10 Cách trị nứt gót chân tại nhà tự nhiên an toàn hiệu quả nhanh nhất
Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức và viêm nhiễm nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là tổng hợp những cách trị nứt gót chân tại nhà tự nhiên an toàn nhất để sở hữu bàn chân hồng hào, mịn màng.
Nguyên nhân tại sao bị nứt gót chân?
Nứt gót chân có khá nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Thời tiết hanh khô khiến da bạn bị nứt nẻ.
- Đi đứng trong 1 tư thế quá lâu hay đi giày dép quá chật.
- Tắm nước nóng lâu trong nhiều giờ và đi chân đất trong thời gian dài.
- Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh làm mất lớp dầu tự nhiên trên da. Không bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Bị mắc một số bệnh liên quan đến da liễu như: nhiễm nấm, viêm da dị ứng, vảy nến….
Cách trị nứt gót chân
1. Cách trị nứt gót chân bằng kem đánh răng
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được hiệu quả của kem đánh răng giúp trị nứt gót chân. Tuy nhiên nhiều người đã sử dụng phương pháp dân gian này giúp giảm viêm và phục hồi vết nứt gót chân ở mức độ đáng kể.
- Nguyên liệu: kem đánh răng trắng và 1 viên vitamin E.
- Cách làm như sau:
Trộn đều 1 thìa kem đánh răng với chiết xuất dịch viên vitamin E thu được hỗn hợp.
Ngâm chân với nước muối ấm loãng trong khoảng 10-15 phút rồi lau khô. Dùng hỗn hợp bôi lên vùng da bị nứt nẻ.
Bạn có thể để qua đêm hoặc 1 tiếng rồi rửa lại với nước mát.
Áp dụng thực hiện 1-2 lần/tuần.
2. Cách trị nứt gót chân bằng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu giúp trị nứt gót chân khá hiệu quả. trong dầu dừa chứa nhiều hàm lượng vitamin E giúp làm mềm da, sát khuẩn và ngăn ngừa da bị thô ráp nứt nẻ.
- Nguyên liệu: 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Cách làm:
Ngâm chân vào trong nước muối ấm trong 10 – 15 phút rồi lau khô.
Sau đó dùng dầu dừa bôi lên các vùng da bị nứt nẻ, đau nhức. Để dầu dừa tự thẩm thấu vào da mà không cần rửa lại.
Áp dụng 2 – 3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
3. Cách trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ
Nhựa đu đủ chứa nhiều khoáng chất và vitamin cùng những chất kháng khuẩn giúp đẩy lùi tình trạng nứt gót chân hiệu quả. Kết hợp nhựa đu đủ với chanh tạo nên công thức hoàn hảo giúp dưỡng ẩm, làm mềm da nhanh chóng loại bỏ lớp bong tróc tự nhiên an toàn.
- Nguyên liệu nhựa đu đủ và 1 thìa nước chanh.
- Cách thực hiện như sau:
Trộn 1 thìa nhựa đu đủ với 1 thìa nước chanh thu được hỗn hợp.
Video đang HOT
Sử dụng hỗn hợp này bôi lên vùng da chân bị nứt gót đã làm sạch trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi rửa lại với nước mát.
Áp dụng thực hiện 1-2 lần/tuần.
4. Cách trị nứt gót chân bằng mỡ trăn
Mỡ trăn chứa nhiều hàm lượng vitamin khoáng chất vừa giúp dưỡng ẩm cho da mà còn loại bỏ đi lớp bong tróc đóng vảy ở gót chân một cách an toàn hiệu quả.
- Nguyên liệu: mỡ trăn.
- Cách thực hiện:
Bạn ngâm chân với nước ấm tầm 1- 2 phút rồi lau bằng khăn sạch.
Dùng mỡ trăn thoa đều lên vùng gót chân bị nứt sau đó kê chân cao lên gói tránh làm dính mỡ trăn vào đệm.
Để nguyên mỡ trăn tại vùng gót chân bị nứt đến sáng rồi rửa lại với nước ấm.
Áp dụng thực hiện 1-2 lần/tuần để da hồng hào và lành lặn.
5. Cách trị nứt gót chân bằng nha đam
Nha đam có khả năng sát khuẩn, kháng viêm cao, sử dụng nha đam giúp giảm đau nhức và phục hồi vết nứt gót chân hiệu quả.
- Nguyên liệu: 1 lá nha đam.
- Cách làm khá đơn giản:
Ngâm chân trong nước muối ấm trong 5 phút và lau khô.
Nha đam bạn bóc vỏ để lấy phần gel trắng bên trong. Sử dụng gel nha đam, bạn có thể cắt lát để thoa lên vùng da bị nứt cần điều trị.
Áp dụng 1 – 2 lần/ngày.
6. Cách trị nứt gót chân bằng dầu oliu
Dầu oliu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu da và phục hồi vết thương hở. Sử dụng dầu oliu có thể giảm đau nhức do vết nứt gây ra cũng như giúp phục hồi vết thương nhanh chóng hơn.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và dầu oliu nguyên chất.
