10 cách tiết kiệm tiền hàng đầu của người giàu: Bạn có thể làm được bao nhiêu để đạt được an toàn tài chính?
Có tiền không bằng có khả năng sử dụng tiền. Đây là 10 bí quyết trọng yếu giúp người giàu đạt được an toàn tài chính, dùng tiền đẻ ra tiền hiệu quả.
1. Không mua sắm bốc đồng
“Tiêu dùng bốc đồng” là điều mà những người giàu sẽ không làm.
Vào các dịp đặc biệt như Black Friday, Christmas hay những đợt siêu sale của sàn thương mại điện tử, nhiều người thường chi quá tay, vượt lên nhu cầu mua sắm thực sự của mình. Có rất nhiều món đồ không cần thiết nhưng chúng ta vẫn mua vì tâm lý thích “ săn sale”.
Warren Buffett từng nói: “Nếu bạn đem tiền để mua những thứ không cần thiết thì chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ phải bán những thứ cần thiết để lấy tiền.”
2. Không nhất thiết phải đem di sản cho đời sau thừa kế
Hai tỷ phú hàng đầu thế giới là Bill Gates và Mark Zuckerberg đều ký cam kết Oxfam (Lời cam kết cho đi). Sau khi nhà sáng lập Microsoft và Facebook qua đời, phần lớn tài sản của họ sẽ quyên góp cho mục đích từ thiện.
Thay vì để lại “cứu trợ” cho con cái, họ muốn thế hệ sau phải tự nỗ lực và đạt được thành công bằng chính năng lực của mình.
Brian Cha, một doanh nhân Hồng Kông, cũng có chung suy nghĩ và quyết định như vậy. Bỗng dưng được sở hữu một khối tài sản to lớn, không phải do chính tay mình làm ra, dễ khiến người ta đánh mất sự quý trọng tiền bạc.
3. Không tiêu quá nhiều tiền vào phim ảnh, trò chơi
Thomas Corley, tác giả của cuốn “Những thói quen giàu có” từng chỉ ra rằng: “Người giàu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả để làm những việc hiệu quả hơn. Họ ít khi xem TV vì muốn dùng thời gian đó để phát triển các thói quen quan trọng khác; chẳng hạn như đọc sách, học giao tiếp, học ứng xử…
Một cuộc khảo sát chỉ ra rằng hơn 80% những người thành công thích đọc sách và hiếm khi chi tiền cho các hoạt động giải trí, chẳng hạn như mua PS5, Netflix…
Giống như cách mà tỷ phú giàu nhất Hong Kong – Lý Gia Thành đã tuyên bố rằng: “Đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính bản thân mình mới là khoản đầu tư thích đáng.”
4. Luôn tỉnh táo, mua đồ đúng với giá trị
Người giàu thường nhận thức rất rõ về giá trị của tiền bạc. Do đó, họ sẽ có kế hoạch chi tiêu đúng với giá trị thật của nó.
Nếu lấy Warren Buffett làm ví dụ, người ta thấy rằng: Dù giàu có, sang trọng đến mấy, vị tỷ phú này vẫn sống trong một ngôi nhà được mua vào năm 1958 với giá 31.500 USD.
Tính đến năm 2017, căn nhà đã tăng giá lên tới 652.619 USD, nhưng vẫn chỉ bằng 0,0003% gia tài hàng chục tỷ USD của ông. Warren Buffett vẫn lấy làm tự hào và luôn cho rằng, đây là khoản đầu tư tốt thứ ba mà ông từng thực hiện.
Video đang HOT
5. Không sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng
Cũng trong cuốn sách “Những thói quen giàu có”, tác giả Thomas Corley chia sẻ rằng: Chỉ có 8% người giàu sử dụng nhiều hơn một thẻ tín dụng.
Thông qua những phân tích của mình, ông còn khẳng định: Có càng nhiều thẻ tín dụng thì chúng ta càng có nhiều khả năng tạo ra tiêu dùng không cần thiết.
6. Không trả phí trễ hạn
Người giàu luôn thanh toán các hóa đơn và tiền phạt đúng lúc để không phát sinh thêm các khoản phí trễ hạn, gây lãng phí tiền bạc.
