10 bí quyết “cực chuẩn” để mua hàng sale-off
Ngay trong đợt nghỉ lễ này cũng có vô số cửa hàng áp dụng các hình thức khuyến mãi, sale off đủ kiểu. Nếu bạn đang lăm le đi shopping, hãy nghía qua list bí quyết của chúng tớ.
Vỡ mộng vì hàng “sale”
Học hành thi cử căng thẳng nên thường có chút thời gian rảnh là các teen đi mua đồ xả xì – trét. Khi đó, những cửa hàng “sale off” trở thành lựa chọn tối ưu cho teens. Nếu là một teen có kinh nghiệm “già dặn” trong việc mua bán thì teens có thể rước về cho mình kha khá món đồ xinh với giá hấp dẫn. Nhưng nếu chẳng may thiếu kinh nghiệm thì vô khối nỗi khổ quanh chuyện “sale off”.
Mỹ Dung, 17 tuổi đã từng tiếc ngùi ngụi khi ôm phải đống hàng “sale” về nhà mà không dùng được, đúng là khổ vì ham rẻ. Mỹ Dung chia sẻ: “Dạo này mình thấy nhiều cửa hàng cứ đua nhau treo bảng sale. Cứ tưởng mình sẽ ngốn được một số đồ cho kì du lịch hè sắp tới với gia đình. Ai dè tham thì thâm, mua ngay mấy đồ không mặc được. Thật ra, nói không mặc được cũng không đúng hoàn toàn, do mình ngay từ lúc mua thấy chúng cái thì to quá, cái thì nhỏ quá nhưng thấy rẻ nên cứ ôm về với hy vọng biết đâu sửa đi dùng được? Ai dè về nhà, cái to sửa nhỏ thì nó xấu xí chắp vá, cái nhỏ không vừa không thể sửa cho to. Thế là tiêu mất cả đống tiền vì cứ tiếc mong cứu vãn.
Không chỉ thế, nhiều teen đi mua đồ “sale” với tâm lí đó là giá thấp hết mức, do đó không thể kì kèo thêm được. Nhưng không hoàn toàn phải vậy đâu nhé, một số cửa hàng để bảng “sale” quanh năm nhưng thực sự chúng chẳng hề “sale”, họ đẩy giá cả hàng hóa lên rồi treo “sale” để thu hút khách hàng.
Không chỉ thế, nhiều cửa hàng lại chuyên mua những hàng bị lỗi, hư hỏng từ các cơ sở sản xuất về bán và bảo đó là… hàng giảm giá. Thực tế, đó là những món hàng cũ, kém chất lượng tồn đọng lâu, hàng bị lỗi trong quá trình sản xuất mà các teen không hề hay biết. Như khi mua một cái áo, nếu chỉ nhìn qua mà không có kinh nghiệm, các teen khó có thể phát hiện những lỗi như may sai, may lệch vai, cổ áo bị xéo, cắt vải không đều, chất lượng vải kém… Được biết, những món hàng đó người ta làm hư nên bán theo… bao, chứ không bán theo cái, chất lượng thì tệ thôi rồi.
Đối với chuyện “sale off” của những nhãn hàng lớn cũng vậy. Nhiều cửa hàng danh tiếng để bảng “sale” quanh năm nhưng chỉ “sale” một số những món đồ… cũ rích, để bao năm chẳng ai thèm rước, còn lại thì vẫn bán bình thường. Cái bảng “sale off” to đùng treo trước cửa được xem là một hình thức chơi “chiêu” với các teen và… những người ham của rẻ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
10 Bí quyết hạ gục hàng “sale”
Video đang HOT
Tuy nhiên, những sự cố ấy chỉ xảy đến với những teen chưa có kinh nghiệm mua hàng “sale off”. Chia sẻ với teen một số kinh nghiệm, khi mua hàng giảm giá, thứ nhất teen phải tuyệt đối quên đi khái niệm “tiếc”. Vì những món hàng dùng được là ngay ban đầu sẽ tốt rồi, còn những món hàng không dùng được thì dù có cố gắng sửa chữa cứu vãn cùng khó lòng mà dùng được. Không chỉ thế, một khi sửa chữa và thay đổi thì nó cũng… chẳng còn đẹp lung linh như ban đầu.
