Zrúa – món ngon của đồng bào Cơtu
Cuộc sống hôm nay mặc dù có nhiều thay đổi, thế nhưng người dân tộc Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng của mình qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc và ẩm thực.
Ẩm thực truyền thống của đồng bào Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như các món nướng, lam, xông khói…và trong đó không thể không kể đến món zrúa.
Zrúa – còn gọi là thịt heo muối chua.
Zrúa còn gọi là thịt heo muối chua – là một trong những món ăn truyền thống của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Theo người dân ở thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam), người Cơ Tu sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn có một nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Họ biết làm nhiều món truyền thống để ăn trong gia đình, đãi họ hàng, khách quý… trong đó có món zrúa.
Món thịt heo muối chua của người Cơ Tu được chế biến khá đơn giản, từ những gia vị có sẵn trong vườn nhà như quế, tiêu rừng (amất), riềng núi (prí), cơm hoặc thính bắp và muối. Các loại gia vị này sau khi hái xuống được phơi khô, giã nhỏ. Thịt heo ướp với muối, tiêu, ớt, riềng rồi cho vào hũ lớn hoặc thân ống nứa. Cứ một lớp thịt rải một lớp cơm tẻ gác trên giàn bếp từ 7 đến 10 ngày… Với zrúa để trong hũ thì ủ kín rồi gác trên giàn bếp từ 7 đến 10 ngày. Còn đối với zrúa để trong ống nứa thì đậy kỹ bằng lá chuối, vùi vào một lớp tro dày khoảng 1 ngày rồi đem ra để nơi thoáng mát.
Video đang HOT
Sau khi ủ, món thịt heo muối chua này sẽ có phần thịt màu hồng rất đẹp. Có thể ăn ngay hoặc nướng, nấu canh, hấp… kèm với các loại rau rừng, tùy theo sở thích. Món zrúa đặc trưng bởi vị cay của ớt và riềng, vị thơm của quế, đặc biệt là vị chua nhẹ của thịt heo lên men lẫn vị mặn của muối, rất kích thích vị giác. Có một điều rất ngạc nhiên là tuy thịt để lâu ngày nhưng khi bày ra đĩa ăn thịt không mất màu, mùi vị rất tươi ngon. Có lẽ đây chính là sự tinh tế, khéo léo trong cách chế biến ẩm thực của bà con người Cơtu.
Không chỉ là một món ăn đơn thuần hàng ngày hay để tiếp khách quý nơi xa đến mà theo phong tục của người Cơ Tu, zrúa là món ăn của nhà trai tiếp đãi nhà gái trong dịp cưới hỏi hoặc được ăn trong các dịp lễ tết, hội làng.
Ngoài zrúa, khi đến với các bản làng của đồng bào Cơ Tu, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống, rất độc đáo như: món z’rắ (thịt ống thọc nhuyễn); avị cuốt (bánh sừng trâu): avị hoor (cơm lam); cá niên nướng,… rất ngon và dân dã, mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao trên dãy Trường Sơn. Trong đó, cá niên nướng độc đáo hơn cả. Cá niên là một loại cá nhỏ, có màu trắng bạc. Sau khi đánh bắt, cá được đem rửa sạch, để ráo rồi kẹp vài ba con tươi rói nướng trên bếp than đỏ rực. Luôn tay trở đều từng con cá để chín đều. Những con cá chín vàng, béo ngậy, giòn tan chấm với gia vị là muối và ớt rừng giã nhỏ, nhấm nháp thêm chút rượu men rừng thì như quên cả lối về.
Món gà nướng mặt trời "có một không hai", 20 năm vẫn "cháy hàng"
Món gà nướng truyền thống của Thái Lan đã được một đầu bếp địa phương biến tấu với cách chế biến "có một không hai"... bằng năng lương mặt trời.
Trong"bản đồ du lịch" Thái Lan, ít người nhắc đến Phetchaburi. Thế nhưng với những tín đồ du lịch mê khám phá ẩm thực địa phương thì đây lại là điểm đến thú vị. Tại đây, họ có cơ hội thưởng thức món gà "có một không hai" mang tên... gà nướng mặt trời.
Phetchaburi là một tỉnh nằm cách Bangkok khoảng hai tiếng rưỡi đi xe về phía nam. Đến đây, bạn có thể hỏi người dân địa phương về ông chủ quán hàng rong tên Sila Sutharat - người chuyên cung cấp món gà nướng gai yang được nấu trên ngọn lửa mặt trời suốt hơn 20 năm qua.
Ở tuổi 60 với hơn 20 năm làm gà nướng mặt trời, Sila Sutharat có cực kì nhiều kinh nghiệm. Trước khi đổi sang cách nấu "có một không hai", ông Sutharat cũng giống như hầu hết những đầu bếp khác, đều nướng món gà truyền thống của người Thái bằng lửa than.
Cho đến một ngày nóng nực năm 1997, khi ông đang ngồi ở quầy hàng của mình, thảnh thơi đưa mắt ngắm nhìn xe buýt và các phương tiện khác đi ngang qua, ông chợt nhận ra: một sức nóng khủng khiếp của mặt trời phản chiếu lên mình từ một chiếc xe buýt đi qua. Cũng giây phút đó ông nảy ra ý tưởng nấu nướng mới. Ông đã bắt tay thử nghiệm việc đặt gương ở các vị trí khác nhau sao cho có thể tập trung ánh sáng vào một vị trí.
Sau đó không lâu, ông sáng tạo ra loại lò nướng ngoài trời đặc biệt từ khung sắt lớn và khoảng 1.000 tấm gương nhỏ đặt trên đó, tập trung ánh nắng vào những con gà đã được tẩm ướp cẩn thận. Chính "chiếc bếp mặt trời" đã giúp làm nên món gà gai yang vàng đều, không bị ám đen hay ám khỏi như những miếng thịt nướng trên lửa than khác.
"Chiếc bếp này" có thể tạo ra nhiệt lượng tới 312 độ C, tức là có thể nướng chín một con gà 1,2kg trong vỏn vẹn 12 phút. Thời gian tốt nhất để nướng là 7-10h sáng và 14-17h chiều.
Món gà "ra lò" vàng ruộm, đậm đà, da giòn tan. Chính vì cách làm đặc biệt tạo ra hương vị đặc biệt cho món ăn truyền thống mà quán của ông bán được trên 40 con gà mỗi ngày. Nhiều khách hàng từ tận Bangkok tìm đến mua.
Bà Mali Pansari vợ của ông Sila Sutharat luôn chân luôn tay đóng gói món gà nướng mặt trời.
Ông Sutharat tự hào cho biết: ánh sáng mặt trời hoàn toàn miễn phí, là nguồn đốt bền vững, sạch sẽ không giống như than hay các loại khí đốt khác. Bên cạnh đó, chiếc bếp mặt trời còn mang đến màn trình diễn ẩm thực bắt mắt, thu hút thực khách. "Chúng tôi đã tiết kiệm được khá nhiều tiền chất đốt nhưng số lượng hàng bán được lại tăng gấp nhiều lần", ông cho hay.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp nấu ăn này là ông Sutharat không thể nấu ăn khi mặt trời lặn.
Món ngon với rong biển vừa dễ ăn vừa tăng tuổi thọ Rong biển chứa rất nhiều chất dinh dưỡng làm giảm sự hấp thụ nicotine, giúp độc tố và các chất chuyển hóa nhanh ra khỏi cơ thể. Rong biển là thực phẩm chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đánh giá sự kết hợp của rong biển, tảo bẹ và đậu phụ là một sự...