Li Wenda, Cựu Chủ tịch của Tập đoàn Lee Kum Kee, là một trong 10 người giàu nhất Hong Kong. Khi kiểm tra tình hình kinh doanh, ông luôn xem xét các khoản phải trả đầu tiên, thay vì nhìn vào doanh thu và lợi nhuận như nhiều người khác. Điều này giúp ông luôn kiểm soát nợ nần một cách rõ ràng.
7. Đừng mua những thứ không có giá trị lâu dài
Mỗi người nên có cho mình thói quen xác định giá trị sử dụng và thời gian khấu hao của mỗi sản phẩm khi mua đồ. Đối với người giàu, việc mua hàng rẻ mà chất lượng kém, hạn sử dụng ngắn là một sự lãng phí.
Dùng tiền để mua về những giá trị lâu bền nhất có thể. Ảnh: Cnbcfm
Kevin OLeary là người đồng sáng lập OLeary Funds và SoftKey. Ông luôn tin rằng, bản thân ông mà mua xe là một việc làm cực kỳ lãng phí.
OLeary giải thích: “Giả sử tôi bỏ ra 25.000 USD để mua một chiếc xe. Mỗi một năm, tiền xăng dầu, chi phí bảo dưỡng, phí đỗ xe và bảo hiểm cho ô tô là những khoản phát sinh thêm không hề nhỏ. Vậy mà chỉ sau 2 năm được sử dụng, chiếc xe có thể chỉ còn giá trị 12.000 USD.”
Có thể thấy rằng, chi phí thực của chiếc xe ngày càng gia tăng nhưng thời gian khấu hao lại quá ngắn.
8. Không mua cà phê pha sẵn
Youtuber Graham Stephan là một người chuyên kinh doanh bất động sản và anh kiếm được 220.000 USD mỗi tháng. Thói quen của ông là luôn tự pha cà phê ở nhà chứ không bao giờ mua tại nhà hàng, quán xá.
Anh luôn cho rằng, khi mua một ly Starbucks, thứ mà anh bỏ phần lớn tiền để mua là thương hiệu chứ không phải cốc cà phê. Thay vì thế, anh lựa chọn mua hạt cà phê và máy để tự pha ở nhà.
9. Không dính vào bài bạc
Bài bạc là một “khoản đầu tư” không đáng tin cậy nhất. Càng bỏ ra nhiều tiền thì bạn càng khó đạt được sự thỏa mãn.
Đặc biệt, đồng tiền kiếm được từ công sức lao động thiết thực sẽ đem lại nhiều giá trị hơn so với việc phụ thuộc hết vào may rủi.
10. Không muốn bản thân nhàn hạ
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 bởi tạp chí Barclay’s Wealth cho thấy: 54% triệu phú muốn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu; 60% những người có tài sản ròng trên 100 triệu USD cũng không có kế hoạch nghỉ hưu nhàn hạ.
Trong số đó, người ta phân tích rằng, hầu hết những người giàu có đều có sự nghiệp riêng vững chắc. Công việc đã trở thành một phần cuộc sống không thể tách rời.
Mặt khác, tiếp tục làm việc là cách hiệu quả nhất để duy trì sự minh mẫn, tránh rơi vào thói quen phung phí, xa hoa và thích hưởng thụ.
Tuổi trẻ tránh được 11 sai lầm tiền bạc này, về già không lo túng thiếu
Dưới đây là 11 sai lầm liên quan đến tiền bạc mà rất nhiều người trẻ tuổi mắc phải. Tránh xa được những điều này sẽ giúp bạn có tương lai tài chính rủng rỉnh hơn.
Việc học cách xử lý tiền bạc cũng như đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn càng sớm sẽ càng giúp ích cho bạn sau này. Sẽ là tốt nhất khi chúng ta học được những điều này trước khi bước vào cuộc sống cơm áo gạo tiền chính thức. Dưới đây là 11 sai lầm liên quan đến tiền bạc mà rất nhiều người trẻ tuổi mắc phải. Tránh xa được những điều này sẽ giúp bạn có tương lai tài chính rủng rỉnh hơn.
