1 bức ảnh của cô gái thu nhập chưa đến 10 triệu khiến ai cũng nể
Dù chưa tốt nghiệp Đại học, nhưng năm nay đã là cái Tết thứ 3, Ngọc Bình có thể biếu bố mẹ 10 triệu tiêu Tết.
“Năm nay biếu Tết bố mẹ bao nhiêu?” tưởng chừng chỉ là câu chuyện, là nỗi bận tâm của những người đã đi làm, bởi chúng ta thường nghĩ người đi làm mới có thể tự chủ tài chính, chứ sinh viên học sinh, còn đang phải nhận tiền chu cấp của phụ huynh hàng tháng, thì lấy đâu ra tiền mà biếu bố mẹ tiêu Tết.
Đương nhiên, suy nghĩ ấy có thể đúng với phần lớn mọi người, nhưng với Ngọc Bình – Cô bạn sinh năm 2002, hiện đang là sinh viên Y5, thì khác.
Từ năm 2 Đại học đã không phải xin tiền bố mẹ, Tết còn biếu bố mẹ thêm 10 triệu
Dù học Y, kiến thức rất nặng, lịch thi lẫn lịch trực cứ chồng chéo triền miên, nhưng Ngọc Bình cho biết cô vẫn sắp xếp được thời gian để đi làm thêm, vừa là để kiếm được tiền, vừa là để trau dồi kiến thức chuyên môn.
Ảnh minh họa
Hiện tại, Ngọc Bình đang là trợ lý chuyên môn cho 1 người thầy là Bác sĩ, Tiến sĩ, đồng thời, cô bạn còn là gia sư môn Hóa cho 1 em học sinh lớp 10.
“Ngày xưa mình học chuyên Hóa, nên việc đi dạy gia sư cũng không tốn của mình nhiều thời gian soạn bài. Không biết các bạn sinh viên học các chuyên ngành khác thì sao, chứ sinh viên Y tụi mình, nếu đã tìm được thầy để theo học và làm, thì gần như áp lực thi cử có nặng cỡ nào, chúng mình cũng không bỏ việc làm trợ lý cho các thầy. Lương chỉ là một phần thôi, quan trọng hơn là các thầy sẽ dạy và hướng dẫn cho mình thêm những kiến thức mà trong trường chưa dạy”.
Ngọc Bình chia sẻ và tiết lộ tiền hàng tháng, cô kiếm được 9,6 triệu đồng từ việc làm trợ lý chuyên môn cho thầy và đi dạy gia sư.
Từ hồi còn là sinh viên năm 2, Ngọc Bình đã không phải xin tiền bố mẹ hàng tháng để trang trải chi tiêu, cuộc sống ở Hà Nội. Bố mẹ chỉ hỗ trợ cô tiền học phí. Các chi phí còn lại, Ngọc Bình đều tự chi hết.
Cô bạn cho biết: “Hồi năm 2, mình chưa đi làm cho thầy, chủ yếu đi gia sư, dạy 3 học sinh 1 lúc nên cũng kiếm được khoảng 5-6 triệu/tháng. Từ năm 3, mình mới đi làm cho thầy nên thu nhập mới tăng, trước đó chỉ đủ tiêu thôi chứ không có dư.
Trung bình 1 tháng mình sẽ tiết kiệm được ít nhất 2,4 triệu đồng. Tháng nào không có việc phát sinh và không mua sắm nhiều thì mình có thể tiết kiệm được 3 – 3,2 triệu đồng. Với thi thoảng bố mẹ cũng bắn cho mình ít tiền, cỡ 800k – 1 triệu để tiêu vặt, nhưng mình cũng chẳng tiêu mấy nên đến Tết là mình đều biếu bố mẹ 10 triệu “.
Thu nhập cũng như các khoản chi tiêu, tiết kiệm của Ngọc Bình trong 1 tháng
Video đang HOT
Bức ảnh chụp lại các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của Ngọc Bình khiến ai cũng nể.
Trung bình 1 ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng, bận đến mức… không có thời gian tiêu tiền nên tự nhiên lại tiết kiệm được
Đang đi học mà đã “bận đến mức không có thời gian tiêu tiền”, chuyện nghe chừng có vẻ lạ lùng này, lại là tình trạng chung của các bạn sinh viên trường Y.
