ có thể “lợi dụng” yếu điểm đó để tăng doanh thu.
Họ cung cấp cho khách hàng hàng trăm lựa chọn để khiến khách hàng mất nhiều thời gian trên mạng. Cuối cùng, sau hàng giờ lướt internet mua sắm online, bạn trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh, không đủ tỉnh táo để mua những thứ mà mình thực sự cần.
Hãy cố gắng lên danh sách những thứ mình thực sự cần tới trước khi bắt đầu mua sắm. Có như thế, bạn mới biết được mình sẽ cần gì để không bị phí năng lượng và thời gian cho những việc vô bổ.
Hãy bỏ qua các sản phẩm “được đề xuất”
Mặc dù đôi khi chúng có thể rất hữu ích nhưng đây chính là thủ thuật để các nhà bán lẻ “moi” tiền từ bạn. Họ sẽ cho hiển thị những sản phẩm liên quan, cùng hạng mục có trong giỏ hàng của bạn hoặc tương ứng với lịch sử giao dịch để khiến bạn không ngừng mua sắm.
Bạn hãy bỏ qua những sản phẩm được đề xuất, tiếp tục với danh sách mình cần mua
Nếu muốn không bị rơi vào ma trận này, hãy tiếp tục trung thành với danh sách mình cần mua, bỏ qua các cám dỗ ngoài danh sách đó.
Tỉnh táo với giá
Các nhà bán lẻ thường xuyên điều chỉnh giá bán của sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn và theo xu hướng thị trường. Vì vậy, có thể cùng một sản phẩm nhưng giá sẽ bị thay đổi theo nhiều mức trong ngày, trong tuần. Các cửa hàng trực tuyến sẽ giám sát hoạt động của khách hàng và điều chỉnh mức giá dựa trên dữ liệu này.
Đôi khi, họ còn cố tình nâng giá một sản phẩm đắt hơn một sản phẩm khác để khách hàng nhầm tưởng rằng mua sản phẩm rẻ hơn sẽ…hời hơn.
Nếu muốn mua một sản phẩm với giá hợp lý, tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị trước những thứ mình cần mua. Sau đó, theo dõi giá cả và so sánh với các sản phẩm tương tự.
Cảnh giác với chính sách “đổi trả”
Mua sắm trực truyến cũng có nhiều hạn chế đối với khách hàng ví dụ như họ không được thử, được chạm hay ngửi sản phẩm. Đó là những lý do khiến nhiều người cảm thấy do dự khi quyết định mua một món đồ mà họ chưa từng được trải nghiệm qua.
Các nhà bán lẻ thấu hiểu hạn chế này nên đề bù đắp, họ đưa ra chính sách đổi trả miễn phí. Với chính sách này, khách hàng sẽ bớt do dự khi đặt mua và nếu có nhận hàng nhưng không ưng ý thì nhiều người lại có tâm lý ngại đi đổi hoặc quên khuấy đi. Và khi đó, các nhà bán lẻ đã đạt được mục đích của mình.
Cảnh giác với những sản phẩm “chỉ bán kèm”
Một vài cửa hàng cho phép khách hàng mua một số mặt hàng nhất định nào đó với giá rẻ khi họ đã đặt mua một số sản phẩm đắt tiền khác. Chủ cửa hàng cho rằng họ sẽ không có lãi nếu như chỉ bán sản phẩm này. Điều này có thể đúng nhưng với người mua hàng, đôi khi họ lại mua phải những thứ không thực sự cần thiết.
Hãy thử tìm xem trong cửa hàng có lựa chọn thay thế nào phù hợp hơn không, hoặc tìm ở những cửa hàng khác. Đôi khi, khi mua ở gian hàng khác bạn sẽ phải trả giá đắt hơn nhưng còn hơn là phải trả tiền cho một thứ mà bạn không cần đến.
Tin tặc thêm chiêu trò mới để 'moi tiền' nạn nhân mùa Covid-19
Nỗi lo của nhiều người trong cơn đại dịch Covid-19 trở thành cơ hội cho không ít tội phạm mạng, vận dụng mọi mánh khóe để kiếm tiền.
An ninh mạng cũng đang là nạn nhân của Covid-19
Tội phạm mạng đang tận dụng sự hoang mang và rối trí của nhiều người Mỹ xung quanh khoản tiền cứu trợ liên bang trong mùa dịch Covid-19 để trộm số tiền đó hoặc nhận thù lao để hướng dẫn nạn nhân nhận khoản thanh toán. Một số đối tượng lừa đảo đang bắt tay với tin tặc để gửi đi các email giả danh cơ quan liên bang nhằm phát tán phần mềm độc hại. Giới chuyên gia bảo mật cũng phát hiện nhiều cuộc tấn công qua internet để lấy thông tin doanh nghiệp hoặc cá nhân sau đó chuyển hướng sang tài khoản ngân hàng của kẻ lừa đảo.
"Những trường hợp này giờ đây rất nhiều. Tôi nhận thấy chỉ riêng tháng 3, tình trạng lừa đảo bằng các phương thức như trên tăng tới 670%. Lừa đảo liên quan tới các khoản vay và kích thích kinh tế bắt đầu xuất hiện trước cả khi dự luật được thông qua", chuyên gia bảo vệ dữ liệu Roger Grimes tại công ty KnowBe4 cho hay.
Lừa đảo xuất hiện từ nhiều hình thức khác nhau như email, quảng cáo trên web hay trên mạng xã hội. Những kẻ đứng sau hứa hẹn giúp người dùng nhận khoản trợ cấp 1.200 USD, hay tiền vay hỗ trợ Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế (EIDL) từ Cơ quan quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mỹ), hoặc nhận xử lý giấy tờ và thủ tục pháp lý cho Chương trình Bảo vệ tiền lương (PPP).
Tùy thuộc vào kẻ tấn công, email và quảng cáo có thể giả dạng được gửi từ ngân hàng hay dịch vụ hỗ trợ khoản vay, thường sử dụng logo (biểu trưng) từ các nguồn hợp pháp. Để làm tăng tính thuyết phục, những kẻ lừa gạt thường tạo ra website mới trông uy tín (và giống như website của dịch vụ gốc hợp pháp. Các tên miền đăng ký mới liên quan tới gói kích cầu và cho vay doanh nghiệp lên tới 145.000 chỉ trong một tháng.
Theo Forbes, có 3 dạng chính của hành vi lừa đảo mới. Đầu tiên là tấn công giả mạo email nhằm lấy được các thông tin cần thiết từ nạn nhân để đăng ký gói hỗ trợ PPP hoặc EIDL. Loại thứ 2 cũng để ăn cắp thông tin nhưng mục đích là cập thông tin thanh toán trên website của Sở Thuế vụ (IRS) để nhận thanh toán trợ cấp. Cuối cùng là hình thức lừa đảo gạ gẫm người dùng trả tiền cho chúng để xử lý giấy tờ cho nạn nhân nhưng thực tế họ chỉ mất tiền phí mà chẳng được việc gì.
Chọn ngành Thương mại điện tử, đón đầu xu hướng tất yếu của thế giới 4.0 'CEO giỏi nhất Thung lũng Silicon' Andy Grove từng tuyên bố rằng trong tương lai, tất cả các doanh nghiệp sẽ là doanh nghiệp trực tuyến. Làn sóng công nghệ 4.0, thói quen mua sắm trực tuyến và cả khả năng 'thích nghi' của ngành Thương mại điện tử trong những hoàn cảnh khó khăn như Covid-19 mới đây là những lý do...