1. Cố gắng theo những người giàu hơn
Khi đi chơi với những người bạn giàu có hơn mình, bạn có thể cảm thấy mình cần phải cố để theo kịp họ. Bạn cố gắng để mua được những món đồ hàng hiệu, chi trả cho những chuyến du lịch để khoe ảnh với bạn bè trong khi chúng thực sự vượt quá khả năng của bạn.
Rốt cuộc, thành công và tiền bạc sẽ đến ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi con người. Đừng nhìn người khác để sống và đừng chạy theo bất kỳ ai. Mỗi người có một cuộc sống riêng và bạn là người biết thứ thực sự cần thiết với bản thân nhất.
2. Không chi tiêu đúng với khả năng
Khi bạn càng trẻ, việc học được cách quản lý tài chính hợp lý sẽ càng tốt và tạo ảnh hưởng tích cực đến những gì bạn có sau này. Có rất nhiều cách giúp bạn quản lý tài chính và việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ theo hoàn cảnh cũng như điều kiện của bạn.
Trong đó, quy tắc ngân sách 50/30/20 là một quy tắc đơn giản và giúp bạn dễ dàng để thực hiện. Nguyên tắc này được hiểu là bạn sẽ dành 50% thu nhập của mình cho tiền thuê nhà, thực phẩm, đi lại và các hóa đơn, 20% dành cho tiết kiệm và trả nợ, 30% còn lại dành cho bạn và bất cứ thứ gì bạn muốn như du lịch, giải trí, học hành...
3. Thích ăn hàng
Khi các dịch vụ ngày càng phát triển, bạn thậm chí không phải đi đâu vẫn có thể được thưởng thức món ăn ngon ở nhà hàng mình vẫn thích. Chỉ với một cuộc gọi điện hay vài cú bấm chuột, thứ bạn muốn sẽ nhanh chóng được vận chuyển đến tận nhà.
Tuy nhiên, điều này sẽ khiến ví của bạn ngày càng xẹp. Bạn đang bội chi cho thực phẩm và có thể rơi vào cảnh khó khăn với lối sống đó. Hãy tìm niềm vui trong nấu nướng và tự mình tạo ra những món ăn ngon. Bạn không cần thiết phải làm được những món sơn hào hải vị hay mâm cao cỗ đầy nhưng hãy chắc chắn rằng mình có thể nấu được bữa cơm cơ bản.
4. Dùng thẻ tín dụng quá sớm
Việc dùng thẻ tín dụng sớm không có gì là sai nhưng hãy đảm bảo có trách nhiệm với nó. Nếu bạn không đủ khả năng để trả các khoản thanh toán hàng tháng nhưng lại thấy bản thân bị thôi thúc bởi những cám dỗ mua hàng, có lẽ bạn nên tạm biệt thẻ tín dụng, ít nhất cho đến khi bạn có một công việc với thu nhập khá hơn.
5. Không có kế hoạch nghỉ hưu
Bạn có thể không muốn nghĩ xa đến tương lai khi mới ở độ tuổi 20 nhưng đó sẽ là một sai lầm. Không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm và càng thực hiện sớm, bạn sẽ càng nhận được lợi ích của lãi suất kép, sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình hơn.
6. Bỏ qua bảo hiểm
Bạn có thể cảm thấy mình như một siêu anh hùng ở độ tuổi 20, ốm đau là chuyện rất xa vời nhưng nhớ rằng bạn không phải là siêu nhân, không thể đứng hoàn toàn ngoài những khả năng mắc bệnh. Hãy nghĩ đến bảo hiểm với cái nhìn xa hơn, đầy đủ hơn để đảm bảo mình luôn được bảo vệ.
7. Không dám chấp nhận rủi ro
Bạn có thể không thích công việc hiện tại của mình trong lĩnh vực bán lẻ, lái xe... nhưng bạn lại không dám bỏ việc vì suy nghĩ rằng dù sao mình cũng đang có thu nhập ổn định và cảm giác an toàn. Tuy nhiên, đó có phải là công việc mà bạn muốn gắn bó những năm tháng sau này không? Đừng ngại những rủi ro, đặc biệt khi bạn mới 20 thì một công việc thực tập với khoản hỗ trợ ít ỏi cũng rất đáng thử, khi bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có thể học hỏi được nhiều điều.