“Ngoài việc đi học trên trường, đến năm 4 là chúng mình phải đi trực và đi lâm sàng rồi, lịch thi cũng dày hơn nên nếu đi làm thêm nữa, thì thực sự là không có thời gian rảnh để mà ăn chơi tiêu tiền luôn ấy. Mình nghĩ là ai học Y cũng quen với cảnh này thôi, sinh viên Y mà, ngày ngủ 4-5 tiếng là chuyện bình thường” – Ngọc Bình vừa cười vừa kể.
Cô cũng thừa nhận bản thân đi làm để kiếm được tiền và trau dồi kiến thức, nhưng việc tiết kiệm được tiền thì là do “hoàn cảnh đẩy đưa”, chứ ban đầu, Ngọc Bình chỉ đặt ra mục tiêu kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống sinh viên, hoàn toàn không nghĩ tới việc tiết kiệm được tiền.
Ảnh minh họa
Dù không quá nghiêm túc với việc tiết kiệm được tiền, nhưng Ngọc Bình vẫn luôn tự nhắc nhở bản thân không được chi tiêu quá đà, và để làm được điều đó, cô luôn tuân thủ 2 nguyên tắc sau.
1 – Đi thư viện thay vì cà phê học bài
“Thư viện trường mình cho sinh viên vào ngồi học miễn phí, không mất tiền nên chúng mình hay rủ nhau ra thư viện học bài, vừa đỡ tốn kém, vừa có không khí tinh thần học tập, chứ ra quán cà phê thì vừa tốn tiền, vừa dễ mất tập trung”.
2 – Rủ bạn cùng phòng cùng ăn ngoài, cùng dùng chung đồ skincare
“Cả 2 đứa mình cùng học Y, cùng đi làm thêm nữa xong lại còn ôn thi, nên chẳng còn thời gian tự nấu cơm. Chúng mình rủ nhau cùng đặt đồ ăn về nhà, rồi cùng ăn và cùng chia tiền. Hôm nào đi trực thì rủ bạn trực cùng đặt đồ ăn, tính ra cũng không tốn kém hơn tự nấu là mấy, mà còn tiết kiệm được thời gian đi chợ, nấu nướng dọn dẹp.
Ngoài ra chúng mình cũng rủ nhau mua chung đồ skincare, và chỉ dùng đồ bình dân thôi cho đỡ tốn kém. Nói chung là chung được cái gì, chúng mình đều dùng chung hết cho đỡ tốn tiền”.
Mỗi tháng kiếm 15 triệu, bức ảnh chụp màn hình tiết lộ 1 điều khiến ai đi làm cũng nể
Với 15 triệu, cô gái 27 tuổi này vừa trang trải cuộc sống, vừa nuôi em học Đại học, mà vẫn dư tiền tiết kiệm!
Câu chuyện của cô gái 27 tuổi này chính là minh chứng cho câu nói "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", khiến bất cứ ai lướt qua cũng nể đôi phần, rồi nhận ra: "Lương thấp nên chưa tiết kiệm được" muôn đời vẫn chỉ là một lời ngụy biện, không hơn.
Tháng kiếm 15 triệu, nuôi em học Đại học, vẫn tiết kiệm được hơn 1 triệu
Trong bài đăng của mình, cô gái bày tỏ nỗi băn khoăn về việc không tiết kiệm được nhiều, vì hiện tại đang phải thuê nhà ở thành phố, đồng thời nuôi em học Đại học 100%. Sau đó, cô liệt kê các khoản chi hàng tháng, với mong muốn nhận được sự góp ý, lời khuyên của mọi người, để có thể tiết kiệm được nhiều hơn mỗi tháng.
