10 bộ phim lãng phí cả dàn sao hạng A
“ Nine”, “ The Monuments Men” hay “ Suicide Squad” từng khiến khán giả phấn khích khi nhìn vào tên tuổi dàn diễn viên. Song, những gì nhóm tác phẩm đem lại chỉ là nỗi thất vọng.
Planet of the Apes (2001): Phiên bản Hành tinh khỉ của đạo diễn Tim Burton thực tế vẫn nằm trong top 10 phim ăn khách nhất năm 2001. Tuy nhiên, việc dự án hậu truyện sớm bị dẹp bỏ cho thấy Planet of the Apes không nhận được sự ủng hộ ra sao. Ngoại trừ Mark Wahlberg và Tim Roth, những cái tên tài năng như Helena Bonham-Carter, Michael Clarke Duncan hay Paul Giamatti chỉ được trao cho kiểu vai diễn một chiều, mờ nhạt. Họ không có đủ chất liệu để tạo ra những nhân vật hấp dẫn.
Ocean’s Twelve (2004): Ocean’s Twelve không quá tệ, nhưng đây là bước lùi rõ rệt nếu so sánh với Ocean’s Eleven (2001). Các nhà sản xuất khi ấy vẫn giữ chân được George Clooney, Matt Damon hay Brad Pitt. Nhưng những sự bổ sung như Catherine Zeta-Jones, Vincel Cassel hay Bruce Willis (vai cameo) không đem lại hiệu quả lớn. May mắn thay, ê-kíp đã lấy lại được phong độ với Ocean’s Thirteen ra mắt sau đó ba năm.
All the King’s Men (2006): Làm lại một tác phẩm từng thắng giải Oscar không phải là một ý tưởng hay, nhưng hãng Sony đặt niềm tin ở Steve Zallian – nhà biên kịch của Schindler’s List - với All the King’s Men. Song, thành phẩm bị đánh giá thuộc hàng “bôi vẽ”, không đem tới giá trị mới mà còn gây sứt mẻ nguyên tác điện ảnh năm 1949. Điều đó được thể hiện qua điểm 11% trên chuyên trang Rotten Tomatoes. Đáng buồn hơn, All the King’s Men thu chưa nổi 10 triệu USD. Đó là điều khó tin nếu biết dự án quy tụ hàng loạt ngôi sao như Sean Penn, Jude Law, Kate Winslet, Anthony Hopkins, James Gandofilni và Mark Ruffalo.
Nine (2009): Sau Chicago (2002) và Memoirs of a Geisha (2005), đạo diễn Frank Marshall khiến công chúng mong ngóng với Nine. Dự án ca vũ nhạc càng trở nên đáng chờ đợi khi có sự góp mặt của 6 cái tên từng giành giải Oscar, bao gồm Daniel Day-Lewis, Judi Dench, Sophia Loren, Marion Cotillard, Nicole Kidman, Penelope Cruz. Và trong dàn diễn viên còn có tên Kate Hudson cùng Fergie. Nhưng ngoại trừ một vài ca khúc lôi cuốn, Nine sớm trôi tuột trong tâm trí khán giả và giới phê bình bởi chất lượng nội dung tẻ nhạt, làng nhàng.
Gangster Squad (2013): Tác phẩm hình sự của Ruben Fleischer tỏ ra ôm đồm với phần kịch bản thiếu nhất quán. Đồng thời, yếu tố bạo lực cũng gây ra tranh cãi lớn, khiến bộ phim ban đầu bị hoãn chiếu. Từ chỗ là một dự án được đặt cho nhiều kỳ vọng, Gangster Squad sớm rơi vào quên lãng sau khi ra mắt, dù bộ phim có sự góp mặt của nhiều cái tên quen thuộc như Ryan Gosling, Sean Penn, Emma Stone, Anthony Mackie, Nick Nolte, Michael Pena và Josh Brolin.
The Monuments Men (2014): George Clooney từng để lại nhiều dấu ấn khi ngồi trên ghế đạo diễn, nhưng The Monuments Men không nằm trong số đó. Điều gây tiếc nuối hơn cả là anh đã kêu gọi được nhiều bạn bè ngôi sao cùng tham dự dự án, như Matt Damon, Bill Murray, John Goodman, Cate Blanchett… Câu chuyện về đội săn tìm cổ vật bị Phát xít Đức cướp đi trong Thế chiến II tỏ ra thiếu mạch lạc và không đủ sức lôi cuốn khán giả. Trên Rotten Tomatoes, chỉ 30% bài bình luận đánh giá tích cực về bộ phim.
