1 ca luyện thi lớp 10 cấp tốc 500.000 đồng để học cùng… Tiến sĩ
Mỗi ca học chỉ từ 90 đến 120 phút nhưng mức phí lên tới 500 nghìn đồng. Học sinh có thể yêu cầu giáo viên là Tiến sĩ trực tiếp dạy nếu muốn.
Chưa đầy 2 tháng nữa các học sinh sẽ bước vào kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là thời điểm căng thẳng nhất của học sinh lớp 9 ở 2 thành phố lớn. Nắm bắt được nhu cầu này của “thượng đế”, các trung tâm luyện thi tăng cường thêm nhiều “chiêu” để đón lấy số lượng học sinh đang có nhu cầu ôn luyện cấp tốc khá đông đảo này.
Trong vai một phụ huynh đang có nhu cầu tìm lò luyện thi cấp tốc cho con học tại Hà Nội khi đã bước vào thời điểm sát nút của ngày thi, phóng viên đã có quá trình tìm hiểu và ghi nhận về sự sôi động của các cơ sở này khi “vào mùa” ôn luyện.
Dễ dàng nhận thấy, sự sôi động này được thể hiện khá rõ trên các trên các trang mạng xã hội. Khác với thời điểm 2-3 tháng trước, khi nhu cầu của phụ huynh muốn tìm chỗ ôn luyện cấp tốc cho con chưa nhiều, thì giờ đây các trung tâm cũng đang tận dụng hết các thế mạnh của các trang mạng xã hội để hút thí sinh.
Cận cảnh một lớp luyện thi cấp tốc cho học sinh thi vào lớp 10 và bảng giá một ca học lên tới 500 nghìn đồng . Ảnh: Trung Dũng
Ngoài những hình ảnh về lớp ôn luyện đông đúc thì bảng giá có sức cạnh tranh và những dòng quảng cáo “có cánh” cũng được các cơ sở này khéo léo tận dụng để đăng lên trên các trang facebook hoặc các diễn đàn học tập. Việc này được cho là nhằm cạnh tranh cùng đối thủ khác, khi mà số lượng các lò luyện thi trên địa bàn Hà Nội ngày càng mở ra nhiều hơn.
Giá cả hiện tại mà các trung tâm này chào mời dao động vào khoảng từ 150 nghìn đến khoảng 500 nghìn cho một ca ôn luyện với thời lượng từ 90 đến 120 phút. Nhiều cơ sở cũng không quên quảng cáo, trong lò luyện của mình có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về giáo viên, kể cả là Tiến sĩ hoặc giáo viên giảng dạy trong các trường Chuyên trong thành phố họ đều có thể đáp ứng.
Video đang HOT
Về thời gian các lớp này hoạt động, hầu như cũng được khép kín hết các ngày trong tuần, thời điểm từ 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm được coi là “giờ vàng” ở các trung tâm luyện thi. Còn riêng hai ngày cuối tuần khi các học sinh không phải tham gia học chính khóa ở trường thì hầu như cơ sở nào cũng khéo léo bố trí các lớp học kín lịch. Vì thế, khoảng thời gian sau 9h tối trước cửa các trung tâm luyện thi này, cảnh tượng dễ thấy là nườm nượp các ông bố bà mẹ xếp hàng để đón con mình về.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết địa điểm đóng chân của các cơ sở luyện thi này chủ yếu là các nhà dân nằm trong khu trung tâm của thành phố được thuê lại. Để tận dụng hết công suất, các lớp luyện ôn sẽ được chia nhỏ và được bố trí ở các khoảng trống nào có thể nhét được bàn ghế vào, thậm chí là cả dưới chân cầu thang.
Trong quá trình tiếp cận các lò luyện thi ở Hà Nội chúng tôi cũng đã ghi nhận được rằng, những địa điểm được đánh dấu trên các trang quảng cáo chỉ là một phần, còn những lớp luyện quy mô nhỏ với vai trò vệ tinh thì nhiều vô kể. Những nhóm lớp nhỏ lẻ này được rải khắp ở các khu gần đó để tiện cho việc hoán đổi giáo viên giữa các lớp với nhau nếu học sinh và phụ huynh yêu cầu.
Căn bản là ông chủ của các lò luyện phải đàm phán tốt với các chủ nhà nếu nhà đó vẫn còn phòng trống và chủ nhà đồng ý cho thuê lại để làm địa điểm ôn thi. Các lớp vệ tinh sẽ đảm nhiệm vai trò là lớp chất lượng cao với đơn giá 1 ca học lên tới 500 nghìn đồng vì yên tĩnh và diện tích nhỏ, chỉ có thể bố trí được phòng học 1 thầy 1 trò theo đúng yêu cầu.
Sau khi liên hệ được với một người làm đầu mối tư vấn và bố trí các lớp luyện ôn, chúng tôi được giới thiệu đến một cơ sở trong một con ngõ ở phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội. Trong căn nhà 3 tầng được lấp đầy hết các khoảng trống là rất nhiều bàn ghế phục vụ cho việc học tập. Tùy vào khoảng trống trong nhà mà các nhóm lớp ở đây sẽ được bố trí khoảng 4 đến 10 bộ bàn ghế, tối đa có phòng có thể chứa khoảng 30 học sinh. Khoảng 9 giờ tối, các lớp học trên tầng vẫn đóng cửa kín, các giáo viên và học sinh vẫn còn vật lộn với con chữ, dưới tầng 1 học sinh và phụ huynh ra vào tự do, cười nói râm ran.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, liệu việc học tập trung và ồn ào như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng học tập hay không khi mà chỉ còn một thời gian ngắn nữa là các em bắt đầu vào kỳ thi vào lớp 10 chính thức, người này cho biết: “Ở trung tâm của em các phụ huynh hoàn toàn yên tâm về vấn đề ôn luyện của các bạn. Kể cả với những trường hợp ôn thi ngắn hạn thì chúng em cũng có những phương pháp hợp lý để xử lý. Khi đã tìm đến các trung tâm ôn luyện là các em đã phải có ý thức tự học rồi. Cho dù ở một nơi yên tĩnh nhưng tâm lý các em không tập trung thì cũng không thể nạp được tý kiến thức nào vào đầu.