Thứ 2, khi vào cửa hàng “sale” teen tuyệt đối phải nhắc mình chuyện “mua được thì mua, không mua thì khi khác mua”. Teen đôi khi theo thói quen cứ thấy rẻ là mua, nhưng mua về lại không biết dùng làm gì để đó đến khi nó cũ kĩ và… không dùng được nữa.
Thứ 3 là hàng “sale” không có nghĩa là không mặc cả. Thông thường người bán hàng “sale” cũng muốn mau bán cho hết hàng (do hàng bị lỗi mà). Thế nên khi mua hàng, teen đừng quên thương lượng thêm về giá cả. Đó cũng là cách trừ hao cho tỉ lệ hư hỏng và… không xài được khi rước về.
Thứ 5 khi mua hàng “sale” teen cũng cần phải thử. Hạn chế mua những món hàng không thử được. Chỉ những món hàng khi thử vào nảy sinh vấn đề, thì người bán mới… ngán ngẩm khi teen đòi thử thôi.
Thứ 6 là nên mặc đồ gọn nhẹ, đi dép lào và mặc quần ngắn đi… chen mua hàng “sale”. Đôi khi teen may mắn bắt gặp những món đồ tuyệt với giá hấp dẫn. Nhưng khi mình thấy, có nghĩa người khác cũng thấy, mà hàng “sale” đôi khi chỉ có số lượng nhất định và chỉ bán đến khi hết hàng. Do đó, kĩ năng đi mua là điều quan trọng.
Thứ 7 hàng “sale” không phải là không thể đổi. Nhiều cửa hàng mua hàng “sale” không cho khách thử nhưng vẫn chấp nhận đổi trả nếu không đảm bảo đủ chất lượng (cái này chỉ áp dụng cho những nhãn hàng lớn thôi nhé). Teen nên chú ý xem có thông báo là “không cho đổi trả” không, hoặc tốt nhất là hỏi trực tiếp nhân viên cửa hàng.
Thứ 8 là nên tranh thủ đến nghía hàng và lựa mua ngay khi phát hiện “sale”. Vì thường “ai đến trước lựa trước, mau trước”. Nếu quá chậm chân rất có thể chỉ còn những món hàng ẹ mà… chẳng ai muốn lấy.
Thứ 9 là khi đang chen mua, cứ chộp hết những món mình thích trước. Quá kĩ để xem xét từng món hàng, khiến nhiều teen mất cơ hội chộp những món hàng rẻ, đẹp mà hiếm. Tốt nhất teen thấy món hàng nào ưng ưng là cứ chộp lấy trước, rồi nếu có muốn xem xét thì khi vào phòng thử, hay khi lựa cảm thấy vừa đủ thì bắt đầu… lượt bớt.
Thứ 10 teen nên thuộc lòng các kích cỡ và số đo của cơ thể. Nhiều teen đi mua hàng chen lấy chen để đến không kịp thở chứ đừng nói thử. Teen thường áng chừng số đo của mình rồi lúc rước về mới phát hiện không vừa. Do đó, hãy thuộc lòng số đo của mình để có thể “đánh nhanh rút gọn”.
Những kinh nghiệm trên là sự tích cóp của riêng tớ đó, nếu có thêm kinh nghiệm nào thì chia sẻ cùng nhau nhé!
Theo PLXH
"Mốt" bán... kỷ vật tình yêu
Cần tiền mua máy ảnh mới, một teen girl đã rao bán kỷ niệm của EX trên web mua bán online. Không may chàng EX "tóm" được topic và vụ "lùm xùm" khiến người ta phải giật mình vì khả năng "kinh doanh" của những girl kiểu này.
