10 bộ phim có rating cao nhất lịch sử phim ảnh Trung Quốc
Hoàn Châu Cách Cách, Tây Du Ký… là những bộ phim đã đi vào ký ức nhiều thế hệ khán giả và đạt được tỷ lệ người xem kỷ lục.
Hoàn Châu Cách Cách
Hoàn Châu Cách Cách là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Quỳnh Dao, gồm 2 phần phát sóng vào năm 1997 và 1998. Phim trở thành một hiện tượng khắp các nước châu Á ngay từ khi phát sóng, đặc biệt là ở Việt Nam. Các diễn viên hạng A hiện nay như Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng… đều xuất phát từ những vai diễn trong tác phẩm nổi tiếng này.
Những vai diễn đầu tiên của Phạm Băng Băng, Lâm Tâm Như, Triệu Vy… Ảnh: Sina
Năm 1997 khi vừa phát sóng, rating trung bình của Hoàn Châu Cách Cách là 47%, trong đó đỉnh điểm là 62,8%. Một năm sau, khi phần 2 của bộ phim được phát sóng, rating đã đạt tới 54%. Tỉ lệ người xem của Hoàn Châu Cách cách là 28% khi được chiếu trên đài truyền hình Hàn Quốc SBS vào khung giờ 23h. Từ năm 2007 – 2014, vào dịp nghỉ hè, đài Hồ Nam đều chiếu lại tác phẩm, và nó vẫn giữ vững vị trí top 10 những phim truyền hình có rating cao nhất cả nước.
Trang Sina, Kim ưng và Tân Hoa của Trung Quốc đều nhận xét bộ phim này là một “truyền kỳ”, từ cách kể chuyện cho tới bối cảnh lịch sử và trang phục của diễn viên.
Thủy Hử Truyện
Poster của phim “Thủy Hử” bản 1998.
Thủy Hử Truyện là bộ phim dài 43 tập do Đài truyền hình Trung ương và Trung tâm sản xuất phim truyền hình Trung Quốc hợp tác sản xuất, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Thi Nại Am. Phim được quay trong 3 năm, có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Lý Tuyết Kiện (vai Tống Giang), Châu Dã Mang (vai Lâm Xung),…
Thủy Hử được phát sóng vào tháng 1/1998, rating đạt tới 78%. Bộ phim nhận được nhiều cảm tình từ phía khán giả và giới chuyên môn khi tái hiện được các chi tiết đắt giá trong nguyên tác. Đây được coi là phiên bản Thủy Hử hay nhất trong lòng nhiều thế hệ người xem.
Tôi yêu nhà tôi
Tôi yêu nhà tôi là bộ phim do Trung tâm văn hóa quốc tế Trung Quốc sản xuất, kể về cuộc sống hàng ngày của một gia đình 6 người ở Bắc Kinh với hàng xóm, bạn bè, người thân của họ. Với những tình huống hài hước, bộ phim đã khắc họa chân thật những tình cảm đời thường và đời sống xã hội của Trung Quốc những năm cuối của thế kỷ 20. Ngoài ra, Tôi yêu nhà tôi cũng sở hữu dàn diễn viên gạo cội với diễn xuất “không còn gì để chê” như Văn Hưng Vũ, Tống Đan Đan, Dương Lập Tân, Lý Minh Khải,… Chính vì thế dù tổng số tập lên tới 120, bộ phim vẫn “đắt hàng” với rating lên đến 85%.
Đề tài gần gũi, cách thể hiện khéo léo đã khiến “Tôi yêu nhà tôi” giành được nhiều sự quan tâm từ khán giả.