Mortdecai (2015): Mortdecai từng bị không ít tờ báo quốc tế gọi là thảm họa điện ảnh bởi câu chuyện lủng củng và nhiều tình huống hài hước kỳ quặc, lạc quẻ. Đây là một nốt trầm nữa trong sự nghiệp của Johnny Depp trong khoảng một thập kỷ qua. Nhưng không chỉ có tài tử Cướp biển Caribbean, lần lượt Ewan McGregor, Gwyneth Paltrow, Paul Bettany và Jeff Goldblum đã nhận lời tham gia kịch bản yếu kém của David Koepp.
The Huntsman: Winter’s War (2016): Snow White and the Huntsman (2012) bất ngờ thu 400 triệu USD, và Universal mau chóng lên kế hoạch thực hiện phần tiếp theo, đồng thời không quên gạch tên Kristen Stewart do bê bối ngoại tình với đạo diễn. Còn đó Chris Hemsworth và Charlize Theron, hãng chiêu mộ thêm hai cái tên thực lực là Emily Blunt và Jessica Chastain. Song, sức hút ngôi sao không thể che giấu sự yếu kém của nội dung kịch bản. Hậu quả là doanh thu của Winter’s War chỉ bằng hơn một nửa so với phần đầu.
Suicide Squad (2016): Có sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi lớn nhỏ, như Margot Robbie, Will Smith, Jared Leto, Viola Davis…, cộng thêm nhiều trailer hấp dẫn, nhưng Suicide Squad chẳng khác nào “cú lừa” đối với người hâm mộ. Dự án của đạo diễn David Ayer chẳng khác nào một phim siêu anh hùng nhàm chán đến từ thập niên 1990. Được kỳ vọng nâng tầm DCEU, phim rốt cuộc kéo lui vũ trụ điện ảnh cùng Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) ngay trước đó. Suicide Squad có một vài điểm sáng nhất định, như vai Harley Quinn của Robbie, nhưng chắc chắn không thể so sánh với Captain America: Civil War của đối thủ Marvel Studios ra mắt cùng năm.
Dark Phoenix (2019): Là dấu chấm hết cho thương hiệu X-Men của Fox trước khi hãng sáp nhập vào Disney, Dark Phoenix khiến các fan lâu năm của loạt phim dị nhân cảm thấy ê chề. Kể lại câu chuyện Phượng hoàng Bóng tối, nhưng hàng loạt sai lầm từ X-Men: The Last Stand (2006) như tái lặp, và bộ phim hoàn toàn tỏ ra chìm nghỉm nếu đặt cạnh Avengers: Endgame (2019) ra mắt trước đó gần hai tháng. Ê-kíp vẫn còn những cái tên từng góp phần nâng tầm thương hiệu như James McAvoy, Michael Fassbender, Jennifer Lawrence, cùng các tài năng trẻ như Sophie Turner, Tye Sheridan, Evan Peters. Đáng buồn hơn cả có lẽ nằm ở Jessica Chastain khi cô vào vai phản diện không thể nhạt nhòa hơn.
Phim 'Bệnh truyền nhiễm' gây sốt khi dự báo chính xác đại dịch
Bộ phim 'Contagion' (Bệnh truyền nhiễm) công chiếu năm 2011 gây sốt trở lại bởi dự báo đúng đại dịch đang diễn ra trên toàn cầu.
Trailer phim
Trong khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới khiến một nửa dân số toàn cầu phải cách ly trong nhà thì bộ phim 'Contagion' bất ngờ trở thành chủ đề tìm kiếm bởi nội dung mang tính "dự báo" cho hiện tại từ 9 năm trước.
'Contagion' mô tả khá chân thực sự lan tràn của một loại virus chết người trong không khí. Đại dịch khiến các tổ chức y tế khắc thế giới phải đua nhau chạy đua để tìm ra thuốc trị bệnh và ngăn chặn sự lan tràn của virus chết người. Và trong thời gian ấy, những người dân bình thường phải đấu tranh để sống sót trong xã hội đang tan rã.
Khán giả tìm kiếm xem lại 'Contagion' khiến nó lọt top 3 phim được xem nhiều nhất trên iTunes, trở thành bộ phim mang tính thời sự nhất hiện tại. Hàng loạt rạp phim đóng cửa, tất cả các bộ phim hoãn chiếu, người người được khuyến cáo ở trong nhà cũng là thời điểm vàng để phim trực tuyến lên ngôi, nhất là những bộ phim có tính dự báo như 'Contagion' dù đây không phải là phim mới.
Đại dịch bắt đầu từ bệnh nhân số 0 Beth Emhoff (Gwyneth Paltrow).
Thời điểm ra mắt tháng 9/2011, 'Contagion' không phải là bộ phim thành công về mặt doanh thu và không mấy được chú ý dù có sự tham gia của dàn sao đình đám như: Marion Cotillard, Matt Damon, Jude Law, Gwyneth Paltrow, Kate Winslet. 'Contagion' khi đó giống như vô vàn bộ phim viễn tưởng khác đề cập đến các thảm họa hay đại dịch mà Hollywood vẫn làm hàng năm.
