1 đêm của những công nhân làm nghề ‘kỳ lạ’
Đều đặn mỗi ngày từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, các công nhân sẽ di chuyển khắp các con hẻm ở TP.HCM để dò tìm ống cấp nước bị bể dưới lòng đất, góp phần giảm thất thoát nước sạch cho TP.
Mỗi ngày, khi người dân TP.HCM chìm vào giấc ngủ cũng là lúc các công nhân bắt đầu công việc “kỳ lạ”.
Nghề tìm ống nước bể dưới lòng đất
Tối ngày 9-5, phóng viên PLO có mặt tại hẻm 115, đường Lò Siêu (quận 11), để theo chân những công nhân làm công việc “kỳ lạ” đó là dò ống nước cấp bị bể dưới lòng đất.
Khi đồng hồ điểm đúng 22 giờ, 5 công nhân thuộc công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân bắt đầu tập kết. Họ chuẩn bị các thiết bị cần thiết, mặc áo phản quang và rảo bước khắp các con hẻm thuộc khu vực được chỉ định dò tìm ống nước bể.
Không ai bảo ai, các công nhân chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 người bắt đầu dò tìm. Với mỗi nhóm công nhân, công việc được phân chia rõ ràng, người sẽ cầm đèn pin, sơ đồ đường đi, người còn lại sẽ đeo thiết bị dò tìm ống nước bể và di chuyển lần theo đường ống nước.
Công nhân vừa di chuyển, vừa đeo thiết bị dò tìm đường ống nước bể.
Thiết bị dò tìm ống nước bể dưới lòng đất.
Công việc này được thực hiện đều đặn mỗi ngày trong khung giờ từ 22 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau.
Những công nhân với ánh đèn pin thấp thoáng, bước chân chậm rãi cầm máy dò, đeo tai nghe để tìm ống nước bể. Mỗi khi phát hiện âm thanh của ống nước bể vang lên thông qua ống đeo tai nghe, người công nhân sẽ đánh dấu để hôm sau sẽ có nhóm công nhân khác đến sửa.
Trung bình mỗi đêm, các công nhân làm nghề dò tìm ống nước bể sẽ di chuyển từ 4-5 km đường, tùy vào khu vực, khối lượng công việc.
Công việc dò tìm ống nước bể cần tập trung cao độ để phân biệt các âm thanh dưới lòng đất.
Video đang HOT
Vị trí ống nước bể, rò rỉ được công nhân đánh dấu.
Công việc đòi hỏi người công nhân phải có kỹ năng chuyên môn, sự tập trung cao độ, cẩn thận và quan sát tốt. Bên cạnh đó, đặc thù công việc dành cho nam vì nghề này chỉ có thể làm vào đêm khuya, thanh vắng, khi đó người công nhân mới có thể lắng nghe được rõ nhất tiếng nước chảy dưới lòng đất để xác định vị trí ống nước bể.
“Tìm thấy ống nước bể là vui”
Chính vì đặc thù công việc chỉ có thể làm vào ban đêm nên những người công nhân này phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm với công việc dò tìm ống nước bể, cho hay ông bén duyên với nghề do yêu thích công việc này. Từ đó, ông bắt đầu đi học rồi làm nghề.
Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm.
Đối với ông Gất, nghề nào cũng vậy, cũng có sướng, có khổ riêng. Suốt 27 năm làm nghề với ông là vô vàn câu chuyện dở khóc, dở cười.
“Giữa đêm khuya cầm máy rảo bước trong hẻm hóc, ngỏ ngách nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của chủ nhà, người đi đường xung quanh. Có khi người ta nghĩ mình là ăn trộm. Có khi gặp người say xỉn người ta kiếm chuyện. Có khi chó sủa, chó rượt, cũng có khi gặp xe cộ chạy ẩu vì ban đêm đường vắng”- ông Gất nói.
Bên cạnh đó, ông Gất cho biết, việc đeo máy dò ống nước bể có phần khó chịu, máy gây ù tai vì phải nghe đồng thời nhiều tạp âm dưới lòng đất. Ngoài ra, người công nhân đeo máy dò tìm ống nước bể phải có kỹ năng để phân biệt đâu là tiếng ống nước bể, ống nước rò rỉ, đâu là tiếng đường ống nước thải của máy lạnh.