Sale off "tình yêu"
Mới đây, trên web M... lại "lùm xùm" một vụ mua bán dở khóc dở cười. Một chàng trai nick Anh... lập topic than phiền về cô bạn gái mới chia tay đã nỡ lòng đem hết đồ cậu này mua tặng để... thanh toán trên web đến 2 lần liên tiếp. Lần thứ 1 là một chiếc túi. Lần thứ 2 là lắc chân bạc Ngọc Tuấn và một số đồ lặt vặt.
Chàng trai đau khổ thú nhận chiếc túi đã bị bán lần 1 được cậu nhờ bạn mua lại với dụng ý khuyên cô EX đừng làm thế nữa. Nhưng sự việc vẫn lặp lại, cô nàng thản nhiên nêu lý do rao bán "Cần tiền mua máy ảnh mới"!!
Topic của chàng trai bị EX bán kỷ vật tình yêu (Ảnh chụp màn hình)
Lắc bạc tình yêu được "sale" còn 450k!
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra ì èo xung quanh những vụ "sale of" tình yêu của teen. Đồ càng đắt thì càng được các nàng quy đổi ra tiền nhanh chóng. Lang thang trên các web rao bán đồ online, người ta dễ dàng tìm thấy topic bán đồ hiệu authentic đặt title rất hấp dẫn. Từ "Bán túi LV mới 99% giá hấp dẫn", "Bán túi Chanel authentic mới xài 2 lần, giá hữu nghị" cho đến bán điện thoại Vertu, Mobiado đắt tiền, trang sức hoặc thắt lưng cũng tiền chục triệu đổ lên. Điểm chung của những topic đang rao nhan nhản trên mạng này là đồ còn rất mới, chỉ xài chưa đến chục lần nhưng chủ nhân đã cần bán, với lý do đưa ra là "lấy tiền đón các "tình yêu" (túi, đồ hiệu) mới", nhưng ai tinh ý sẽ phát hiện ra chẳng có lý do gì mà vừa mua 1 loạt hàng hiệu đắt tiền, xài có vài ba lần đã rao bán như vậy cả. Thực ra, một số nàng được người yêu tặng, hay tìm mọi cách để "moi" được hàng hiệu từ các mối tình đã nhanh chóng "cho ra đi" để đổi lấy tiền. Và cách tốt nhất là rao trên mạng, hoặc mang đến các cửa hàng bán đồ hiệu đã sử dụng.
Chị T, chủ một cửa hàng bán đồ hiệu đã qua sử dụng trên phố P cho biết, một trong số những khách hàng "tiềm năng" của chị là Ly, sinh năm 1993. Học cấp 3, sành điệu với LX và quần áo hiệu, nhưng giới "chơi đêm" ở Hà thành lại biết đến Ly vì hay cặp với những "anh" đáng tuổi chú bác mình. Các đại gia hào phóng không tiếc tiền chi 1 vài cái túi, giày hay thắt lưng hiệu để đi chơi vài buổi với "cô cháu" xinh đẹp. Qua mỗi dịp Valentine, 8-3 là số lượng lại tăng dần đều.
Nhưng có được bộ sưu tập gần 10 cái túi hiệu mà mỗi cái đều ngót nghét 1800$ đổ lên, cô nàng láu cá lại không giữ để dùng mà mang thanh lý lần lượt trên trang thông tin mua bán online, sau thấy không được giá nên mang hết đến cho chị T, đổi lấy một số tiền khổng lồ để tiêu xài. Chị T nói khách vừa trẻ, vừa có khả năng "kinh doanh" như Ly không hề hiếm. Teen girl bây giờ rất biết sử dụng các mối quan hệ với "bồ" để sắm vài chiếc túi và từ đó quy đổi ra tiền mặt.
Nếu như ngày trước trên web M... có vụ xôn xao về rao bán kỷ vật tình yêu, do chủ nhân topic quá bức xúc và muốn quên hẳn kẻ bội bạc, thì bây giờ việc "sale off tình yêu" chẳng cần dựa trên yếu tố chia tay muốn quên nhau nữa, mà chỉ vì một lý do duy nhất: Tiền! Qua mỗi mùa "thu hoạch" của con gái như Valentine, 8-3 thì trên các web mua bán online lại bắt đầu nhộn nhịp topic rao bán đồ hiệu. Có nàng mua tạm sim khác để giao dịch, có nàng "tự tin" đem hẳn số điện thoại của mình lên mà không sợ một ngày tình cờ bị người tặng bắt gặp món quà của mình đang chình ình trên web bán đồ sale!
