10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi
Sốt siêu vi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nắng nóng là môi trường thích hợp để các chủng siêu vi phát triển và gây bệnh cho trẻ.
Sốt ở trẻ nhỏ thường gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh vì biểu hiện thường khác nhau. Trẻ sốt do mọc răng, sốt do viêm họng, viêm phổi, sốt xuất huyết hay sốt siêu vi đều có những biểu hiện dễ nhận biết.
Ảnh minh họa
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi thường xảy đến do người bệnh nhiễm phải các loại siêu vi khác nhau dẫn đến sốt. Nếu chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 3 – 7 ngày, tuỳ vào sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp, sốt siêu vi gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Phụ huynh cần biết để phòng tránh và tránh được các biến chứng không đáng có.
10 biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi ở trẻ nhỏ
Sốt siêu vi được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn bùng phát.
Biểu hiện ở giai đoạn ủ bệnh
Trẻ mệt mỏi, có dấu hiệu quấy khóc và sốt nhẹ ban đầu
Khi bị nhiễm virus gây bệnh, trẻ đột nhiên trở nên khó chịu, quấy khóc liên tục nếu tuổi còn nhỏ hoặc bực tức vô cớ. Con bạn lúc này sẽ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi và không tươi tỉnh như thường ngày.
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn cần sờ vào người trẻ, đặc biệt là vùng trán để xem thử trẻ có sốt hay không.
Ảnh minh họa
Trẻ sốt cao hoặc ngắt quãng 39 độ trong 2 ngày
Trong những ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ sốt cao liên tục hoặc sốt ngắt quãng, nhiệt độ luôn lớn hơn hoặc bẳng 39 độ C. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám và xác định nguyên nhân gây sốt và có hướng điều trị đúng cách.
Ảnh minh họa
Kèm theo một số triệu chứng khác như: chảy mũi, nghẹt mũi, ho và nổi ban đỏ trên da
Diễn biến của sốt siêu vi sẽ kèm theo nhiều biểu hiện khác, trong đó có hiện tượng chảy mũi, nghẹt mũi, ho và có hiều trẻ nổi ban đỏ trên người.
Trẻ có thể bị ói nhưng không nhiều, một số trẻ khác thì không
Video đang HOT
Bị ói là biểu hiện thường xảy ra ở nhiều loại sốt và sốt siêu vi ở trẻ nhỏ cũng không nằm ngoài khả năng trên.
Trẻ thường bị ói khi bạn cho trẻ uống thuốc hoặc ăn uống. Khi gặp tình trạng này, bạn cần phải kiên nhẫn và đừng hoảng sợ.
Xuất hiện lạnh tay chân khi hết sốt khi bước sang ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của bệnh
Mặc dù sốt cao nhưng tay chân trẻ vẫn bị lạnh , đây là biểu hiện thường gặp khi bước vào ngày thứ 3, thứ 4 mà trẻ không hề giảm sốt.
Giai đoạn bùng phát
Đây là giai đoạn khá nguy hiểm, có những trường hợp dẫn đến hôn mê, viêm màng não…Chính vì thế, khi hơn 3 ngày mà trẻ không hề hết sốt và có những biểu hiện này thì bố mẹ cần phải chú ý.
Ảnh minh họa
Trẻ bắt đầu sốt cao liên tục, ói nhiều hơn so với những ngày đầu
Sốt cao sẽ diễn ra với tần suất nhiều hơn, khi sốt càng cao, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, trẻ sẽ ói và mệt mỏi.
Đau bụng và đi ngoài có phân đen
Đi ngoài và phân có màu đen sẽ xuất hiện ở một số trẻ, vì thế bố mẹ cần phải theo dõi tình trạng của con mình trong suốt quá trình bị bệnh.
Một số trẻ sẽ có hiện tượng ra máu mũi và ói ra máu khi bước vào giai đoạn nặng
Khi sốt dài ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm do sức đề kháng kém, trẻ có thể bị ra máu mũi và ói ra máu. Bố mẹ phải kịp thời báo cho bác sĩ để có phương pháp xử lí đúng cách.
Hay giật mình, hốt hoảng trong khi ngủ
Bố mẹ cần phải theo dõi con mình trong khi ngủ, nếu trẻ có biểu hiện trên, bạn cần phải túc trực để kịp thời xử lí khi trẻ có biểu hiện co giật.
Tay chân run giật và xảy ra hiện tượng co giật nghiêm trọng
Co giật tay chân hoặc toàn thân là biểu hiện cao nhất của sốt siêu vi. Khi xảy ra tình trạng này ở trẻ, bố mẹ cần đảm bảo mình thực hiện đúng các quy tắc sơ cứu tạm thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Mặc dù là loại sốt thường gặp nhưng các giai đoạn bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn chủ quan. Vì thế, hãy luôn giữ mình ở thế chủ động và chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi đúng cách nhé!
Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ
Chủ động tiêm ngừa cho trẻ
Khi đến tuổi tiêm phòng, bố mẹ cần bỏ thời gian, chọn một cơ sở tiêm phòng uy tín để tiêm phòng các bệnh thường gặp như sởi, rubella, viêm não, quai bị…nhé!
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt cần tăng sức đề kháng để trẻ chống chọi được virus gây bệnh. Ngoài các loại thực phẩm hàng ngày, bạn cần cho trẻ ăn nhiều trái cây, vitamin C, khoáng chất nhé!
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Rửa tay chân thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt bằng xà phòng chuyên dụng. Bố mẹ nên chọn những sản phẩm dễ thương để khuyến khích trẻ tự rửa tay chân thường xuyên nhé!
Phòng bệnh bằng cách tránh xa những nơi có dịch
Tránh đưa trẻ đến nơi đông người khi có dịch cúm hay dịch sốt xảy ra. Bố mẹ cũng cần chủ động cho trẻ mang khẩu trang đề phòng các virus gây bệnh.
Chế độ vui chơi, học tập, nghỉ ngơi hợp lý
Bạn cũng cần đảm bảo trẻ có chế độ vui chơi, học tập, nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khoẻ. Bên cạnh đó, bạn cần giữ vệ sinh nhà cửa, xung quanh nhà sạch sẽ để virus gây bệnh không có điều kiện để phát triển.
5 bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ mùa nắng: Có dấu hiệu này cần đưa trẻ đi viện ngay!
Mùa nóng là thời điểm mà các loại vi khuẩn phát triển rất mạnh trong không khí. Đây cũng là tác nhân gây nên nhiều căn bệnh thường gặp ở trẻ em.
Những căn bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Mùa hè nắng nóng, độ ẩm trong không khí cao sẽ dễ khiến con bạn thường xuyên đau ốm do ảnh hưởng của thời tiết. Hãy cùng báo Gia đình Việt Nam tìm hiểu rõ hơn các loại bệnh thường gặp trong mùa hè ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây nên các căn bệnh này nhé!
Sốt siêu vi
Không thể loại trừ sốt siêu ra khỏi danh sách các căn bệnh mùa hè. Nắng nóng là môi trường thích hợp để các chủng siêu vi phát triển và gây bệnh cho trẻ.
Sốt siêu vi có thể khỏi trong vòng 1 tuần nếu được chăm sóc tốt. Một trong những phương pháp phòng bệnh tốt nhất là trước khi mùa nóng bắt đầu, bố mẹ có thể chủ động tiêm phòng cho trẻ. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng cho trẻ tiêm phòng các loại vắc - xin siêu vi sởi, siêu vi thuỷ đậu, siêu vi cúm tại các trung tâm y tế.
Mùa hè, trẻ thường gặp những chứng bệnh với dấu hiệu sốt trong đó có sốt siêu vi
Bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân gây nên căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em xuất phát từ thức ăn. Mùa nóng, thức ăn bạn nấu dễ ôi thiu và chịu tác động nhiều do môi trường bị ô nhiễm. Ngoài thức ăn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng là tác nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.
Nguyên nhân gây nên căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em xuất phát từ thức ăn
Khi trẻ bị tiêu chảy, mức độ nhẹ thì không sao nhưng nếu bạn chăm sóc không đúng cách và sức đề kháng yếu, bệnh có thể nặng hơn và nguy hiểm cho trẻ.
Ngay khi trẻ có biểu hiện bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, khuyến khích trẻ ăn uống, bù thêm nước. Quan trọng, bạn cần phải theo dõi tình trạng của trẻ, số lần đi ngoài, màu sắc phân ra sao...
Để phòng tránh bệnh, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh thức ăn, khu vực nấu nướng, thực phẩm và nhớ cho trẻ rửa tay trước khi ăn nhé!
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường phát triển mạnh ở trẻ dưới 5 tuổi và lây lan rất dễ. Đây là một trong những căn bệnh mùa hè gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như co giật, hốt hoảng, run tứ chi và ảnh hưởng nhiều đến thần kinh.
Khi phát triển trẻ bị bệnh tay chân miệng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Khi có một hoặc một vài trẻ trong khu vực bạn sống bị bệnh tay chân miệng, bạn cần chủ động cách ly trẻ, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh thật kĩ lưỡng nhé!
Khi phát triển trẻ bị bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh lây lan qua đường máu và chủ yếu là do muỗi Culex tritaeniorhynchus đốt hút máu từ nguồn nhiễm bệnh. Vào mùa hè, loài muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh hơn và hoạt động chủ yếu vào chiều tối.
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt nhất vẫn là tiêm phòng cho trẻ định kì và diệt muỗi xung quanh khu vực sinh sống
Tỉ lệ trẻ bị mắc viêm não Nhật Bản cũng sẽ cao hơn vào mùa hè và đây là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Biểu hiện ban đầu là sốt đột ngột, mệt mỏi, buồn nôn có những biểu hiện như rối loạn ý thức, co giật, rối loạn thần kinh thực vật. Vì vậy, ngay khi trẻ có các dấu hiệu sốt ban đầu, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện và tiến hành xét nghiệm để xác định bệnh.
Tỉ lệ tử vong cao hay thấp phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và kỹ thuật hồi sức khi có các dấu hiệu suy các cơ quan trong giai đoạn sau của bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm phòng cho trẻ định kì và diệt muỗi xung quanh khu vực sinh sống, đặc biệt là chuồng trại để bảo vệ trẻ.
Cảm cúm, sốt do say nắng
Những đợt nắng nóng kéo dài vào mùa hè chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu tắm biển. Thời tiết thuận lợi, trẻ sẽ vui chơi ngoài trời nhiều hơn so với mùa đông. Thói quen này rất dễ gây nên chứng rối loạn trung tâm điều nhiệt và gây nên những cơn cảm cúm, sốt bất thường cho trẻ.
Vui chơi ngoài trời nhiều vào mùa hè dễ gây nên chứng rối loạn trung tâm điều nhiệt và gây nên những cơn cảm cúm, sốt bất thường cho trẻ.
Tuy nhiên, cảm cúm và sốt do say nắng chỉ là những bệnh nhẹ và trẻ sẽ khỏi rất nhanh. Bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi trẻ mắc các bệnh này.
Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là cho trẻ vui chơi ở những địa điểm thoáng mát, không chơi ngoài nắng quá lâu. Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, nắng rất gắt và có hại cho cả da của trẻ nên bố mẹ nhớ tránh cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều vào khung giờ này nhé!
Lưu ý:
Mặc dù là những căn bệnh phát triển mạnh vào mùa hè nhưng bố mẹ có thể chủ động phòng tránh dễ dàng.
Hãy cố gắng giữ môi trường tại nơi bạn sinh sống sạch sẽ, vệ sinh cá nhân cho trẻ thật kĩ lưỡng, thức ăn, nước uống hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, đối với một số bệnh có thể tiêm phòng để tránh thì bố mẹ cần chú ý lịch tiêm phòng, tránh xa các nơi có dịch bệnh để không bị lây nhiễm.
Hi vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn chăm sóc sức khoẻ của trẻ tốt hơn trong mùa nắng nóng.
Viêm tai giữa có nguy hiểm không? Theo số liệu thống kê, 80% người bệnh mắc viêm tai giữa chính là trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính đó là trẻ chưa có cấu trúc tai hoàn thiện. Ảnh minh họa Hỏi: Tôi nghe nói khi trẻ mắc viêm tai giữa có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, gây điếc... và việc điều trị rất khó khăn, điều này có đúng không,...