Việc đeo máy dò ống nước bể gây ù tai vì người công nhân phải nghe nhiều tạp âm dưới lòng đất.
Anh Trần Đăng Khoa (sinh năm 1997) là người có tuổi đời lẫn tuổi nghề nhỏ nhất trong nhóm. Anh Khoa bén duyên với nghề vì nối nghiệp gia đình và cũng vì đam mê đặc biệt với công việc này.
Anh Trần Đăng Khoa, người có tuổi đời lẫn tuổi nghề khá nhỏ.
Chia sẻ về kỉ niệm đặc với nghề, anh Khoa cho biết: “Trong 2 năm làm nghề, tôi đặc biệt nhớ lần đi kiểm tra ống nước cho nhà dân, vô tình bị chó của chủ nhà lao ra cắn, phải đi tiêm ngừa và may hết 4 mũi”.
Tuy phải đối mặt với nhiều nguy hiểm cũng như khó khăn là vậy, nhưng đối với anh Khoa, việc tìm ra được vị trí ống nước bể, giảm thất thoát nước sạch cho TP là một việc làm ý nghĩa, giúp xua tan mệt mỏi.
Chàng trai bán bánh mì trở thành shipper đặc biệt, hàng ngày kết nối yêu thương
Bỏ làm công nhân, chàng trai bán bánh mì trở thành shipper đặc biệt khi ngày ngày tự tay chuẩn bị hàng nghìn suất ăn theo yêu cầu rồi chở đến phát tặng những người khó khăn.
Công việc thiện nguyện đặc biệt
Đầu giờ chiều, Trần Văn Toàn (SN 1997, TP. Đà Nẵng) tất bật chuẩn bị gần 100 ổ bánh mì thịt. Đây là những suất ăn do một mạnh thường quân đặt hàng với Toàn.
Số lượng suất ăn lớn, Toàn tất tả đến gần cuối ngày mới xong. Sau khi hoàn tất, nam thanh niên đưa bánh mì vào các thùng chứa đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, Toàn không chở số bánh mì này đến giao cho khách.
Thay vào đó, anh đem chúng đến bệnh viện để phát tặng cho các bệnh nhân khó khăn theo yêu cầu của vị khách đã đặt hàng với mình.
Toàn đã thực hiện công việc chuẩn bị thức ăn, đem phát tặng người nghèo thay cho các mạnh thường quân từ nhiều tháng trước.
Trần Văn Toàn chuẩn bị nguyên liệu cho những ổ bánh mì do khách đặt để phát tặng người nghèo
Công việc thiện nguyện đặc biệt này đến với Toàn một cách tình cờ. Trước đó, Toàn là công nhân. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do kinh tế khó khăn, công việc của anh không ổn định.
Sau nhiều đắn đo, Toàn quyết định nghỉ việc. Anh đi bán bánh mì mưu sinh, giúp đỡ gia đình. Từng có thời gian làm đầu bếp, có kinh nghiệm chọn nguyên liệu, bánh mì của Toàn được thực khách đón nhận.
Để món ăn của mình tiếp cận được với nhiều thực khách hơn, Toàn thường quay video đăng lên mạng xã hội TikTok. Thật bất ngờ, một số clip ngắn của anh đạt gần 7 triệu lượt xem.
Việc này giúp anh có nhiều khách hơn. Một lần, Toàn được người phụ nữ đặt chế biến 100 ổ bánh mì để gửi đến bệnh nhân, người nghèo. Tuy nhiên, người này ở xa, không thể trực tiếp đem bánh mì đi phát.
Tin tưởng Toàn, người này ngỏ ý, nhờ Toàn đem số bánh mì trên đi phát tặng người nghèo giúp mình. Cảm động trước tấm lòng của vị khách hàng, Toàn đồng ý chở bánh mì đi phát tặng mà không tính thêm bất cứ chi phí gì.
Ads (0:00)
Sau khi chuẩn bị xong, bánh mì được bỏ vào thùng hợp vệ sinh
Anh tự tay chuẩn bị 100 ổ bánh mì thật ngon, đảm bảo chất lượng rồi chở đi phát tặng người khó khăn, bệnh nhân nghèo. Trong lúc phát thức ăn, anh quay clip lại để đăng lên TikTok, "báo cáo" vị khách hàng đã tin tưởng mình.