Hoắc Nguyên Giáp
Hoắc Nguyên Giáp là được phát sóng ở Hong Kong năm 1981 và tại Đại lục năm 1983. Bộ phim kể về cuộc đời oanh liệt của truyền kỳ võ thuật Hoắc Nguyên Giáp cuối thời nhà Thanh. Đây là phim truyền hình Hong Kong đầu tiên được phát sóng tại đại lục. Dù còn nhiều thiếu sót về mặt kỹ thuật, trang phục nhưng với những màn võ thuật đẹp mắt và diễn xuất tốt, tác phẩm vẫn chinh phục được người xem với rating đạt 86,5%. Các diễn viên chính của phim như Hoàng Nguyên Thân, Lương Tiểu Long, Mễ Tuyết,… nhanh chóng trở thành thần tượng của giới trẻ thời bấy giờ. Hoắc Nguyên Giáp đã tạo nên làn sóng văn học võ thuật và trào lưu học tiếng Quảng Đông ở Trung Quốc.
Là bộ phim Hong Kong đầu tiên được chiếu ở đại lục, “Hoắc Nguyên Giáp” đã gây được tiếng vang lớn khi có rating ngất ngưởng gần 90%.
Bến Thượng Hải
Bến Thượng Hải là một bộ phim sản xuất năm 1980 của TVB, kể về những mối ân oán giang hồ giữa các bang phái ở Thượng Hải những năm dân quốc và câu chuyện tình yêu giữa Phùng Trình Trình và Hứa Văn Cường. Phim lấy cảm hứng từ phim điện ảnh Giang hồ long hổ đấu.
Video đang HOT
Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đoàn làm phim không được vào Thượng Hải để tiến hành quay phim, rất nhiều cảnh chỉ có thể thực hiện tại những địa điểm ở Hong Kong hoặc Ma Cao có phong cách giống với Thượng Hải. Tuy nhiên khi được phép chiếu tại đại lục năm 1985, bộ phim vẫn đạt được rating 87%. Bến Thượng Hải đã giành vị trí thứ nhất trong top 10 bộ phim xuất sắc nhất những năm 80 của đài TVB. Vai diễn Phùng Trình Trình của Triệu Nhã Chi và Hứa Văn Cường của Châu Nhuận Phát đã thay đổi thẩm mỹ quan và trở thành thần tượng của cả một thế hệ.
Tây Du Ký
Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng phiên bản 1986 đã trở thành hình mẫu kinh điển trong lòng nhiều khán giả.
Tây Du Ký phiên bản 1986 là cái tên quen thuộc đối với nhiều khán giả Trung Quốc và Việt Nam. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân, dài 41 tập.
Tây Du Ký được khởi quay vào năm 1982 và mất 6 năm để hoàn thành. Đoàn làm phim khi đó đã hết sức vất vả vì nguồn kinh phí eo hẹp và điều kiện quay rất kham khổ. Đây là bộ phim Trung Quốc đầu tiên có các cảnh quanh ở nước ngoài. Năm 1986, CCTV công chiếu 11 tập phim đầu tiên và ngay lập tức, Tây du ký trở thành một hiện tượng toàn quốc với rating đạt tới 89,4%. Không những thế, hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng còn lan rộng ra các nước châu Á khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và đưa tên tuổi của các nghệ sĩ như Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa,…lên một tầm cao mới. Tây du ký được ghi nhận là tác phẩm truyền hình có số lần phát lại nhiều nhất, lên tới hơn 3.000 lần.
Hồng Lâu Mộng
Hồng Lâu Mộng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Tào Tuyết Cần, được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương năm 1987. Bộ phim có tỷ lệ người xem là 90%, nhận được rất nhiều đánh giá tốt từ công chúng.
Tháng 9/1984, Hồng Lâu Mộng chính thức khởi quay. Sau 3 năm, bộ phim đã hoàn thành với kinh phí là gần 7 triệu NDT (tương đương 23 tỷ đồng). Đoàn phim đã quay hơn 10.000 cảnh tại 219 địa điểm ở 41 vùng trong 10 tỉnh cả nước. Ngoại hình và diễn xuất của hai diễn viên chính là Âu Dương Phấn Cường (vai Giả Bảo Ngọc) và Trần Hiểu Húc (vai Lâm Đại Ngọc) đều được đánh giá cao. Hồng Lâu Mộng bản 1987 được vinh danh là “bộ phim tuyệt diệu nhất trong lịch sử phim truyện Trung Quốc” và là một “bộ kinh điển không thể vượt qua”.