- Ngâm chân với nước ấm khoảng 10-15 phút sau đó lau khô.
- Dùng dầu oliu bôi lên vùng da bị nứt gót để qua đêm.
- Áp dụng thực hiện 1-2 lần/tuần để da hồng hào sáng mịn.
7. Cách trị nứt gót chân bằng baking soda
Baking soda chứa nhiều chất kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp loại bỏ tế bào chất và sát khuẩn hiệu quả.
- Nguyên liệu: 3-4 thìa bột baking soda.
- Cách thực hiện như sau:
Pha 3 – 4 thìa bột baking soda với 1 – 2 lít nước ấm.
Ngân châm trong 10 – 15 phút và lau khô ngay sau đó.
Cuối cùng, dùng kem dưỡng ẩm bôi vào các vùng da bị nứt.
8. Cách trị gót chân nứt nẻ bằng mật ong
Mật ong chứa hàm lượng lớn vitamin E cùng chất kháng khuẩn giúp dưỡng ẩm và loại bỏ lớp bong tróc do nứt gót gây ra.
- Nguyên liệu: mật ong.
- Cách làm như sau:
Đổ một lượng nhỏ mật ong vào nước ấm, cho vài giọt nước cốt chanh nếu bạn muốn.
Ngâm chân trong 10 phút rồi rửa lại với nước và lau khô bằng khăn bông.
9. Cách trị nứt gót chân bằng chuối
Trong chuối chứa nhiều khoáng chất cùng các vitamin B6, B12… giúp kháng khuẩn, tẩy tế bào chết và kích thích quá trình tái tạo da hiệu quả.
- Nguyên liệu: 1 quả chuối chín, 2-3 thìa mật ong.
- Cách làm như sau:
Trộn đều 1 quả chuối với 2-3 thìa mật ong nguyên chất thu được hỗn hợp.
Ngâm chân trong nước muối ấm trong 10 – 15 phút rồi lau khô. Sau đó dùng hỗn hợp vừa trộn thoa đều lên vùng da bị nứt nẻ.
Áp dụng 1 – 2 lần/ngày.
10. Cách trị nứt nẻ gót chân bằng chanh
Trong chanh chứa các loại vitamin C, axit citric… có tác dụng loại bỏ tế bào chết, làm sáng da, sát khuẩn…
Cách làm như sau:
Ngâm chân vào nước muối ấm loãng trong 5 phút rồi lau khô.
Lấy 1-2 quả chanh pha cùng 1 lít nước ấm rồi ngâm chân trong khoảng 10 phút.
Khi ngâm xong bạn dùng vỏ chanh đã vắt nước cốt đắp lên vùng da bị nứt và đeo tất vào để cố định miếng chanh.
Bạn có thể để qua đêm và bôi kem dưỡng ẩm vào sáng hôm sau.
Áp dụng 1 lần/1 ngày.
Phòng ngừa nứt gót chân
- Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không nên đứng một tư thế quá lâu hoặc đi giày dép chật trội.
- Thoa kem dưỡng ẩm duy trì độ ẩm cho da ở gót chân.
- Khi đi giày bạn nên sử dụng miếng lót giày chất lượng để giảm lực tác động lên gót chân.
Trên đây là tổng hợp những cách trị nứt gót chân tự nhiên an toàn hiệu quả tại nhà. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn cho mình phương pháp trị nứt gót chân phù hợp nhất.
Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Dấu hiệu không nên xem thường khi chuyển mùa
Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh dị ứng về da thường gặp, nhiều người lầm tưởng đây là vết muỗi đốt nhưng thật ra không phải vậy. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra nhất vào thời tiết chuyển mùa, giao từ mùa Hè sang mùa Thu và một số giai đoạn trong năm.
Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là một trong một số bệnh lý ngoài da quá phổ biến, thường gặp ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Hiện tượng này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng muỗi đốt hoặc kiến cắn. Nổi mẩn ngứa trên da tiềm ẩn một số vấn đề bên trong cơ thể nếu tình trạng này diễn ra liên tục hoặc tăng nặng theo thời gian.
1. Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là biểu hiện của bệnh ngoài da
Nổi mẩn ngứa trên da kèm theo sưng như muỗi đốt là một triệu chứng hay gặp ở cả người to lớn và trẻ em. Vết ngứa này thường lan rất rộng và cũng dễ tiêu biến sau vài phút. Tuy nhiên mẩn ngứa sưng cục như muỗi đốt có thể là dấu hiệu phản ánh các vấn đề tiềm ẩn bên trong cơ thể hoặc bệnh lý ngoài da cần điều trị.
