‘Zoom’ hàng trăm kiệt tác để đời ở Angkor Wat
Những bức tranh vẽ voi, ngựa, hình ảnh phản chiếu được cho là của đền Angkor Wat… là những kiệt tác mới được phát hiện tại viên ngọc quý của Campuchia.
Các chuyên gia Campuchia phát hiện trên 200 bức tranh có niên đại vào thế kỷ 16 ở đền Angkor Wat nổi tiếng.
Nhiều tàu thuyền được vẽ với gam màu đỏ trên các bức tường ở Angkor Wat – viên ngọc quý của đất nước này. Ý nghĩa của màu sắc bức tranh vẫn là một bí ẩn.
Đằng sau hình ảnh con thuyền màu đỏ và khung nền màu xanh trông giống như con thuyền đang di chuyển trên mặt nước.
Đây là một trong số những bức tranh vẽ loài voi được các chuyên gia mới phát hiện tại ngôi đền Angkor Wat. Voi cũng như ngựa là động vật phổ biến nhất thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm hội họa của đất nước Chùa Tháp. Bên cạnh đó, các động vật khác như sư tử, khỉ.. cũng xuất hiện trong một số bức tranh khác.
Các nhà nghiên cứu đã gọi sinh vật trong bức ảnh này là một “zoomorph” có nghĩa là một sinh vật thần thoại có hình hài của động vật. Các chuyên gia nhận định những bức tranh mới được phát hiện có thể được vẽ trong thời gian vua Ang Chan cầm quyền từ năm 1528 – 1566.
Video đang HOT
Giới chuyên gia hoài nghi những hình vẽ này có thể là một bản phác thảo sơ bộ Aspara – điệu múa của tiên nữ mây và nước. Cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều đề cập đến điệu múa tuyệt đẹp này.
Vua khỉ là một trong những nhân vật thần thoại của Trung Quốc và xuất hiện trong các câu chuyện, điển tích Phật giáo.
Bức tranh này vẽ sự phản chiếu dưới nước của một công trình. Một số chuyên gia cho rằng đó có thể là hình ảnh phản chiếu của đền Angkor Wat. Ngày nay, những tấm bưu thiếp của Campuchia thường xuất hiện hình ảnh di tích quan trọng bậc nhất và được coi là đỉnh cao nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Đường tu hành khổ hạnh nhất thế gian
Trong khi đa phần các tôn giáo tôn thờ sự khiết tịnh, thầy tu khổ hạnh Aghori khẳng định: Con đường ngắn nhất để trở thành thần là dấn thân vào tận cùng sự ô uế, chết chóc.
Họ ép bản thân phải ăn... thịt chết, đồ ôi thiu. Có điều, đằng sau phương pháp tu hành khác biệt này lại là một ý chí chiến đấu ghê gớm.
Bôi tro cốt hỏa táng khắp thân thể
Vớt xác thủy táng
Aghori là một nhóm người tu hành khổ hạnh, bao gồm khoảng 70 thành viên. Họ quy tụ tại "thành phố tang lễ" Varanasi, Ấn Độ. Xét trên tổng dân số trên 1,3 tỷ người của đất nước cà ri, đây là nhóm tôn giáo thiểu số nhất. Toàn bộ Aghori đều là đàn ông độc thân. Họ lừng danh là "thầy tu ăn thịt người".
Không khó để nhận diện một Aghori ở Varanasi. Họ là những người khất thực, ăn mặc lôi thôi, đầu bù tóc rối, đeo đồ trang sức bằng xương người, bôi tro cốt hỏa táng trắng xóa khắp mình mẩy.
Ở Ấn Độ, Varanasi được cho là vùng đất có liên kết với thần hủy diệt Shiva. Người Ấn Độ đều mong, khi "gần đất xa trời" sẽ được mang tới nơi này, đưa tiễn sang thế giới bên kia. Varanasi có rất nhiều điểm tổ chức hỏa táng, thủy táng. Chúng được xây dựng dọc theo bờ sông Hằng.
Hình thức mai táng phổ biến của người Ấn Độ là hỏa táng. Song, trong các trường hợp người chết là trẻ em, phụ nữ mang thai, chưa chồng, thầy tu khổ hạnh, người bệnh phong, tự tử, bị rắn cắn thì bắt buộc phải thủy táng.
Tất nhiên, thi thể thủy táng phải được gói ghém kín kẽ, buộc đá kỹ càng, bảo đảm chìm sâu dưới đáy sông. Chỉ là đôi lúc, người làm công việc thủy táng vẫn mắc sai sót, khiến có xác bị nổi lên. Các Aghori thường hay đi dọc hai bên bờ sông, nếu có cái xác thủy táng nào bị nổi lên là họ lập tức vớt ngay lên bờ.