Tân Bạch nương tử truyền kỳ
Tân Bạch nương tử truyền kỳ là bộ phim có sự kết hợp của Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc. Bộ phim được công chiếu vào tháng 11/1992 ở Đài Loan và vào năm 1993 tại đại lục với rating đạt tới 91%. Ngoài ra phim cũng được phát sóng ở nhiều nước khác như Nhật Bản, Việt Nam.
Từ khi phát sóng, Tân Bạch nương tử truyền kỳ đạt được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ: giải Kim Chung lần thứ 28 cho tác phẩm truyền hình vàng (1993), giải thành tựu kiệt xuất phim truyền hình Trung Quốc (2015)… Bộ phim cũng đạt rating cao nhất của đài CCTV-1, CCTV-8 khi được phát lại vào năm 2004, và đài truyền hình Trung ương năm 2006.
Tân Bạch nương tử truyền kỳ được giới chuyên môn nhận xét có sự kết hợp tự nhiên giữa ca nhạc và phim ảnh, mang đậm hơi thở nhân văn cổ điển, có giá trị văn hóa cao, thể hiện tinh hoa của văn mình cổ đại Trung Quốc.
Khát vọng
Khát vọng là bộ phim do Trương Khải Lệ và Lý Tuyết Kiện thủ vai. Phim kể sự lưỡng lự của cô gái xinh đẹp Lưu Huệ Phương trước sự theo đuổi của hai chàng trai: một người là Tống Đại Thành – phó chủ nhiệm công xưởng , một người là Vương Hỗ Sinh – sinh viên mới ra trường tới xưởng lao động, từ đó thể hiện tình yêu, tình thân và tình bạn cùng những khát vọng đẹp trong cuộc sống. Khi được phát sóng vào năm 1990, bộ phim đã khiến hàng ngàn khán giả phải xúc động và đạt rating tới 98%. Khát vọng được mệnh danh là một thần thoại của thời đại, là bia đánh dấu sự chuyển mình của lịch sử phim ảnh Trung Quốc.
Diễn xuất của hai diễn viên chính nhận được nhiều tình cảm từ phía khán giả.
Địch Doanh 18 năm
Địch Doanh 18 năm được quay vào năm 1980 với thời lượng 9 tập phim, do Trương Liên Văn, Lưu Ngọc thủ vai. Bộ phim kể về câu chuyện anh hùng của những thành viên của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đây là bộ phim truyền hình đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và được phát sóng vào giờ vàng trên Đài truyền hình Trung ương. Với đề tài gián điệp hấp dẫn, các tình tiết ly kỳ và diễn xuất rất thật của các diễn viên, phim đã đạt được rating lên đến 99% – một kỷ lục mà chưa bộ phim nào phá nổi.
Poster phim “Địch Doanh 18 năm”.
Theo Ngoisao
Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời
Nguyên nhân nhà Tần sớm sụp đổ được các học giả Trung Quốc hiện đại nhận định là do bàn tay của một người sắp đặt nên, thậm chí người còn khả năng đã ra tay hạ sát Tần Thủy Hoàng.
Triệu Cao là một trong những người thân cận nhất với Tần Thủy Hoàng.
Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Triệu Cao là một hoạn quan, người có tầm ảnh hưởng chính trị rất lớn trong cả giai đoạn hình thành và diệt vong của nhà Tần.
Triêu Cao sinh ra tai Triêu quôc, la hâu duê cua quy tôc nươc Triêu. Với xuât thân cao quy như vậy, Triệu Cao xứng đáng đươc hương cuôc sông xa hoa, an lành.
Nhưng vào năm 228 TCN, Tần Thủy Hoàng khơi binh tiêu diêt nươc Triêu. Vương công đai thân cua Triêu quôc tư đo đêu trơ thanh tu binh, bao gồm cả Triệu Cao.