Nguyên văn chia sẻ của cô gái 27 tuổi
Ảnh chụp màn hình các khoản chi cố định trong tháng của cô
Các khoản chi hàng tháng của cô gái 27 tuổi này có thể tóm tắt như sau:
- Tiền thuê nhà, điện, nước, phí dịch vụ: 4,3 triệu đồng
- Tiền dành cho em gái (tiền cho em tiêu vặt, tiền để dành đóng học phí): 4 triệu đồng
- Tiền ăn uống: 2 triệu đồng
- Tiền trả góp xe máy: 2,7 triệu đồng
- Xăng xe: 300.000đ
- Phát sinh, hiếu hỷ: 500.000đ
Với mức thu nhập trung bình 15 triệu/tháng và cách chi tiêu như trên, hàng tháng, cô vẫn dư khoảng 1,2 triệu đồng để tiết kiệm.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người khen ngợi cô vì cách chi tiêu quá khéo. Đồng thời, mọi người cũng cho rằng tiền ăn của 2 chị em đang hơi ít, khoản nên cắt giảm chính là tiền cho em tiêu vặt hàng tháng (2 triệu đồng) và tiền thuê nhà.
Nhiều người khuyên cô nên cắt khoản tiền 2 triệu cho em tiêu vặt hàng tháng, vì dù sao em cũng là sinh viên năm 2, cũng có thể đi làm thêm kiếm ít tiền được rồi
Học được gì từ chia sẻ của cô gái này?
15 triệu là mức ngân sách cũng khá vừa đủ cho một người độc thân, đương nhiên, nếu họ biết tiết chế việc chi tiêu, mua sắm. Tuy nhiên, cũng không ít người dù chưa lập gia đình, không có áp lực phải chăm lo cho ai ngoài chính bản thân, nhưng cầm 15 triệu, thậm chí 18-20 triệu/tháng, vẫn thấy chẳng đủ sống.
Đó chính là thực tế khiến không ít người phải nể phục cô bạn 27 tuổi này. Với 15 triệu đồng, cô không những tự lo được cho bản thân, mà còn mua được xe máy với hình thức trả góp, đồng thời nuôi em gái học Đại học.
1 - Không đợi lương cao mới tiết kiệm
Không có để nhận ra trong các khoản chi hàng tháng, gần như chẳng có khoản cố định nào mà cô dành ra để phục vụ việc mua sắm. Cũng nhờ thế mà tới cuối tháng, cô mới có dư 1,2 triệu đồng để tiết kiệm.
Nói cách khác, cô không nuông chiều bản thân quá mức, cũng không đợi tới khi lương cao mới tiết kiệm. Trên thực tế, ranh giới giữa "Đợi lương cao rồi tiết kiệm" và "Không bao giờ tiết kiệm" là rất mong manh.
Lương bao nhiêu là cao? - Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.
Ảnh minh họa
Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Lương chưa cao thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm, rồi sau đó mới bàn tới con số.
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên "tiêu bù" và chẳng thèm tiết kiệm nữa.
2 - Biết dự trù cho những khoản chi bắt buộc trong tương lai
Trong các khoản chi mà cô gái này dùng để lo cho em, có lẽ, khoản tiền học phí là lớn nhất. Thông thường, các trường Đại học sẽ thu học phí theo từng đợt hoặc từng kỳ học, thường sẽ là 1-2 lần đóng/năm.
Với trường hợp của cô gái này, 24 triệu đồng là khoản tiền cô phải chuẩn bị để đóng học phí cho em trong 1 năm. Và cách cô làm chính là mỗi tháng dành ra 2 triệu đồng. Đây là tư duy rất đáng học hỏi.
Nếu có những dự định cần dùng tới tiền, việc trích một phần thu nhập hàng tháng, để dành cho việc thực hiện những mục tiêu ấy sẽ giảm bớt áp lực tài chính, đồng thời, hạn chế tối đa tình trạng vay mượn, thành ra nợ nần.
4 năm khởi nghiệp, chàng CEO 8x kiếm hơn 1.000 tỷ đồng: 'Ngoài 8 tiếng làm chính, tôi còn ở lại công ty làm thêm 7-8 tiếng nữa!' "Người khác tăng ca tới 1,2 giờ sáng nhưng tôi về cơ bản tới 4,5 giờ chiều đã hoàn thành xong hết công việc của mình. Nhưng ngày nào tôi cũng chỉ về vào lúc 2 giờ sáng. Khoảng thời gian 7,8 tiếng còn lại tôi đều ở công ty, học thứ mình muốn học, làm việc mình muốn làm", vị CEO trẻ...