Các bệnh lý về da:
Hầu hết các triệu chứng ngứa, sẩn ngứa, nổi đỏ, đều xuất phát từ yếu tố da liễu như mề đay, viêm da dị ứng, hắc lào, vảy nến...Cụ thể
- Mề đay mẩn ngứa
Hiện tượng này ban đầu chỉ xuất hiện ở một số vùng da, nhưng lại nhanh chóng lan sang những vùng da khác sau khi gãi mạnh, làm các vết thương nghiêm trọng hơn. Biểu hiện trên da thường là những vết sưng như muỗi đốt hoặc nổi tảng lớn. Thời gian dễ bị mề đay mẩn ngứa thường vào ban đêm hoặc sau khi đi ngoài trời, tiếp xúc với gió hoặc bụi bẩn, nước mưa.
- Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng cũng có một số biểu hiện nổi cục như muỗi đốt, thường hình thành do dị ứng với khí hậu, mỹ phẩm, hóa chất, lông thú, phấn hoa. Đây cũng chính là một số tác nhân thường gặp gây ra các vấn đề dị ứng trên da. Do vậy người có cơ địa dị ứng cần tránh xa các tác nhân này, bao gồm cả khói bụi và nước mưa.
- Nấm da (hắc lào)
Nổi cục như muối đốt gây mẩn ngứa cũng có thể là do căn bệnh nấm da. Nấm da hình thành do một loại nấm thuộc nhóm dermathophytes tấn công vào tại vùng da cũng như gây nên bệnh. Người bị nấm da thường dễ bị ngứa, khi gãi tạo thành những mảng lớn như vết muỗi đốt hoặc vết sẩn đỏ, vết đốm tròn có nhìn đồng tiền. Đây cũng là căn bệnh thường gặp, nhất là ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường vi trùng, vi khuẩn.
- Vảy nến
Vẩy nến là một căn bệnh ngoài da rất hay gặp. Vẩy nến thường ít gây ra những nốt nổi cục như muỗi đốt nhưng một vài trường hợp cũng sẽ gặp hiện tượng này. Thông thường, vẩy nến sẽ có các vết đốm đỏ và lớp vảy trắng, bệnh này thường mãn tính, dễ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên da, do vậy cần điều trị dứt điểm tại các cơ sở chuyên khoa.
2. Dấu hiệu bệnh lý bên trong cơ thể
Ngoài các bệnh về da thì nổi mẩn ngứa, nổi cục như muỗi đốt cũng là dấu hiệu cảnh báo bên trong cơ thể đang gặp một số rối loạn hoặc bệnh lý khác như giun sán, bệnh về gan, hội chứng lupus ban đỏ...
Nếu nổi ngứa như muỗi đốt diễn ra thường xuyên, tăng nặng và không đáp ứng với thuốc bôi ngoài. Cần tiến hành kiểm tra và xét nghiệm để nhận biết sớm một số dấu hiệu nguy hiểm.
- Nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán trong thời gian dài như sán chó có thể gây tắc ống mật khiến da nổi mẩn ngứa và làm tăng khả năng phát ban trên da.
- Suy gan, viêm gan
Gan là cơ quan có nhiệm vụ chuyển hóa và đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể, khi những độc tố được ẩn chứa bên trong gan tuyệt đối không bài trừ ra ngoài dần tích tụ tại gây suy giảm chức năng gan, bộc phát bằng các biểu hiện trên da như phát ban, nổi ngứa, vàng da, táo bón, hơi thở có mùi.
- Hội chứng lupus ban đỏ
Nếu mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt tiến triển nặng, cần đi khám để loại trừ bệnh lupus ban đỏ. Đây là căn bệnh lý liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch cũng như những dấu hiệu lâm sàng thường thấy phải như: nổi mề đay mẩn ngứa, vảy nến, ngứa da
Ngoài ra, cần loại trừ yếu tố nghi nhiễm HIV vì đây cũng là căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch, các biểu hiện ban đầu thường gặp như mẩn ngứa, mề đay kéo dài, vết thương lâu lành, dễ bị loét, viêm nhiễm,..là những biểu hiện thường gặp của HIV.
Người có cơ địa dị ứng khi bước vào thời điểm giao mùa cần chú ý phòng tránh, hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, lông động vật... Ngoài ra, khi ra đường cần mặc áo dài tay, đeo khẩu trang nhằm tránh bị dị ứng gây mẩn ngứa tại chỗ. Khi nổi mẩn sưng cục như muỗi đốt, không nên tùy ý bôi thuốc. Nên rửa qua vị trí ngứa bằng nước ấm, tránh gãi mạnh gây xước da dễ gây viêm loét hoặc làm lan vết ngứa sang vùng rộng hơn.
Cách nhận biết nhiễm độc thạch tín Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị ung thư tế bào gai do nhiễm độc arsen (hay còn gọi là thạch tín). Đặc điểm đáng chú ý của nhiễm độc arsen mạn tính là nó tích tụ ở răng, móng, tóc, da nhiều năm mà người dân không hề hay biết. Đường xâm nhập...