Suy cho cùng, tuổi 20 là thời điểm tốt nhất để bạn học hỏi những kỹ năng. Càng học được nhiều trong hôm nay, tương lai về sau của bạn sẽ càng hứa hẹn.
8. Nuôi thú cưng quá sớm
Nuôi thú cưng có vẻ như là bước tiếp theo trong cuộc sống tự lập của bạn sau khi bạn đã có chỗ ở riêng. Dù thú cưng rất đáng yêu và lanh lợi, những người bạn tuyệt vời song bạn cần cân nhắc trước khi quyết định.
Để nuôi có trách nhiệm một chú thú cưng khá tốn kém. Nào là thức ăn, đồ chơi, tiêm vắc xin định kỳ... Chúng ta có thể "ngốn" một phần không nhỏ trong thu nhập của bạn. Hãy cân nhắc xem liệu mình có đủ khả năng chăm sóc chúng không.
9. Chi tiêu để giải toả tâm trạng
Rất nhiều người trong số chúng ta đã chi tiền mua những thứ không thực sự cần thiết chỉ vì tâm trạng không được tốt và muốn làm gì đó giải toả. Sự thật là việc vung tiền này có thể khiến bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn nhưng chúng không phải là giải pháp cho vấn đề của bạn. Tất cả những gì bạn đang làm là lãng phí số tiền bạn đã khó khăn mới kiếm được trong khi bản thân còn rất nhiều thứ quan trọng hơn cần làm. Yêu thương bản thân là điều tốt nhưng cần phải được thực hiện đúng cách. Bạn có rất nhiều cách để giải toả tâm trạng, để thấy hạnh phúc hơn mà không hề tốn kém.
10. Dọn ra ở riêng quá sớm
Bạn có thể nghĩ rằng thời điểm bạn 18 hay 21 tuổi là lúc mình nên bắt đầu cuộc sống tự lập, mở ra thế giới cho riêng mình. Tất nhiên việc muốn độc lập là tốt song bạn cần có những cân nhắc để đưa ra quyết định thông minh.
Dọn ra ở riêng cũng có nghĩa là bạn phải bắt đầu tự trả tiền thuê nhà và các hóa đơn, bạn phải học nấu ăn cho chính mình và thường thì căn phòng đó sẽ không thể được như ở ngôi nhà mà bạn đã lớn lên. Những điều này cần được cân nhắc trước khi bạn thực hiện bước tiến lớn khi trưởng thành. Khi bạn có công việc ổn định với mức thu nhập khá, việc dọn ra ở riêng sẽ thuận lợi hơn vì khi đó bạn có đủ phương tiện để lo cho bản thân mình.
11. Muốn tìm ra tất cả câu trả lời khi mới 20
Rất nhiều người trẻ cảm thấy căng thẳng và lo lắng về cuộc sống cũng như các vấn đề trước mắt mình. Đó là những nỗi lo về việc học đại học, về công việc làm thêm, về số tiền thuê nhà và rất nhiều thứ khác.
Bạn có thể mong đợi công việc đầu tiên của mình sẽ thật tuyệt, được trả lương cao và làm đúng ngành nghề. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, điều đó lại không xảy ra và hãy coi đó là chuyện không sao hết. Hãy thay đổi công việc khi không phù hợp, chuyển sang căn nhà thuê có giá mềm hơn khi khó khăn... miễn là bạn học được những bài học kinh nghiệm mỗi khi phải đối mặt với khó khăn đó. Đừng hoang mang và ép bản thân biết được mọi thứ khi còn quá trẻ. Thời gian và kinh nghiệm sẽ giúp bạn dần định hướng con đường mình cần đi.
9 sai lầm phổ biến đối với người lần đầu mua nhà Sở hữu một nơi ở riêng là mục tiêu lớn đối với nhiều người. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm giao dịch, rất có thể bạn sẽ mắc phải những sai lầm khi mua nhà phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. 1. Không hiểu rõ về khả năng chi trả của mình Mong muốn của con người đôi khi là vô...