10 căn bệnh có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con gái
Không chỉ tính cách mà những di truyền về sức khỏe từ người mẹ cũng rất dễ ảnh hưởng đến con gái của mình.
Loãng xương: Loãng xương là căn bệnh khiến xương suy yếu, tăng nguy cơ gãy xương. Ở phụ nữ, tình trạng này xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh, thiếu hụt canxi. Đây cũng là một trong những bệnh di truyền từ mẹ sang con gái. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên cung cấp nhiều thực phẩm chứa canxi cho cơ thể, hấp thụ đủ vitamin D cũng như không hút thuốc, ngừng uống soda và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp: Dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây viêm khớp dạng thấp nhưng các nhà khoa học cho rằng, căn bệnh này có liên quan đến gen di truyền. Để phòng chống cũng như chữa căn bệnh này, mỗi người cần bỏ thuốc lá, không ăn quá nhiều thịt đỏ, chăm sóc răng miệng thường xuyên đồng thời cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể.
Lão hóa sớm: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một số gen trong cơ thể có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm và những gen này được di truyền từ thế hệ mẹ sang con. Nếu bạn “kế thừa” những gen lỗi từ mẹ, quá trình lão hóa có thể diễn ra nhanh hơn.
Video đang HOT
Phiền muộn: Theo con số thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị trầm cảm. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, gen Slc6a15 đóng vai trò quan trọng trong bệnh trầm cảm và nó di truyền từ mẹ sang con. Hơn nữa, những phụ nữ sau 2 lần sinh con thường có nguy cơ trầm cảm cao hơn nam giới. Để tránh mắc phải tình trạng bệnh này, mỗi người cần có trạng thái tâm lý ổn định nhất, biết chia sẻ những vấn đề. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn, hãy đến tìm gặp bác sĩ tâm lý để có hướng điều trị và lời khuyên tốt nhất.
Tăng nhãn áp: Phụ nữ là đối tượng dễ mắc tăng nhãn áp hơn nam giới, trong khi, căn bệnh này dễ di truyền từ mẹ sang con. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như luyện tập thể thao, tăng sức đề kháng.
Bệnh tim: Tỉ lệ di truyền bệnh béo phì từ mẹ sang con chiếm đến 40%. Do đó tốt nhất bạn cần giảm cân và duy trì trọng lượng hợp lý trước khi có thai bởi không chỉ đây là bệnh di truyền từ mẹ sang con mà nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, trong đó, nguy cơ bệnh tim tăng gấp 2 lần.
Đau nửa đầu: Tỷ lệ phụ nữ bị đau nửa đầu cao gấp 2-3 lần nam giới và đây cũng là một căn bệnh có tính di truyền. Để giảm tình trạng này, bạn cần hạn chế sử dụng những đồ uống có cồn, tránh những nơi có ánh sáng mạnh, quá ồn đồng thời uống đủ nước và dành thời gian để nghỉ ngơi.
Mất ngủ: Các nhà khoa học chỉ ra rằng, chứng mất ngủ không chỉ bởi các vấn đề tâm lý mà còn do di truyền và kéo theo đó là những căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm và thần kinh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đi ngủ với tâm lý tích cực, không sử dụng thuốc lá, cà phê hay tập thể dục vào đêm muộn. Bên cạnh đó, cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Bệnh Alzheimer: Là dạng bệnh phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ, xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Chưa có phương pháp cụ thể điều trị căn bệnh này nhưng bạn có thể giảm rủi do mắc bệnh bằng lối sống lành mạnh.
Bệnh ung thư vú: Nếu mẹ mắc ung thư vú thì con gái họ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Theo trí thức trẻ
Sa tạng chậu: Nữ 20 tuổi chưa sinh nở vẫn bị
Theo thống kê của Hội Sàn chậu TP.HCM, cứ 3 phụ nữ từng mang thai và sinh đẻ thì có một người bị són tiểu; 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu.
Không chỉ phụ nữ sau sinh nở mới bị sa tạng chậu, mà giới trẻ chưa từng sinh nở cũng có thể bị. Đây là thông tin được BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ chia sẻ tại hội nghị sàn chậu học TP.HCM diễn ra ngày 2-11.
Các dạng sa tạng chậu thầm kín của chị em phụ nữ. Ảnh: Internet
Theo BS Thanh, căn bệnh sa tạng chậu là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ sau sinh, khi gây mất thẩm mỹ, tự tin cho chị em trong sinh hoạt. BV Từ Dũ hằng năm tiếp nhận rất nhiều các ca sa tạng chậu, trung bình mỗi tháng có từ 15-17 chị em bị căn bệnh này tìm đến BV. Đa phần các ca sa tạng chậu gặp ở phụ nữ sau sinh, nguyên nhân do quá trình mang thai và rặn sanh gây tổn thương hệ thống cơ nâng đỡ bàng quang, trực tràng, gây rối loạn chức năng vùng sàn chậu như tiểu són.
Tuy nhiên cũng vẫn có những phụ nữ trẻ chưa từng trải qua sinh nở mắc căn bệnh khó nói này. Đặc biệt, cách đây hơn một năm, có một cô gái 20 tuổi, là một vận động viên thể thao đã mắc căn bệnh này tìm đến BV. Do chưa từng sinh nở nên bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng là do cô gái vận động quá mạnh khi tập luyện thể thao.
Cũng theo BS Thanh, điều trị rối loạn chức năng sàn chậu cũng đã thay đổi hoàn toàn, theo hướng bảo tồn. Trước đây, nhiều phụ nữ phải cắt tử cung gây tự ti, mặc cảm. Do đó tại các BV chuyên khoa Sản, Niệu đã triển khai các kỹ thuật nâng đỡ sàn chậu với sự ứng dụng laser. Đây được xem là bước tiến mới trong Y khoa, mở ra cơ hội mới cho phụ nữ bị bệnh. Tại hội nghị lần này, các chuyên gia y tế đã cập nhật liệu pháp kết hợp trị liệu cùng với công nghệ Laser FotonaSmooth. Với công nghệ này sẽ hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị với thủ thuật không bóc tách, chỉ xâm lấn tối thiểu vào thành âm đạo.
Theo thống kê của Hội Sàn chậu TP.HCM, cứ 3 phụ nữ từng mang thai và sinh đẻ, có một người bị són tiểu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu. Trong đó cứ 5 người thì có một người bị sa từ 2 cơ quan trở lên như: sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng.
Theo plo.vn
Chỉ vì dùng loại thuốc này chữa viêm amidan, người phụ nữ đã bị bỏng toàn thân Camille Lagier bây giờ đã phải học cách chấp nhận cơ thể mới của mình, sau khi trải qua 3 tuần quấn băng vì mắc hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc. Camille Lagier (Pháp) bị bỏng 90% do phản ứng dị ứng sau khi dùng penicillin. Biểu hiện của dị ứng nặng nề đến nỗi hoại tử biểu bì, làn da...