10 bức ảnh tự sướng nổi bật trong năm 2014
Tạp chí Time của Mỹ tổng kết 10 bức ảnh tự sướng vui nhộn và thu hút nhiều sự chú ý nhất năm 2014.
10. Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian suýt bị thương trong khi cố gắng chụp ảnh tự sướng với một chú voi ở Thái Lan. Cộng đồng mạng tỏ ra thích thú với thông tin trên.
9. Giải vô địch bóng đá Thế giới chỉ diễn ra 4 năm một lần. Vì thế, không khó hiểu khi Thủ tướng Angela Merkel cũng muốn chụp một bức ảnh tự sướng với tiền đạo Lukas Podolski sau chiến thắng của đội tuyển Đức trước Bồ Đào Nha.
8. Ngôi sao ca nhạc đồng quê Brad Paisley chụp ảnh tự sướng tại nhà thờ Westboro dòng Baptist trước một buổi biểu diễn tại bang Kansas. Nhiều người phản đối bài hát Alcohol (Rượu) của anh và giơ biểu ngữ: “Chúa không thích người say xỉn”. Bức ảnh nhận được hơn 245.000 lượt ưa thích trên Facebook.
7. Một thanh niên lãnh trọn cú đá từ người lái tàu khi đang cố gắng chụp một bức ảnh tự sướng ngay sát đường ray xe lửa. Anh chàng sau đó đã thú nhận đây là một ý tưởng “điên rồ”.
6. Trong lễ hội bò tót Pamplonam, Tây Ban Nha vào mùa hè, một người đàn ông đã bị cảnh sát truy tố vì chụp ảnh tự sướng. Người này đã vi phạm luật lệ của thành phố cấm các thiết bị điện tử để đảm bảo an toàn cho lễ hội. Ngoài mức phạt 4.100 USD, anh ta còn phải chịu nhiều lời chế giễu trên Twitter.
5. Robot Curiosity của NASA chụp một bức ảnh tự sướng thú vị kỷ niệm thực hiện sứ mạng chinh phục hành tinh Đỏ. Trong suốt thời gian qua, robot đã thu thập các mẫu đất đá, phát hiện một lòng suối cổ và “các nguyên liệu cơ bản cần thiết cho sự sống”.
Video đang HOT
4. Vào tháng 7, một thiếu niên nhanh tay chụp một bức tự sướng với cựu thành viên nhóm The Beatle, Paul McCartney và ông trùm tỷ phú Warren Buffett khi hai người đang ngồi ngoài một tiệm kem ở thành phố Omaha, bang Nebraska.
3. Vận động viên hockey người Australia, Jayde Taylor, bất ngờ phát hiện Nữ hoàng Anh đang cười trong bức ảnh tự sướng cô chụp khi tham gia Đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung tại Glasgow vào tháng 7.
2. Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia mạng chia sẻ ảnh Instagram và khiến hàng triệu người bất ngờ vì bức ảnh tự sướng ông chụp cùng Tổng thống Obama. Vào thời điểm đó, hai người đang trên một chuyến đi đến Oakdale, Pennsylvania để tuyên bố việc tăng ngân quỹ cho các gói hỗ trợ đào tạo việc làm. Trước đó, ông Biden cũng có các bức ảnh tự sướng với ngôi sao ca nhạc Katy Perry và những người ủng hộ trong chiến dịch tranh cử trước cuộc bầu cử giữa kỳ.
1. Giải thưởng dành cho tin được truyền đi nhiều lần nhất lịch sử Twitter thuộc về bức ảnh của Ellen DeGeneres tại lễ trao giải Viện Hàm lâm – Oscar 2014. Trong ảnh có các ngôi sao Jennifer Lawrence, Channing Tatum, Julia Roberts, Kevin Spacey, Brad Pitt, Lupita Nyong’o, Angelina Jolie, Bradley Cooper, Meryl Streep và Jared Leto.
Theo Zing
Phiến quân IS tung video "chặt đầu nhà báo Mỹ thứ hai"
Phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã tung video cho thấy nhà báo người Mỹ Steven Sotloff bị chặt đầu. Đây là nhà báo Mỹ thứ hai bị phiến quân IS chặt đầu trong vòng 2 tuần.
Nhà báo Steven Sotloff trong đoạn video của IS.
Nhà báo Steven Sotloff, 31 tuổi, bị bắt cóc ở Syria năm 2013. Anh đã xuất hiện ở cuối đoạn video vào tháng trước cho thấy đồng nghiệp người Mỹ James Foley của anh bị phiến quân IS giết hại.
Còn trong đoạn video mới nhất cho thấy nhà báo Sotloff bị hành quyết, phiến quân đe dọa sẽ giết một con tin người Anh.
Gia đình nhà báo Sotloff cho biết họ đã biết về đoạn video và vô cùng đau buồn.