Sau khi clip trên được đăng tải, Toàn được rất nhiều người đặt bánh mì. Họ cũng tin tưởng, nhờ anh đem số bánh mình đặt phát cho người khó khăn, bệnh nhân nghèo. Từ đó, Toàn được mọi người gọi vui là anh shipper đặc biệt.
"Thấy ai đó vui là tôi rất hạnh phúc"
Hiện nay, số lượng người đặt Toàn làm các suất ăn rồi nhờ anh đem đi phát cho người khó khăn mỗi lúc một nhiều. Mỗi ngày, Toàn đều được mạnh thường quân đặt hàng chế biến hàng nghìn suất ăn.
Tuy nhiên, do không đủ nhân lực, Toàn chỉ có thể chế biến được từ 600-800 suất ăn/ngày. Tùy theo yêu cầu của mạnh thường quân, Toàn sẽ chế biến các món ăn khác nhau như bánh mì, phở, bánh canh, cơm...
Toàn thay mặt cho mạnh thường quân, đem số suất ăn này đến phát tặng bệnh nhân nghèo...
Toàn chia sẻ: "Trước đây, tôi từng đứng bếp 3 năm nên có kinh nghiệm nấu ăn. Các món ăn theo đơn đặt hàng của mạnh thường quân đều được tôi tự tay lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến.
Đây là tiền bạc, tấm lòng của mạnh thường quân và cũng là uy tín của bản thân nên tôi luôn cố gắng chế biến các suất ăn thật tốt. Dù mỗi suất chỉ từ 15.000-20.000 đồng nhưng tôi luôn đảm bảo chúng chất lượng, hợp vệ sinh".
Trước đây, Toàn thường dùng xe máy chở các suất ăn đi phát tặng người cần. Tuy nhiên, vì số lượng suất ăn khá lớn nên hiện nay, Toàn được một người hảo tâm khác hỗ trợ xe tải để vận chuyển các suất ăn miễn phí.
Mỗi cuối ngày, Toàn và người này dùng xe tải chở các thùng chứa suất ăn nóng hổi đến phát tặng người khó khăn trong bệnh viện, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần... tại Đà Nẵng.
Trước và sau khi phát các suất ăn, Toàn đều quay clip lại để phản hồi cho người đã đặt hàng, nhờ mình gửi tặng cho người nghèo. Trên các video này, anh ghi rõ số lượng suất ăn, tên người đặt mình chế biến.
Ngoài bệnh nhân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Toàn còn thay mặt mạnh thường quân phát tặng các suất ăn cho người già neo đơn
Toàn vốn là người có niềm đam mê với các hoạt động thiện nguyện. Năm 17 tuổi, Toàn tham gia một nhóm thiện nguyện chuyên hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn.
Anh duy trì công việc này cho đến khi nghỉ làm công nhân, đi bán bánh mì. Toàn tâm sự: "Tôi có một niềm vui rất lạ là khi giúp đỡ được ai đó, thấy ai đó vui là tôi rất hạnh phúc. Đó là cảm xúc, niềm vui khó diễn tả bằng lời.
Tuy nhiên, khi bán bánh mì, tôi không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện của nhóm nữa. Nay, tôi có duyên với việc kết nối giữa mạnh thường quân và người khó khăn nên rất vui.
Dù mưa bão hay nắng cháy, khi có mạnh thường quân đặt suất ăn, tôi đều cố gắng chế biến và thay mặt họ chuyển đến cho người khó khăn. Chừng nào còn người đặt suất ăn, nhờ đi phát, tôi còn cố gắng thực hiện".
Khi công nhân Bình Dương hóa thân thành 'hiệp sĩ hút đinh' Thời gian gần đây, ở Bình Dương 'đinh tặc' tái hoạt động trên một số tuyến đường gây mất an toàn cho người dân lưu thông. Cũng từ đó, hình ảnh những 'hiệp sĩ hút đinh' là công nhân với chiếc xe tự chế cũng bắt đầu xuất hiện. Không chỉ hút đinh, những công nhân này còn hỗ trợ vá xe miễn...