Hạ sát Tần Thủy Hoàng?
Sau khi bị đưa về nước Tần, do mẹ Triệu Cao phạm pháp nên cả gia tộc bị vạ lây, bản thân Triệu Cao bị hoạn và phải vào cung.
Mặc dù trong tâm trí, Triệu Cao căm thù nhà Tần đến tận xương tủy, nhưng bề ngoài, hoạn quan này vẫn luôn mỉm cười trước mặt Tần Thủy Hoàng. Tất cả chỉ nhằm che giấu âm mưu ám sát Tần Thủy Hoàng, lật đổ nhà Tần.
Sau khi trơ thanh thai giam, Triêu Cao âm thầm hoc tâp văn thư, luât lê cua Tân quôc. Nhơ co tai xư an, lai cơ tri hơn ngươi, ông dân được Tần Thủy Hoàng chú ý.
Nhơ xuât thân quy tôc, am hiêu lê nghi hoang thât, lai thông minh, kheo leo, Triêu Cao đươc đê bat lam thầy dạy công tư Hô Hơi, con thư cua Tần Thuy Hoang.
Triệu Cao kiểm tra xem Tần Thủy Hoàng đã chết thật hay chưa. Ảnh minh họa.
Với vị trí này, Triêu Cao từng bước tiếp cận sâu hơn vào hoàng tộc nhà Tần. Ông chiếm lấy sự tin tưởng của Hồ Hợi, biến công tử nước Tần thành con rối Một mặt tìm cách đưa Hồ Hợi lên nối ngôi, mặt khác, Triệu Cao âm thầm bành trướng thế lực cho riêng mình.
Cho đến nay, các học giả, nhà sử học Trung Quốc chưa thể tìm thấy bằng chứng lý giải chính xác cái chết của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, một loạt các cuộc chính biến ngay sau Tần Thủy Hoàng qua đời khiến người ta không thể không nghi ngờ Triệu Cao.
Một vài học giả cho rằng, Triệu Cao đã chủ động kết liễu Tần Thủy Hoàng, nhằm nắm thế chủ động.
Không nằm ngoài dự đoán, khi Tần Thủy Hoàng băng hà, ông đa đê lai di chiêu truyên ngôi cho Thê tư Phu Tô. Theo Sử ký, của Tư Mã Thiên, Triệu Cao đã bất tuân mệnh, không công bố thánh chỉ mà lôi keo Thưa tương Ly Tư để cùng chỉnh sửa di chiếu, đưa Hồ Hợi lên ngôi vua, gọi là Tần Nhị Thể.
Mặt khác, Triệu cao mượn danh nghĩa Tần Thủy Hoàng chỉ trích Phù Tô làm con mà bất hiếu, Đại tướng Mông Điềm làm thần tử mà bất trung, bắt hai người phải tự sát. Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ Hợi, Triệu Cao, Lý Tư mới lệnh cho đội xa giá chở thi thể Tần Thủy Hoàng trở về thành Hàm Dương.
Có thể nói, cái chết của Tần Thủy Hoàng đã giúp Triệu Cao hoàn thành một nửa âm mưu phá hoại nhà Tần.
Một tay khiến nhà Tần sụp đổ
Chỉ sau một năm, Triệu Cao tiếp tục bước đi tiếp theo trong kế hoạch hủy hoại nhà Tần, bằng cách tàn sát trung thần.
Nhân vật Triệu Cao trong phim truyền hình Trung Quốc.
Ngươi tiếp theo trơ thanh nan nhân cua hoan quan nay không ai khac chinh la Ly Tư, Thưa tương từng đông loa cung Triêu Cao.
Lý Tư phát giác được âm mưu của Triệu Cao liền viết thư tố giác lên hoàng đế. Tần Nhị Thế không những thiên vị Triệu Cao lại còn trị tội Lý Tư, xử tử ông tại Hàm Dương, theo Sử ký - Lý Tư liệt truyện.