Sau cái chết của nhà báo Foley, mẹ của nhà báo Sotloff đã kêu gọi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi cứu mạng sống của con trai bà.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết giới chức Mỹ đang kiểm tra thông tin.
Sotloff chuyên đưa tin từ Ai Cập, Libya và Syria.
Nhà báo Sotloff bị bắt cóc gần Aleppo miền bắc Syria vào tháng 8 năm ngoái. Anh làm việc cho tạp chí Time, Foreign Policy và Christian Science Monitor. Sotloff chuyên đưa tin từ Ai Cập, Libya và Syria.
Biên tập viên tạp chí Time Nancy Gibbs ra tuyên bố cho biết bà "sốc và rất đau buồn trước thông tin về cái chết của Steven Sotloff. Anh đã cống hiến cuộc sống của mình để độc giả có thể tiếp cận thông tin từ một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới."
Bạn bè cho biết nhà báo sống ở Yemen nhiều năm và nói tiếng Ả rập rất tốt.
Cùng một đao phủ?
Đoạn video có tên "Thông điệp thứ hai tới người Mỹ" dài khoảng 2 phút rưỡi và có vẻ như được quay ở sa mạc. Nó có vẻ như được quay sau đoạn video về nhà báo Foley. Tuy nhiên, không thể xác định được thời gian chính xác.
Xuất hiện cùng nhà báo Sotloff, mặc bộ đồ màu cam giống như nhà báo Foley, là một phiến quân trùm kín mặt.
Nhà báo Sotloff đọc thông điệp đã chuẩn bị sẵn gửi đến Tổng thống Mỹ Obama: "Ngài đã chi hàng tỷ đô la của người đóng thuế Mỹ và chúng ta đã mất hàng ngàn binh sỹ trong các cuộc giao tranh trước đó với "Nhà nước Hồi giáo". Vậy đâu là lợi ích của nhân dân khi phát động cuộc chiến này?"
Còn kẻ trùm kín mặt, có giọng giống với kẻ có vẻ như đã chặt đầu nhà báo James Foley, sau đó miêu tả hành động anh ta chuẩn bị thực hiện để trả thù cho các cuộc không kích của Mỹ.
"Tôi đã trở lại, Obama. Và tôi trở lại vì chính sách ngoại giao ngạo mạn của ngài đối với "Nhà nước Hồi giáo"...bất chấp những cảnh báo nghiêm túc của chúng tôi", người đàn ông này nói.
"Chúng tôi dùng cơ hội này để cảnh báo những chính phủ tham gia vào liên minh ma quỷ này của Mỹ để chống lại "Nhà nước Hồi giáo" và để mặc người dân của mình".
Đoạn video kết thúc bằng đe dọa giết hại một con tin người Anh.
IS đang tổn thất trong các cuộc không kích của Mỹ?
Theo giới phân tích, đoạn video chặt đầu thứ hai mặc dù đã được dự đoán trước nhưng vẫn không khỏi gây sốc. Nó cũng cho thấy các cuộc không kích gần đây của Mỹ nhằm ngăn chặn bước tiến của IS khắp miền bắc Iraq đang gây ra những tổn thất thật sự cho nhóm phiến quân này và ngăn chặn kế hoạch của chúng nhằm mở rộng lực lượng, kiểm soát đối với vùng đất của người Kurd.
Không thể chống trả được các cuộc không kích của Mỹ, IS đã phản ứng bằng cuộc chiến thông tin, mà nhóm này tin rằng sẽ làm người phương Tây khiếp sợ.
Ngoài ra, bằng đe dọa giết con tin gnười Anh, IS cho thấy chúng không phân biệt "kẻ thù" là người Anh hay Mỹ mặc dù cho đến nay Anh chỉ tham gia cùng Mỹ ở khía cạnh thả lương thực hỗ trợ cho người tị nạn và cung cấp nhu yếu cho quân đội người Kurd.
Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng vụ chặt đầu nhà báo Mỹ là vô nhân đạo vào không thể chấp nhận được. Văn phòng của ông cũng xác nhận một người Anh đang bị IS bắt giữ.
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Earnest tỏ ra thận trọng đối với đoạn video mới. "Tôi không ở vị trí có thể xác định tính xác thực của đoạn video hay các thông tin trên", ông nói.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Bé 5 tuổi khóc nức nở vì sợ em trai lớn lên Một đoạn video cho thấy phản ứng dễ thương của một cô bé 5 tuổi trước bước đi không thể ngăn cản của thời gian, khi cô bé khóc nức nở vì không muốn em trai 3 tháng tuổi vô cùng đáng yêu của mình lớn lên. Hình ảnh nức nở của Sadie. Cô bé đó là Sadie Miller, ở Phoenix, Arizona, Mỹ,...