Phim đề cập đến sự lan tràn của một loại virus có bộ gene mang nguồn gốc trộn lẫn từ lợn và dơi với cái tên Meningoencephalitis Virus One (MEV-1) có thể lây lan từ người sang người theo cấp số nhân thông qua tiếp xúc gần và dịch cơ thể, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng bởi chưa có vaccine điều trị.
Người ta phải dùng đồ bảo hộ khi ra đường để tránh bị lây bệnh.
Khởi nguồn từ nhân vật Beth Emhoff do Gwyneth Paltrow. Cô phát hiện mình bị nhiễm một loại bệnh lạ sau khi đi công tác ở Hong Kong về và sau đó tử vong. Trước đó cô đã lây bệnh cho chính con trai mình. Sự lan tràn của virus MEV-1 đặt nước Mỹ và các quốc gia trên thế giới vào tình trạng khẩn cấp.
Đường phố, sân bay đóng cửa, các siêu thị bị vét sạch đồ thiết yếu, nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ để tranh lây nhiễm, số người chết tăng nhanh chóng và phải chôn ở các hố chôn tập thể... tình cảnh giống như ngày tận thế cho tới khi vaccine được tìm ra. Cũng trong bối cảnh hỗn loạn ấy cũng xuất hiện những kẻ tung tin giả như Alan Krumwiede (Jude Law) khiến xã hội nhiễu loạn không khác là mấy ở thời điểm hiện tại, năm 2020.
Những kệ hàng trong các siêu thị trống trơn.
Đạo diễn Steven Soderbergh và biên kịch Scott Burns đã tham khảo ý kiến từ đại diện của Tổ chức Y tế thế giới WHO gặp các chuyên gia dịch tễ học, tham khảo rất nhiều tài liệu khoa học về các bệnh dịch truyền nhiễm, cơ chế lây lan của nó... để xây dựng một bộ phim thực tế nhất có thể. Trong kịch bản ban đầu, các nhà làm phim định mô tả về sự xuất hiện của đại dịch cúm đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn thế giới năm 1918 hay virus H1N1 năm 2009...
Tuy nhiên sau đó kịch bản đã được viết lại, tập trung vào một loại virus giả tưởng xuất phát từ Hong Kong với sự tư vấn của Ian Lipkin, giám đốc trung tâm miễn dịch Columbia, Mỹ. Loại virus mới xuất phát từ loài dơi và lợn đã truyền sang người, cũng giống như virus corona hiện nay cũng được cho là xuất phát từ loài dơi.
Đeo khẩu trang cũng là cách để bảo vệ mình khỏi bị lây bệnh.
Khi 'Contagion' gây sốt trở lại, các diễn viên cùng tham gia bộ phim cũng không đứng ngoài cuộc trước sự lan tràn của dịch Covid-19. Matt Damon, Kate Winslet, Laurence Fishburne cùng đạo diễn Steven Soderbergh, biên kịch Scott Z. Burns và một số nhà khoa học đến từ ĐH Columbia cùng tham gia chiến dịch 'Control the Contagion' (Kiểm soát bệnh truyền nhiễm) nhằm lan tỏa những thông tin chính xác về dịch bệnh.
Nam diễn viên Matt Damon nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cách ly xã hội, khuyên mọi người nên ở nhà để tránh bị nhiễm Covid-19. "Bạn chỉ cần ngồi trên ghế trong nhà xem TV là đã có thể bảo toàn mạng sống. Bạn có thể làm việc tại nhà, dùng mạng xã hội để giao tiếp", anh nói. Còn Fishburne, diễn viên vào vai một nhà khoa học trong phim khuyên mọi người hãy ở trong nhà, tránh tiếp xúc với xã hội để không lan tràn virus.
3 diễn viên Matt Damon, Kate Winslet, Laurence Fishburne.
Nữ diễn viên Kate Winslet vào vai một chuyên gia về bệnh dịch trong 'Contagion' cho biết để chuẩn bị cho vai diễn cô đã nói chuyện với rất nhiều chuyên gia y tế trên thế giới và lời khuyên quan trọng nhất cô được nghe đó là: "Hãy rửa tay như thể cuộc đời bạn phụ thuộc vào cả việc đó". Mới đây, khi dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều quốc gia, nữ diễn viên đã thực hiện một clip để phát đi thông điệp trên và hướng dẫn mọi người cách rửa tay hiệu quả nhất.
Mỹ Anh
REVIEW: Contagion - Tình người trong thời khắc đại dịch Trải qua 106 phút, Contagion như một sự cảnh báo để người xem tự giác bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của bản thân hơn giữa sự bùng phát của dịch virus. Contagion phản ánh chân thực phần nào đó những gì đang xảy ra trên thế giới giữa sự bùng phát của dịch virus Corona. Giữa tâm điểm của dịch bệnh...