Nhân dịp Valentine, H (sn1991) được chàng tặng một chiếc túi LV Ursula trị giá 2200$. Người yêu H đang là du học sinh ở Mỹ, phải dành dụm tiền làm thêm gần 2 tháng mới mua được chiếc túi đắt giá. Nhận quà, khỏi phải nói H vui cỡ nào. Bạn bè thầm ghen tị với cô nàng vì được người yêu chiều chuộng.
Vì "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" nên H cũng theo bạn bè vui chơi tẹt ga, kết quả là mới đầu năm đã phải vay nợ để trả tiền cho những cuộc vui tới bến. Lúc này, H mới "nhớ" đến mình cũng đang có một "em" LV authentic, chỉ cần quy đổi ra tiền là giải quyết được vô số chuyện rắc rối. Ý nghĩ thấy có lỗi với người yêu chỉ thoáng qua 5 phút, H tặc lưỡi rồi lập topic trên M..., rao bán kỷ vật tình yêu trong khi 2 người vẫn đang yêu nhau thắm thiết.
Những vụ "tai nạn" vì bán kỷ vật
Một lần lang thang trên mạng, Hoàng Huy (sn1990) vô tình click vào topic đang đình đám trên web R với cái title khá kêu "Duy nhất một nhẫn kim cương cực đẹp và cực lạ". Mải đọc comment ở dưới, mãi sau cậu mới kéo chuột lên trên xem ảnh và ngay lập tức... ngã ngửa vì quá sốc. Chình ình trên web là ảnh chiếc nhẫn cậu tặng cô "vợ" yêu quý nhân ngày sinh nhật, sau một thời gian chi tiêu dè sẻn và xin thêm bố mẹ cũng kha khá. Huy ở Hà Nội, còn cô bạn kia ở Sài Gòn. Cậu vẫn bán tín bán nghi vì số điện thoại người bán lạ hoắc, không phải số máy bạn gái. Hơn nữa khi chat wc, Huy vẫn thấy người yêu đeo nhẫn trên tay.
Bán "kỷ niệm" không thiếu cả giấy tờ hợp lệ (Ảnh minh họa)
Để tìm ra sự thật, Huy quyết tâm liên lạc với người bán nhưng cậu vẫn "tỉnh", nhờ ông anh ở Sài Gòn giao dịch mua bán rồi hẹn gặp chủ nhân chiếc nhẫn vờ "xem hàng". Cuối cùng bạn gái Huy cũng xuất hiện, đi theo 1 cô bạn nữa và hóa ra số sim lạ đăng quảng cáo là của cô bạn đó. Nghe ông anh gọi điện thông báo tình hình, Huy như tan nát cõi lòng. Chiếc nhẫn Huy thấy bạn gái vẫn đeo thật ra chỉ là... đồ rẻ tiền với viên đá gắn lên, thay cho "diamond ring" xịn gần 35 triệu.
Không ít boys khi biết món quà đắt tiền của mình đang bị "tráo" bởi hàng fake loại 1, loại 2, còn đồ thật thì "cuốn theo chiều gió" đã bị sốc thực sự. Và với những cô nàng hám tiền, nếu đen đủi bị bạn trai phát hiện như vụ mới đây trên web M thì không những chẳng bán được đồ mà còn bị dân tình trên mạng bức xúc comment: "Thiếu tiền thì xin chứ sao phải đem cả kỷ vật tình yêu ra mua bán?".
Xem theo nguồn PLXH
Theo chân ngôi sao Việt kiều Mỹ Lee Nguyễn đi shopping Lee Nguyễn là một cầu thủ bóng đá người Mỹ gốc Việt, từng được gọi vào đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ. Sau một thời gian chơi cho đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ đến khoảng tháng 10/ 2008, Lee Nguyễn tỏ ý muốn về Việt Nam thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai....