10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.
Cho dù đó là bệnh tiểu đường type 1 hay type 2, các biến chứng đều gây ra tác hại khó lường trên tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh.
Bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm như: suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, nhiễm toan ceton, cắt bỏ bàn chân,… Để sống hòa bình với bệnh đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi hay ngưng thuốc điều trị, ăn uống không kiêng cữ. Nếu kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ có thể sống khỏe mạnh mà không lo biến chứng đái tháo đường.
Cùng BSCK II Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chia sẻ về các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau trên toàn bộ cơ thể. Biến chứng đái tháo đường cũng là nguyên nhân chính gây tử vong, tàn phế hoặc làm suy giảm trầm trọng chất lượng sống của người bệnh.
Một trường hợp mắc đái tháo đường đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh BVCC
Dưới đây là những biến chứng đái tháo đường thường gặp nhất và dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm:
Các biến chứng cấp tính
Video đang HOT
Hạ đường huyết: Cảm giác đói, mệt mỏi, vã mồ hôi, run, hồi hộp, nhức đầu, mờ mắt, nôn, lơ mơ, hôn mê.
Tăng đường huyết: khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy sút cân, có thể nhanh chóng dẫn đến lơ mơ, hôn mê.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mắt: mờ mắt, giảm thị lực đột ngột, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa
Biến chứng thận: chán ăn, mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu có bọt, …
Biến chứng tim mạch: đau ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, nói khó, liệt, ngất xỉu, hôn mê
Biến chứng thần kinh: tê bì, bỏng rát tay chân, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo bón hoặc phân lỏng, rối loạn sinh dục, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế,..
Biến chứng khác: Nhiễm trùng(mụn nhọt, lao phổi, viêm phổi, viêm đường tiết niệu), biến chứng bàn chân có thể bị cắt cụt chân, sa sút trí tuệ, trầm cảm,…
Làm cách nào để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển các biến chứng?
Mỗi tháng một lần, bạn nên đi khám lại để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp.
Tái khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường tại các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa ít nhất 4 lần/năm.
Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ máu: 3 chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu tăng cao, kéo dài là điều kiện thuận lợi để biến chứng đái tháo đường đến sớm. Chính vì vậy, hãy kiểm soát các chỉ số này trong giới hạn cho phép:
Đường máu lúc đói
Không hút thuốc lá, thuốc lào, không lạm dụng rượu bia vì nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật( thịt mỡ, nội tạng động vật như tim, gan lòng, tim, cật, tiết canh, da của gia cầm như da gà, vịt, ngan, ngỗng , dầu cọ, dầu dừa, thức ăn chiên rán kỹ chất béo chuyển hóa (mỡ heo, da gà, da heo, bơ, sữa…), đồ ăn mặn, uống rượu bia làm tăng cholesterol trong máu, gây biến chứng về tim mạch, đột quỵ…
Căn bệnh khiến cô gái 25 tuổi chỉ nặng 30kg
Cô gái 25 tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 1 vào bệnh viện cấp cứu với chỉ số đường huyết cao kèm nhiều biến chứng ở thận, mắt.
Chị L.N.B (25 tuổi, trú tại Hưng Yên) được chẩn đoán đái tháo đường type 1 đã điều trị tại địa phương. Gần đây, chị B. tự đo đường huyết thấy chỉ số tăng cao, mệt mỏi nên đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) khám.
Bác sĩ chuyên khoa II Tạ Thùy Linh, Phụ trách khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, cho biết, khi vào viện, bệnh nhân B. có chỉ số đường huyết cao tới 14,4 mmol/l kèm theo nhiều biến chứng mắt, thận và thần kinh do đái tháo đường.
Theo bác sĩ Linh, chị B. chưa tuân thủ điều trị và dinh dưỡng, thiếu kiến thức về bệnh đái tháo đường type 1. Bác sĩ đã nhanh chóng kê thuốc để hạ đường huyết và bổ sung dinh dưỡng nâng cao thể trạng. Sau hai tuần điều trị, bệnh nhân đã đạt chỉ số đường huyết ổn định, cân nặng tăng 1kg.
Bác sĩ Linh tư vấn dinh dưỡng cho chị B. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Linh cho biết thêm, bệnh đái tháo đường type 1 xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không đúng, chưa hiểu về bệnh dẫn đến đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp, biến chứng mắt, thận như chị B. rất nhiều.
Bệnh đái tháo đường type 1 nguy hiểm và cần tư vấn kỹ cho người bệnh và cả gia đình. Nếu điều trị không đúng có thể dẫn tới tăng đường huyết do ăn quá nhiều tinh bột hoặc hạ đường huyết do tiêm insulin không đúng cách. Những sai lầm phổ biến gồm tiêm insulin với liều lượng cao, thời điểm xa bữa ăn hoặc kỹ thuật chưa đúng khiến hấp thu insulin quá nhanh dẫn đến hạ đường huyết.
Các bác sĩ tư vấn cần có thực đơn dinh dưỡng chuẩn với từng bệnh nhân, thời gian vận động. Không cần bỏ hoàn toàn tinh bột, có thể thay đổi cơm, bún, miến, phở hằng ngày.
Những thực phẩm tốt gồm gạo lứt, bánh mỳ đen, ngũ cốc nguyên cám, trái cây ít tăng đường huyết như thanh long, dưa chuột, ổi, táo ta... Người bị đái tháo đường cần ăn tối thiểu 400-500g rau xanh mỗi ngày, hạn chế tăng đường huyết.
Bác sĩ Linh khuyến cáo, bệnh đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh nhưng type 1 gần như không thể ngăn ngừa được. Người dân cần chú ý các triệu chứng của tăng đường huyết như khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, đặc biệt là trẻ em.
Trẻ có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường type 1 có thể xét nghiệm kháng thể để xác định nguy cơ mắc bệnh và cần theo dõi, điều trị sát sao.
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), trên thế giới hiện có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến đến năm 2030 là 578 triệu ca. Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 ca mắc mới, cứ sau 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam, 3,53 triệu người đang mắc bệnh, mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng có liên quan. Dự báo con số này có thể tăng lên đến6,3 triệu vào năm 2045. |
Kiểm soát bệnh đái tháo đường, phòng biến chứng Thời điểm sau Tết, nhiều bệnh viện ghi nhận tình trạng quá tải bệnh nhân đái tháo đường. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng đái tháo đường cũng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước. Kiểm soát đường huyết trong ngày có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó phòng...