Gần 9 giờ tối, hàng dài phụ huynh vẫn xếp hàng chờ đón con trước cửa một trung tâm ôn luyện cấp tốc. Ảnh: Trung Dũng
Đặc thù của trung tâm là sẽ bằng mọi cách lấp đầy những lỗ hổng kiến thức mà các học sinh đang thiếu hụt. Chắc chắn là những bạn bắt đầu ôn thi từ thời điểm này thì độ sâu của kiến thức mà các em có được sẽ không bì được với những bạn đã đi học từ hồi đầu năm, nhưng đổi lại, việc ôn luyện cấp tốc và sát với thời điểm thi vào lớp 10 nó sẽ đảm bảo hơn cho việc các em không bị trôi những kiến thức cần thiết”.
Và để chốt lại phương án hữu hiệu với phóng viên khi đề cập đến chuyện lựa chọn gói học phù hợp vào thời điểm hiện tại, người này không quên nhắc đến gói ôn luyện chất lượng cao 1 thầy 1 trò, trong vòng 90 phút/ca với chi phí khá “chát”, khoảng 500 nghìn đồng/ca.
Người này cũng không quên nhắc thêm, với lớp chất lượng cao các học sinh sẽ được bố trí tách ra học cùng giáo viên ở địa điểm khác gần đó để đảm bảo yên tĩnh. Nếu đồng ý, phụ huynh có thể cho con tham gia học làm quen những ngày đầu bằng việc đóng học phí theo từng ca. Khi đã quen với giáo viên và tiếp nhận kiến thức tốt thì buộc các học sinh phải đóng trước học phí 1 tháng.
Khi chúng tôi hỏi về việc, với khoản chi phí cao như vậy thì liệu kiến thức các em nhận lại có tương xứng với số tiền bỏ ra hay không và trong gói này quyền lợi các em được hưởng là gì, người này khẳng định : “Phương châm của trung tâm là sẽ lấy học sinh là trung tâm, trong quá trình học nếu giáo viên nào không đem lại chất lượng và hứng thú với học viên thì hoàn toàn học sinh đó cũng có thể yêu cầu đổi sang giáo viên khác. Thậm chí nếu các em muốn yêu cầu giáo viên có bằng Tiến sĩ hoặc giáo viên từ trường Chuyên trực tiếp giảng dạy chúng tôi cũng đều có thể đáp ứng”.
Nữ sinh Mỹ lấy bằng tiến sĩ năm 17 tuổi
Kimberly Strable, đến từ Mỹ, trở thành người trẻ nhất trên thế giới lấy bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh khi mới 17 tuổi.
Ngày 18/3, Kimberly Strable xuất sắc hoàn thành buổi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Liên lục địa California (Mỹ). Đề tài nghiên cứu của cô tập trung vào nghiên cứu lãnh đạo toàn cầu.
Qua đó, cô trở thành tiến sĩ trẻ nhất tại Mỹ, đồng thời là người trẻ nhất thế giới có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh, tiến sĩ trẻ thứ 3 thế giới.
Kimberly Strable là nữ sinh trẻ nhất trong lịch sử có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh. Ảnh: MSN .
Thành tích xuất sắc của nữ sinh được ngoại trưởng bang Montana, bà Christi Jacobson đăng bài chúc mừng trên mạng xã hội. "Tiến sĩ Kimberly Strable 17 tuổi đã đạt được chiến thắng tuyệt vời. Chúc mừng em vì những khó khăn thời gian qua đã được đền đáp", bà khen ngợi.
Kimberly chia sẻ với KRTV , sau khi vượt qua hành trình bảo vệ luận án, cô cảm thấy nhẹ nhõm và tự hào. Nữ sinh vui mừng khi chính thức trở thành tiến sĩ.
Được biết, Kimberly không phải là người duy nhất trong nhà sở hữu các tấm bằng khi còn trẻ. Chị gái lấy bằng thạc sĩ sau khi tròn 18 tuổi, các em của nữ sinh cũng có kế hoạch lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ sớm.
Ông Greg Strable, cha của nữ sinh, cho biết gia đình luôn tạo điều kiện để cô theo đuổi việc học và sẵn sàng hỗ trợ vào những thời điểm nhất định.
"Chúng tôi không ép, chỉ khuyến khích các con. Khi các con đã sẵn sàng, chúng tôi sẵn sàng cùng con khám phá", ông nói.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ, Kimberly sẽ tiếp tục theo đuổi việc học. Sắp tới, cô sẽ theo đuổi ngành Quản lý điều hành cấp cao, đồng thời tham gia vào cuộc chiến tư pháp để đòi công bằng cho những người bị đối xử bất công vì tuổi tác.
Thầy dạy Toán đại học cũng "bó tay" với bài tập của cô con gái học lớp 3, bạn làm được không? Tuy là một thầy giáo dạy Toán ở trường đại học, lại còn là Tiến sĩ, nhưng ông bố này cũng không biết làm sao để giải thích một bài tập cho cô con gái 7 tuổi của mình, nên đã đăng bài tập đó lên mạng. Cư dân mạng nói bài Toán này đúng là một "thách thức". Không phải cứ người...