Triệu Cao nghiễm nhiên được phong làm Thừa tướng, do là hoạn quan, nên có thể tùy ý ra vào cung cấm.
Âm mưu tra thu cua ho Triêu nay chưa dưng lai ơ đo. Trở thành Thừa tướng, Triêu Cao khiên nên chinh tri cua Tân quôc vôn đa ha khăc, nay lai cang trơ nên da man, phi nhân tinh.
Quan binh lam dung nhuc hinh đôi vơi dân chung, Hoang đê lai bi hoan quan che măt, nhà Tần sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sư chuyên quyên cua hoan quan nay đa khiên dân chung rơi vao canh lâm than, khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.
Tuy nhiên, hoan quan ho Triêu nay tim moi cach lâp liêm, tâu lên triêu đinh răng dân chung vân đang an cư lac nghiêp. Hô Hơi nhưng tương nươc Tân vân quôc thai dân an, tiêp tuc dung tung để Triêu Cao lam điêu xăng bây.
Cho tơi khi biêt đươc tham canh thưc sư, hoàng đế nhà Tần mơi cuống cuồng tim Triêu Cao chât vân. Nhân thây mang sông cua ban thân bi đe doa, Triệu Cao đã lên kế hoạch hạ sát hoàng đế.
Triệu Cao là tác nhân chính khiến nhà Tần sụp đổ nhanh chóng.
Theo Tần Thủy Hoàng bản kỉ, không lâu sau Triệu Cao sai con rể của mình đem binh mã hàng nghìn người, giả làm đạo tặc, xông vào Vọng Di cung, ép Hồ Hợi tự sát.
Hồ Hợi đã cố gắng khẩn cầu nhưng Diêm Lạc trả lời: "Thần nhận mệnh của thừa tướng, vì thiên hạ mà phải giết người". Sau cái chết của Hồ Hợi, Triệu Cao luôn đeo ngọc tỷ bên mình, vờ hứa cho người trong hoàng tộc nhà Tần là Tử Anh lên ngôi.
Nhưng Triệu Cao cũng muốn giết nốt Tần Tử Anh để chiếm ngôi hoàng đế, bằng cách chần chừ không giao ấn, còn buộc Tử Anh phải ăn chay 5 ngày.
Tần Tử Anh biết được âm mưu của Triệu Cao, cáo ốm mấy lần không đi, khiến Triệu Cao sốt ruột, phải đích thân đến tận nơi.
Nhưng Triêu Cao đến nơi đa bi hoan quan Đam Ham câm giao đâm chêt. Bây giơ, Tư Anh liên triêu tâp quân thân, liêt kê tôi trạng cua Triêu Cao, ha lênh xư an tru di tam tôc.
Theo các học giả Trung Quốc, Triệu Cao tuy không giết được Tần Tử Anh, nhưng những gì mà hoạn quan này gây ra đã khiến cho nhà Tần lụn bại, không còn cách nào có thể đảo ngược.
Sau khi Triệu Cao chết, Tân Tư Anh chi tai vi đươc 46 ngay. Đên năm 206 TCN, nha Tân diêt vong bởi cuộc khởi nghĩa do Lưu Bang lãnh đạo, chi sau 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
_____________
Bài viết xuất bản ngày 2.5 sẽ khai thác vị tướng đánh giá cao nhất thời Chiến Quốc, người đặt nên tảng cho thành công và cũng đem đến rắc rối cho Tần Thủy Hoàng sau này.
Theo Danviet
Vì sao Tần Thủy Hoàng ép trọng phụ Lã Bất Vi đến chỗ chết? Trở thành Thừa tướng nước Tần, Lã Bất Vi vẫn hành xử giống như một thương nhân, phạm nhiều sai lầm khiến Tần Thủy Hoàng không thể tha thứ. Phác họa hình ảnh Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Lã Bất Vi (292235 TCN) xuất thân từ thương gia nước Triệu, Lã Bất Vi dùng tiền bạc thâu tóm...