Tín ngưỡng nhất nguyên
Họ còn được cho là ăn thịt xác chết
Có một điểm chung trong các tín ngưỡng của con người: Thế giới là nhị nguyên. Vạn vật trên thế gian đều tồn tại 2 mặt đối lập. Có trước ắt có sau, có tối ắt có sáng, có ác ắt có thiện... Riêng các thầy tu Aghori lại khăng khăng, không có sự phân biệt nào cả. Không có sạch hay bẩn, ngon hay dở, sống hay chết...
Trong hệ thống đa thần của tín ngưỡng Ấn Độ giáo, Aghori tôn thờ thần Shiva. Họ xem Ngài là vị thần tối cao. Các Aghori tin rằng, bản thân họ đã có một nửa là thần Shiva. Nửa còn lại là phần người vướng víu với trần thế. Để "tu thành chính quả" thì chỉ việc xóa bỏ phần người.
Về mặt lý thuyết, phương pháp "triệt tiêu" phần người của họ tương đối giống với các "điều kiện" tu thân của Phật giáo. Đó là kiêng dục, xa lánh thế sự, từ bỏ lòng tham, nỗi sợ hãi... Nhưng, cách thức thực hiện thì hoàn toàn trái ngược. Thay vì ăn chay, tụng niệm, các Aghori thoải mái uống rượu, chửi thề, ngày ngày chìm trong khói thuốc phiện. Họ khẳng định không hút thuốc phiện vì nghiện, mà hút để thức thần. Tức là để linh hồn rời khỏi cơ thể trần tục, nhập vào thế giới của thần linh.
Thách thức cái chết
Tại Ấn Độ, các tín đồ của thần hủy diệt Shiva được gọi là Shaivism. Muốn bước vào thế giới của Shiva, một Shaivism phải gạt bỏ được nỗi sợ hãi cái chết, thoát khỏi vòng luân hồi, biến thành thế thân của thần.
Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi cái chết? Các Aghori trả lời, hãy đối diện trực tiếp! Họ ngủ nghỉ ngay trong nghĩa trang, nơi tổ chức tang lễ, bốc tro cốt hỏa táng bôi khắp người. Đặc biệt, với cái xác thủy táng vớt được từ sông Hằng.
Cũng có lúc, các Aghori giữ nguyên xác chết để dùng làm đệm ngồi thiền. Ấn Độ vốn là cái nôi của thiền yoga. Đối với thầy tu khổ hạnh Aghori, tĩnh tâm cũng là một trong các phương pháp nhập thần. Vì họ còn bận đối mặt trực diện với cái chết, nên ngồi thiền trên xác chết, quan tài rất được hoan nghênh.
Chữa bệnh bằng... pháp thuật
Thầy tu Aghori còn không ngại các món ôi thiu, dơ bẩn, bao gồm cả phân và nước tiểu. Họ tin rằng, trong ô uế tiềm ẩn ánh sáng giác ngộ. Càng ngập ngụa trong sự bẩn thỉu bao nhiêu, càng sớm tiếp cận ánh sáng giác ngộ bấy nhiêu. Mỗi lần ngửa bát khất thực, bất kể người khác có cho loại thức ăn gì, các Aghori cũng thật dạ cảm ơn và ăn bằng hết.
Những lúc rảnh rỗi, thầy tu Aghori khám chữa bệnh miễn phí cho những ai dám nhờ cậy. Họ cho biết, đã thành công chế thuốc chữa bách bệnh bằng... dầu xác chết. Song, phương pháp chữa bệnh chủ yếu vẫn là dùng... phép thuật. Thầy tu Aghori đặt tay lên người bệnh, niệm chú để hút hết đau đớn của người này vào cơ thể mình. Sau đó, trục xuất hết ra ngoài bằng... ý chí.
Trong lịch sử 150 năm của Aghori, các thế hệ thầy tu khổ hạnh đã cứu giúp được 246.548 người bị bệnh phong. Mặc dù đa phần người Ấn Độ tỏ ra xa lánh và kỳ thị Aghori, họ không cấm đoán thực hành tôn giáo này. Xét cho cùng, các thầy tu Aghori cũng chẳng làm hại gì đến ai. Họ tuyệt đối không bạo lực, giết người, cướp xác. Trừ những xác thủy táng vô tình vớt được trên sông Hằng, Aghori không tự tiện đụng vào bất cứ thi thể nào. Mặc người đời miệt thị, họ chuyên tâm tu hành, nỗ lực chiến đấu với bản thân, vượt lên nỗi sợ hãi cái chết.
Thái Thiên
Theo giaoducthoidai.vn
Cuộc sống kinh hoàng của ngựa và lạc đà Ai Cập Phải chở khách du lịch 20 tiếng một ngày, ăn không đủ no, uống không thỏa khát, những con ngựa và lạc đà tội nghiệp gầy yếu, đau đớn. (Nguồn Bored Panda) Trong ảnh là Kareem, một trong những con ngựa được giải cứu thoát kiếp làm nô lệ cho con người ở Ai Cập. Hiện tại tinh thần và thể chất của...